Báo Cáo Tìm hiểu Tổ chức bộ máy và hoạt động của Sở Xây dựng Thanh hóa

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong những năm gần đây cùng với những thành tựu lớn trong quá trình phát triển của đất nước, đô thị hóa và phát triển đô thị đang là một động lực phát triển quan trọng, trải qua gần 25 năm đổi mới, vai trò của hệ thống đô thị nước ta đã chứng minh được quy luật đó. Tuy nhiên cùng với quá trình đô thị hóa những vấn đề tiêu cực nảy sinh như: dân số đô thị tăng nhanh gây sức ép lớn đến cơ sở hạ tầng đô thị ,đất nông nghiệp bị lấn chiếm, tệ nạn xã hội, chênh lệch mức sống của dân cư tất cả đều là những hiện tượng đã và đang tạo nên sự phát triển chưa bền vững nói chung và khu vực đô thị nói riêng.
    Đô thị hóa bền vững phải xuất phát từ quan điểm tổng hòa phát triển bền vững giữa kinh tế, xã hội, ổn định môi trường sinh thái và bảo đảm cho một tổ chức liên kết không gian chặt chẽ giữa đô thị - nông thôn. Như vậy để đảm báo phát triển bền vững đô thị cần phải có sự nỗ lực hết sức của Đảng và Nhà nước, cần có sự tham gia đầy đủ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, đồng thời huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng. Hơn bất cứ giai đoạn nào Ngành xây dựng trở thành nền móng quan trọng cho mọi sự phát triển. Với chức năng của mình, ngành xây dựng đã và đang đáp ứng các yêu cầu cũng như các loại hình quy hoạch xây dựng theo Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị để có một hệ thống đô thị phát triển bền vững trên phạm vi cả nước.
    Đứng trước nhu cầu đó của thời kỳ đổi mới, là một cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng, Sở xây dựng Thanh hóa đang nỗ lực hết sức để hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của một tổ chức phụ thuộc rất lớn vào cách thức tổ chức của tổ chức đó. Do vậy là một sinh viên chuyên ngành Tổ chức và Quản lý nhân sự của Học viện hành chính, được phân công thực tập tại Sở xây dựng thanh hóa em đã chọn đề tài “Tìm hiểu Tổ chức bộ máy và hoạt động của Sở Xây dựng Thanh hóa”.
    Mục tiêu nhằm tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở xây dựng Thanh hóa, thông qua đó báo cáo sẽ làm sáng tỏ mô hình tổ chức và nội dung hoạt động của Sở xây dựng Thanh Hóa, những vấn đề tồn tại hạn chế hiện nay và dựa trên những kiến thức chuyên ngành đã được học trên giảng đường Học viện hành chính em cũng đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Sở xây dựng Thanh Hóa.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Báo cáo thực tập là những vấn đề về tổ chức và hoạt động của Sở Xây dựng Thanh Hóa.

    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN
    KẾ HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CUỐI KHÓA
    NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Phần I. Giới thiệu khái quát Sở Xây dựng Thanh Hóa. 2
    1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở xây dựng Thanh Hóa. 2
    1.1. Vị trí 2
    1.2. Chức năng: 3
    1.3. Sở Xây dựng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 3
    2. Cơ cấu tổ chức của Sở xây dựng Thanh hóa: 7
    2.1. Tổ chức bộ máy của Sở: 7
    2.2. Quan hệ công tác của Sở xây dựng Thanh Hóa. 7
    Phần II. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Sở xây dựng Thanh Hóa. 10
    1. Thực trạng tổ chức. 10
    1.1. Đơn vị cấu thành. 10
    1.1.1. Văn phòng: 10
    1.1.2. Phòng quản lý hạ tầng kỹ thuật: 11
    1.1.3. Phòng kinh tế xây dựng: 12
    1.1.4. Phòng phát triển đô thị: 13
    1.1.5. Phòng quản lý quy hoạch kiến trúc: 13
    1.1.6. Thanh tra Sở: 14
    1.1.7. Phòng quản lý nhà và thị trường bất động sản: 16
    1.1.8. Phòng quản lý chất lượng công trình xây dựng: 17
    1.1.9. Phòng quản lý hoạt động xây dựng: 18
    1.1.10. Phòng quản lý vật liệu xây dựng: 18
    1.2. Thực trạng cơ cấu nhân sự Sở xây dựng. 21
    1.2.1. Theo số lượng: 21
    1.2.2. Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi, giới tính: 23
    1.2.3. Cơ cấu theo chuyên môn đào tạo và tiêu chuẩn chức danh công chức: 23
    1.2.4. Cơ cấu theo ngạch lương: 24
    2. Thực trạng về hoạt động: 24
    2.1. Về công tác cải cách thủ tục hành chính: 24
    2.2. Về công tác quy hoạch và phát triển đô thị: 25
    2.3. Công tác thanh tra xây dựng: 26
    3. Đánh giá. 27
    3.1. Kết quả đạt được. 27
    3.3. Nguyên nhân: 32
    Phần III. Kiến nghị 35
    1. Về tổ chức bộ máy: 35
    2. Về hoạt động: 37
    KẾT LUẬN 39
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...