Tiểu Luận Tìm hiểu tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Tìm hiểu tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử
    Giới thiệu chung

    1. Lý do chọn đề tài
    Khổng Tử và thời đại Khổng Tử đã cách xa chúng ta hàng chục thế kỉ, thế nhưng những giá trị trong học thuyết của ông vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm và nhìn nhận đánh giá lại cho phù hợp. Vấn đề sâu sắc nhất và trường tồn nhất trong học thuyết của ông đó chính là nhân sinh quan.
    Nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử thể hiện bản chất con người, mối quan hệ con người với con người, trong đó những luận điểm về đạo đức, nhân, nghĩa thì thể hiện rõ tính thời đại, thời sự. Về những phương diện nào đó nhân sinh quan của Khổng Tử đã tạo động lực cho sự phát triển văn hóa - xã hội ở những nước phương Đông trong đó có Việt Nam. Có những thời điểm lịch sử tư tưởng Khổng Tử là tư tưởng thống trị ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và một số các nước đồng văn khác. Ngày nay khi nhìn lại lịch sử chúng ta vẫn thấy ở nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử còn có những luận điểm có giá trị thời đại, chẳng hạn như lí tưởng về một xã hội đại đồng, xã hội mà xã hội chủ nghĩa đang vươn tới. Tư tưởng về người đứng đầu nhà nước phải nêu cao tinh thần lấy dân làm gốc. Tư tưởng Khổng Tử cũng đề cập đến một kiểu gia đình hòa thuận, con cái hiếu kính với cha mẹ. Đây là những giá trị sâu sắc mà thế hệ sau nên tiếp thu.
    Tác giả đề tài với tư cách là thế hệ đi sau, với niềm say mê tìm hiểu về tư tưởng Khổng Tử, xin góp phần hệ thống lại những quan điểm nhân sinh quan của Khổng Tử và đưa ra những nhận xét của mình về giá trị và hạn chế về những quan điểm đó. Chúng ta cần phải kế thừa tiếp thu những giá trị tích cực và loại bỏ những yếu tố bảo thủ trong học thuyết đó để làm giàu thêm nền văn hóa Việt Nam.
    Với những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài:“Tìm hiểu tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử ” để nghiên cứu.
    6. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu và phần kết thúc, đề tài gồm 3 chương:
    Chương I: Khổng Tử và triết học Khổng Tử
    1.1. Đôi nét về thân thế và sự nghiệp Khổng Tử
    1.2. Triết học Khổng Tử
    Chương II: Tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử
    2.1. Con người trong quan hệ với trời, mệnh trời và quỷ thần
    2.2. Vấn đề nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử
    2.2.1. Vấn đề đạo đức
    2.2.2. Vấn đề chính trị xã hội
    Chương III: Một số ảnh hưởng của tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử đối với xã hội Việt Nam
    3.1. Khái lược về tư tưởng của Khổng Tử ở Việt Nam
    3.2. Một số ảnh hưởng của tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử đến xã hội Việt Nam
    KẾT LUẬN CHUNG
    Khổng Tử (551-479 trCN) là một con người kiệt xuất của thời đại, xuất thân trong một gia đình cơ hàn, khổ cực thuộc dòng dõi quý tộc.
    Cha của ông là Thúc Lương Ngột, mẹ là Nhan Trưng Tại. Ngay từ khi mới 3 tuổi ông đã mồ côi cha, đến năm 23 tuổi ông mồ côi mẹ.
    Cuộc đời ông đã trải qua bao gian nan cay đắng, mặc dù tới lúc 17 tuổi ông được nổi danh và trọng dụng nhưng đến hết cả cuộc đời mình ông vẫn chưa thực hiện được hoài bão ước mơ của mình là “sửa trị thiên hạ ”.
    Ông qua đời, lúc 73 tuổi. Sống trong thời suy vi, loạn lạc vua không ra vua, tôi không ra tôi, cha không ra cha, con không ra con. Nhưng ông vẫn là một tấm gương nhân luân về một nhân cách con người cao thượng, một bậc trí giả, hiền nhân quân tử. Với học thuyết nho giáo ông đã góp phần to lớn cho sự phát triển nền tư tưởng nhân loại thế giới, thông qua các tác phẩm Tứ Thư, Ngũ Kinh mà ông chỉ thuật lại chứ không sáng tác, ông đã bộc lộ tư tưởng triết học của mình về thế giới quan, nhân sinh quan, các học thuyết chính trị, giáo dục, đạo đức con người . Mặc dù còn mang nhiều yếu tố duy tâm và mâu thuẫn về thế giới quan, nhân sinh quan nhưng ông đã mở ra một cách nhìn nhận mới về con người, xã hội lúc bấy giờ, ông đã lý giải gần giống quan điểm của Marx: “Bản chất con người không phải là cái gì cố hữu, chung chung trừu tượng mà bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Con người sống trong xã hội luôn có sự ràng buộc quan hệ tác động qua lại với nhau, con người của Khổng Tử là con người xã hội, con người cộng đồng, gia đình, con người cần phải có đầy đủ những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp, nhờ vậy mà con người mới trở thành con người có nhân, nhân là nội dung của đạo đức, lễ là hình thức biểu đạt nhân, chính danh là con đường thực hiện điều nhân.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...