Tiểu Luận Tìm hiểu tình hình thực tế áp dụng các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    3.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về ĐTM ở Việt Nam. Những kết quả đạt được trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về ĐTM. Thứ nhất, về trách nhiệm và lợi ích của các chủ đầu tư. Nhận thức và việc tuân thủ thực hiện lập báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp đã được thay đổi cơ bản. Các chủ đầu tư triển khai dự án phần lớn thì đều tuân thủ việc lập báo cáo ĐTM theo như quy định của pháp luật. Đến nay, cơ bản không có chủ đầu tư nào vi phạm. Có thể nói, khi thực hiện nghiêm túc, công tác ĐTM sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho chủ đầu tư, thực tế không đơn thuần chỉ là nghĩa vụ pháp lí. Ví dụ, trong các báo cáo ĐTM có chứa đựng các nội dung cơ bản như mô tả dây chuyền sản xuất, công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu sẽ sử dụng, đánh giá hiện trạng môi trường tại địa bàn hoạt động của cơ sở, dự án thông qua quá trình lập và thực hiện báo cáo ĐTM, chủ đầu tư sẽ có cái nhìn vừa khái quát, vừa chi tiết về điều kiện môi trường, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội nơi thực hiện dự án. Qua đó, chủ đầu tư có lựa chọn phương án triển khai trên thực tế, chủ động điều chỉnh thiết kế, cơ cấu tổ chức quản lí, hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp, tiết kiệm chi phí xây dựng, vận hành dự án sao cho hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt được cao nhất. Thứ hai, công tác thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM. Về công tác thẩm định đã thu được nhiều kết quả tích cực. Theo thống kê của Bộ TN&MT, hàng năm Bộ nhận được khoảng 100 - 200 hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM. Còn đối với một tỉnh trọng điểm về phát triển công nghiệp như Bình Dương thì có tới 90% dự án có hoạt động sản xuất công nghiệp lập và được phê duyệt báo cáo ĐTM, tất cả các khu công nghiệp đều có báo cáo ĐTM được phê duyệt trước khi triển khai, 100% doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp có ngành nghề ô nhiễm đều lập báo cáo ĐTM. Công tác phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã có những bước tiến triển. Từ những số liệu nêu trên, chứng tỏ những năm gần đây trước sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng, công tác ĐTM đã được thực hiện, được triển khai nhanh, mạnh, hiệu quả và sâu rộng ở khắp các tỉnh thành trong cả nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...