Luận Văn Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT NỘI DUNG​ ​ Đẩy mạnh nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững, có khả năng cạnh tranh cùng với các nước trên thế giới luôn là mối quan tâm hàng đầu của nước ta. Để làm được điều đó thì sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng là động lực quan trọng thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển. Cũng với vay trò đó Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang đã tham gia tài trợ nông nghiệp trên khắp địa bàn Tỉnh, trong đó có huyện Chợ Mới. Để tìm hiểu các hộ nông dân sử dụng nguồn vốn vay như thế nào, tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang” để nghiên cứu.
    Đề tài ứng dụng phương pháp thống kê miêu tả để phân tích quá trình sử dụng vốn của nông dân thông qua điều tra chọn mẫu. Mẫu thu hoạch được gồm 27 hồ sơ vay, 08 loại hình sản xuất kinh doanh, trong đó trồng trọt chiếm 30%, chăn nuôi heo, chăn nuôi cá, trồng trọt và chăn nuôi kết hợp mỗi loại chiếm 15%, chăn nuôi bò, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp kết hợp với ngành nghề khác chiếm 7% mỗi loại, riêng chỉ có loại hình ngành nghề khác phục vụ nông nghiệp chỉ có một hồ sơ vay trong mẫu nên chỉ chiếm 4%.
    Theo kết quả thống kê, hầu hết các hộ nông dân hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trung bình đầu tư 1 đồng chi phí họ thu lại được 1,26 đồng và sau thanh toán lãi với ngân hàng họ còn lại 0,32 đồng. Những hộ tham gia sản xuất nông nghiệp kết hợp với ngành nghề khác, hộ chăn nuôi bò, hộ trồng trọt và chăn nuôi kết hợp là những hộ đạt mức doanh thu và lợi nhuận cao hơn so với những ngành khác; kinh doanh phục vụ nông nghiệp tuy không biểu hiện hiệu quả qua kết quả tính toán nhưng đây cũng là ngành đem lại lợi nhuận cao.
    Cũng qua quá trình tìm hiểu được biết vẫn còn nhiều hộ nông dân chưa quen với việc dùng nguồn tài trợ vốn từ ngân hàng, nhờ sự giới thiệu của người thân, bạn bè, người trong gia đình cùng với chiến lược tiếp thị về tận vùng nông thôn của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang đã giúp họ tiếp cận và sử dụng dịch vụ của Ngân hàng.
    Họ cũng là những người rất giữ uy tín với Ngân hàng, doanh thu có được sau vụ mùa sản xuất kinh doanh, họ dùng số tiền đó để thanh toán hết nợ với Ngân hàng rồi mới dùng đến việc khác. Đời sống nông dân được cải thiện từ chính lợi nhuận họ tạo được, ngoài phục vụ nhu cầu sống những hộ này còn dùng để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm lĩnh vực khác góp phần đẩy mạnh nền sản xuất nông nghiệp.
    “Phục vụ chu đáo, tận tình” là nhận xét của đa số nông dân đối với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang, họ rất hài lòng với phong cách phục vụ này và đồng ý sẽ vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang khi có nhu cầu. Tuy nhiên, họ vẫn còn ngại về vấn đề lãi suất và cách xa về vị trí địa lý, do đó việc mở thêm Phòng giao dịch tại huyện Chợ Mới cũng như tăng cường, giữ vững phong cách phục vụ nhanh chóng, tận tình chu đáo của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang sẽ là những yếu tố giúp cho Ngân hàng ngày càng phát triển.


    MỤC LỤC



    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

    1.1 Cơ sở hình thành 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu . 1
    1.3 Phương pháp nghiên cứu 1
    1.3.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp . 1
    1.3.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp . 2
    1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
    1.4 Ý nghĩa nghiên cứu 2
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
    2.1 Lý luận chung về tín dụng 3
    2.1.1 Khái niệm về cho vay 3
    2.1.2 Chức năng của tín dụng . 3
    2.1.3 Vai trò của tín dụng . 3
    2.2 Quy chế cho vay nông nghiệp . 3
    2.2.1 Phạm vi và đối tượng điều chỉnh 3
    2.2.2 Điều kiện vay vốn . 3
    2.2.3 Mục đích sử dụng vốn vay 4
    2.2.4 Tài sản bảo đảm . 4
    2.2.5 Hồ sơ vay vốn 4
    2.2.6 Thời hạn cho vay 5
    2.2.7 Lãi suất cho vay 5
    2.2.8 Mức cho vay, loại tiền cho vay 5
    2.2.9 Phương thức cho vay . 5
    2.3 Mô hình và phương pháp nghiên cứu 5
    2.3.1 Khái quát quá trình nghiên cứu thống kê 5
    2.3.2 Mô hình sản xuất kinh doanh của nông dân 6
    2.3.3 Thiết kế nghiên cứu . 6
    2.3.4 Kết quả nghiên cứu sơ bộ . 7

    Chương 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
    CHI NHÁNH AN GIANG . 8
    3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 8
    3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín 8
    3.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang 10
    3.2 Cơ cấu tổ chức-Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang 10
    3.2.1 Cơ cấu tổ chức 10
    3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận . 12
    3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang . 13
    3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh . 13
    3.3.2 Phương hướng, kế hoạch 2007 14
    3.4 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang và tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp tỉnh 15
    Chương 4: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG DÂN HUYỆN CHỢ MỚI VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN-CHI NHÁNH AN GIANG 17
    4.1 Tổng quan về huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 17
    4.2 Kết quả nghiên cứu chính thức trong điều tra chọn mẫu . 19
    4.3 Tình hình vay và sử dụng vốn của nông dân huyện Chợ Mới 21
    4.3.1 Sơ lược tình hình trước khi vay vốn tại Sacombank An Giang của nông dân 21
    4.3.2 Mức vay vốn của khách hàng 22
    4.3.3 Mức độ hài lòng của nông dân vay vốn tại Sacombank An Giang . 23
    4.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của nông dân huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 25
    4.4.1 Đối với trồng trọt (lúa) 25
    4.4.2 Đối với hộ chăn nuôi . 26
    4.4.3 Đối với hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp 28
    4.4.4 Đối với hộ vừa trồng trọt vừa chăn nuôi . 28
    4.4.5 Đối với hộ vừa tham gia lĩnh vực nông nghiệp, vừa tham gia ngành nghề khác . 29
    4.4.6 Đối với hộ hoạt động trong lĩnh vực khác phục vụ cho nông nghiệp 30
    4.5 Tổng kết quá trình phân tích dữ liệu 31
    4.6 Cách xử lý doanh thu của nông dân 35
    4.7 Mối quan hệ của nông dân với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang sau thu hoạch 37
    4.8 Thuận lợi, khó khăn của nông dân trong quá trình sản xuất, kinh doanh 37
    4.8.1 Thuận lợi 37
    4.8.2 Khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh . 38
    4.9 Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân 38
    4.9.1 Giải pháp 38
    4.9.2 Kiến nghị 39
    KẾT LUẬN . 41
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...