Tài liệu Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa pháp luật

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Nền tảng của văn hoá pháp luật theo tư tưởng Hồ Chí Minh
    Hồ Chí Minh viết: “Văn hoá là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.(1) Mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra được hiểu là văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần mà con người đã sáng tạo ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn, cũng như mục đích cuộc sống được biểu hiện ra bằng ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, văn học, nghệ thuật, các phong tục, tập quán, truyền thống, . và những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng.
    Pháp luật là một trong những yếu tố của văn hoá và văn hoá pháp luật là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt mang những giá trị nhân đạo, tích cực, tiến bộ của một nền pháp luật thẩm thấu vào mỗi con người trở thành nhu cầu ứng xử thường trực trong quan hệ xã hội cùng với những thiết chế xã hội nhằm đảm bảo thực hiện các giá trị ấy. Với cách hiểu như trên, văn hoá pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị pháp luật mang bản chất giai cấp công nhân hướng đến cái đúng, cái tốt, cái đẹp một





    cách tích cực và tiến bộ. Hồ Chí Minh viết: “Luật pháp của chúng ta hiện nay là ý chí của giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng”; “Luật pháp của ta hiện nay bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người lao động” và “Luật pháp của ta là luật pháp thực sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng
    rãi cho nhân dân lao động”.(2)
    Văn hoá pháp luật bao gồm những hệ thống pháp luật thành văn được ban hành trong các thời kì lịch sử khác nhau; trình độ hiểu biết về pháp luật; suy nghĩ và thái độ đối với pháp luật; khả năng sử dụng pháp luật trong hành động. Từ người yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản, với khát vọng giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, Hồ Chí Minh đã không ngừng phát triển những tư tưởng pháp luật tiến bộ, cách mạng của giai cấp công nhân. Trung tâm tư tưởng văn hoá pháp luật của Hồ Chí Minh là tư tưởng về độc lập, tự do. Người khẳng định: “Không có gì quý
    hơn độc lập tự do”.(3) Trên cơ sở đó, Người đã
    xác lập mục tiêu và phương hướng đấu tranh của nhân dân nhằm giành lại và bảo đảm các giá trị pháp luật đã được quốc tế thừa nhận: “Quyền thiêng liêng của các dân tộc được thừa nhận, theo những lời cam kết chính thức và trịnh trọng mà các cường quốc đồng minh đã công bố với toàn thế giới trong cuộc đấu tranh của văn minh chống dã man”.(4)


    * Giảng viên chính Khoa lí luận chính trị Trường Đại học Luật Hà Nội



    Mọi nỗ lực của Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hoá pháp luật là nhằm hướng đến việc nâng cao trình độ hiểu biết của con người Việt Nam về pháp luật, về quyền và nghĩa vụ công dân trong dân tộc và cộng đồng quốc tế. Văn hoá pháp luật là sản phẩm của chế độ chính trị, của nền giáo dục và tư chất công dân, cấu thành diện mạo văn hoá xã hội. Theo Hồ Chí Minh, hiểu biết pháp luật, đấu tranh thực hiện pháp luật, tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật phản ánh trình độ văn hoá pháp luật của cá nhân và cộng đồng trong các quan hệ xã hội. Thực hiện quản lí nhà nước và xã hội theo pháp luật, thể chế hoá các quan hệ lao động, giao tiếp, hôn nhân-gia đình và các lĩnh vực sinh sống khác là những định hướng quan trọng của văn hoá pháp luật.
    Trong các tác phẩm từ “Yêu sách tám điểm”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường kách mệnh” đến “Tuyên ngôn độc lập” và “Di chúc”, Hồ Chí Minh luôn phấn đấu không mệt mỏi cho việc xây dựng văn hoá pháp luật của giai cấp công nhân mà nền tảng của nó là độc lập cho dân tộc và tự do hạnh phúc cho nhân dân. Sự khẳng định các quyền bình đẳng dân tộc, quyền tự quyết dân tộc, quyền độc lập tự do dân tộc trên nền tảng pháp luật quốc tế là nội dung quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá pháp luật. Nó đặt vấn đề giải phóng nhân cách trên cơ sở bình đẳng các giá trị người với người. Hơn nữa, sự khẳng định ấy còn đưa đến sự giao lưu, hội nhập của văn hoá pháp luật Việt Nam với văn hoá pháp luật của khu vực và thế giới.
    Hồ Chí Minh nhận thức được rằng cần phải tố cáo văn hoá pháp luật phong kiến và



    những phản “văn hoá”, “văn minh”, “tiến bộ” của thực dân Pháp ở Việt Nam để thức tỉnh nhân dân về quyền độc lập, tự do hạnh phúc của con người. Chế độ phong kiến và chế độ thực dân đã cai trị dân ta bằng thứ văn hoá nô dịch, ngu dân và giả dối với chế độ sắc lệnh độc đoán. Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã gửi tới Hội nghị Vécxây bản “Yêu sách 8 điểm” yêu cầu các quyền bình đẳng về chế độ pháp lí và các quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho nhân dân Việt Nam, như việc yêu cầu xoá bỏ các tòa án đặc biệt, thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật và yêu cầu được hưởng các quyền tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, hội họp, cư trú mà chưa hề đề cập vấn đề độc lập hay tự trị. Song, bản yêu sách đó đã không được chủ nghĩa tư bản đế quốc chấp nhận. Điều đó chứng tỏ chủ nghĩa tư bản đế quốc không hề tôn trọng công lí, tuân thủ pháp luật quốc tế về quyền dân tộc tự quyết. Ở đây, Nguyễn Ái Quốc đã nâng cao trình độ hiểu biết của mình về pháp luật tư sản, từ đó thức tỉnh nhân dân Việt Nam về chủ quyền dân tộc và tự do tối thiểu của con người. Hơn thế, Hồ Chí Minh còn sử dụng pháp luật tư sản để đấu tranh với chủ nghĩa tư bản đế quốc và thông qua cuộc đấu tranh đó, Người đã rút ra bài học vô giá là “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”.(5)
    Điều mà Hồ Chí Minh quan tâm trước
    hết là quyền dân tộc cơ bản và tiếp đến là sự gắn kết của nó với quyền con người. Nhân dân Việt Nam đã bị chế độ độc tài phong



    kiến áp bức, bóc lột mấy trăm năm và chế độ thực dân đế quốc áp bức, bóc lột hơn tám mươi năm, suốt thời gian đó, không có quyền dân tộc và cũng không có quyền làm người. Hồ Chí Minh hiểu rằng nếu chưa xác lập được quan hệ pháp lí quốc tế về quyền dân tộc cơ bản thì chưa thể nói đến quyền tự do công dân. Trong “Bản yêu sách gửi Hội vạn quốc”, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Quyền độc lập hoàn toàn tức khắc của dân tộc Việt Nam; nếu quyền đó được thực hiện thì nước Việt Nam sẽ sắp đặt một nền hiến pháp về phương diện chính trị và xã hội, theo những lí tưởng dân quyền”.(6) Điều đó cho thấy Hồ Chí Minh đã gắn quyền dân tộc với quyền tự do công dân bằng tư tưởng pháp lí nền tảng thể hiện thang bậc quan hệ pháp luật mang giá trị văn hoá ở trình độ rất cao. Tuy nhiên, đối với Người: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì”.(7) Như vậy, độc lập cho dân tộc gắn liền với tự do hạnh phúc cho nhân dân trở thành mục đích của cuộc đấu tranh vì quyền dân tộc và quyền con người.
    Văn hoá pháp luật và văn hoá đạo đức là hai lĩnh vực hoạt động khác nhau nhưng cùng tồn tại, có sự tác động qua lại lẫn nhau và góp phần tạo nên diện mạo và trình độ của văn hoá xã hội. Bản chất của pháp luật khác với đạo đức ở chỗ lấy hệ chuẩn đúng - sai làm thước đo giá trị và điều chỉnh các quan hệ bằng giáo dục, thuyết phục hoặc cưỡng chế nhằm tạo ra thói quen hay tính tự giác của con người trong việc tuân thủ những quy định chung, còn đạo đức lấy hệ chuẩn thiện - ác làm thước đo giá trị và tự điều chỉnh các quan



    hệ bằng dư luận xã hội. Do vậy, đấu tranh bảo vệ công lí và chính nghĩa cũng mang ý nghĩa văn hoá pháp luật sâu sắc.
    Văn hoá pháp luật về bản chất biểu hiện mối quan hệ giữa tất yếu và tự do, mà chìa khoá để giải quyết mối quan hệ này là trình độ hiểu biết pháp luật của cá nhân và cộng đồng. Cá nhân cần phải tuân thủ những quy định, luật lệ chung của cộng đồng đồng thời cộng đồng có trách nhiệm tạo ra những điều kiện tốt nhất, môi trường tốt nhất để cá nhân tự do hoạt động sáng tạo và phát triển.
    2. Các định chuẩn của văn hoá pháp
    luật theo tư tưởng Hồ Chí Minh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...