Luận Văn Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

    1.1 Cơ sở hình thành
    Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất trù phú, giữ vai trò trọng điểm về kinh tế nông nghiệp ở nước ta. Trong đó An Giang là tỉnh thuộc đầu nguồn lưu vực sông Cửu Long, có điều kiện thiên nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Cùng với tiến độ phát triển kinh tế xã hội của cả nước, An Giang đã phát huy lợi thế của mình là tập trung cho sản xuất nông nghiệp tùy theo điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng. Riêng về huyện Chợ Mới, với lợi thế về đất đai, nguồn nước có nhiều điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong những năm vừa qua, tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện ngày càng được nhân rộng về diện tích cả sản lượng, nhiều hộ gia đình đã biết cách làm giàu trên mảnh đất của mình, vì thế đời sống nông dân ngày càng được cải thiện.

    Cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, nông dân đã mạnh dạn vay vốn để đẩy mạnh sản xuất. Do đó, để lĩnh vực nông nghiệp được phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh cùng các nước trong quá trình hội nhập đòi hỏi cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ về vốn của các tổ chức tín dụng. Riêng đối với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang từ lúc được thành lập cho đến nay đã hỗ trợ nguồn vốn vay cho sản xuất nông nghiệp là 9,2% (8.380 triệu đồng) trên tổng doanh số cho vay năm 2005. Mặc dù được đánh giá là ngân hàng rất thành công trong lĩnh vực tài trợ cho DN nhỏ & vừa nhưng Sacombank cũng luôn chú trọng đến dòng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng là cá nhân, trong đó có cho vay nông nghiệp. Việc sử dụng nguồn vốn vay của các hộ nông dân có tạo thu nhập và nâng cao đời sống như mong muốn của họ? Do đó, tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang” để nghiên cứu vấn đề này.

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    Tìm hiểu thực trạng sử dụng vốn của người nông dân. Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của nông dân về cho vay nông nghiệp đối với Sacombank. Mục tiêu cụ thể như sau:
    - Tìm hiểu thực trạng sử dụng vốn vay của nông dân.
    - Tìm ra những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn.
    - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
    .
    1.3 Phương pháp nghiên cứu

    1.3.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp
    Được tiến hành qua hai bước là sơ bộ và chính thức. Nghiên cứu sơ bộ thực hiện thông qua phương pháp định tính, bằng việc thảo luận với nông dân nhằm hiệu chỉnh bảng câu hỏi phác thảo.
    Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng và định tính. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu sơ bộ đưa ra bảng câu hỏi chính thức cho việc thu thập dữ liệu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 25-30 hộ nông dân cư ngụ trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh An Giang có vay vốn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang trên tổng thể 128 hồ sơ vay vốn. Các dữ liệu thu thập được xử lý và phân tích bằng phần mềm Excel, sau khi làm sạch và mã hóa sẽ tiến hành phân tích.

    1.3.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp
    Thu thập từ các nguồn như: Các báo cáo của Sacombank An Giang, Trang web Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, Cục thống kê An Giang, các bài nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...