Tiểu Luận Tìm hiểu tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón của Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Ác Niệm, 24/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. MỞ ĐẦU
    1.1 Tính cấp thiết.
    nông nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng của Việt Nam, hiện tại nông nghiệp vẫn chiếm 70% lực lượng lao động của toàn xã hội và khoảng 14% GDP của cả nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra mục tiêu chiến lược về CNH-HĐH đất nước là: từ nay (1996) đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Vì vậy trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong GNP và trong lao động xã hội. Mặc dù vậy sản xuất nông nghiệp vẫn có một vị trí hết sức quan trọng trong nhiều năm nữa. Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Những nông sản quan trọng khác là cà phê, sợi bông, đậu phộng, cao su, đường, và trà.
    Trong sản xuất nông nghiệp, có nhiều yếu tố tác động đến năng suất và sản lượng các loài cây trồng như: đất đai, thời tiết, khí hậu, các thiết bị kỹ thuật, giống, phân bón .v.v. Song phân bón bao giờ cũng là yếu tố có tính quyết định thường xuyên. Bởi vậy, ở Việt Nam phân bón được xếp vào loại mặt hàng chiến lược hết sức quan trọng.
    Là một nước nông nghiệp, nên nhu cầu về phân bón của Việt Nam rất lớn (bình quân mỗi năm 8-9 triệu tấn). Tuy nhiên công nghiệp phân bón của Việt Nam đang còn quá nhỏ bé và lạc hậu, hiện tại mới sản xuất và cung ứng được khoảng trên 5 triệu tấn, số còn lại phải dựa vào nhập khẩu từ bên ngoài.
    nông nghiệp luôn cần phân, song do nhiều lý do khách quan và chủ quan tác động (tài chính, tổ chức quản lý, cơ chế chính sách .) nên việc nhập khẩu phân bón của Việt Nam vừa qua diễn ra không được thuận lợi. Điều này đã làm cho Cung-Cầu, giá cả phân bón ở Việt Nam diễn ra không ổn định: lúc sốt nóng, lúc sốt lạnh gây không ít khó khăn cho nông dân và cho sản xuất nông nghiệp.
    Chính vì vậy, việc “Tìm hiểu tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón của Việt Nam” từ đó tìm ra các yếu tố cơ bản của thị trường phân bón như: cung, cầu, giá cả phân bón trên thị trường và các chính sách điều tiết của nhà nước nhằm tìm ra những giải pháp cơ bản ổn định vấn đề phân bón, thị trường phân bón ở Việt Nam và thị trường nhập khẩu phân bón của Việt Nam là một đòi hỏi cấp bách hiện nay.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Tìm hiểu tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón trên thị trường ở Việt Nam.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    Tìm hiểu tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón của Việt Nam trong thời gian gần đây, cụ thể chúng tôi tập trung tìm hiểu tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón từ 2008 - 2010.
    - Đề ra các phương án thích hợp đem lại hiệu quả cho người sản xuất, nhập khẩu đồng thời có lợi cho người tiêu dùng.
    1.3 Phạm vi nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu
    1.3.1 Phạm vi nghiên cứu.
    Phạm vi về nội dung:
    Ø Nghiên cứu tình hình sản xuất, nhập khẩu phân bón của Việt Nam.
    Ø Nghiên cứu các giải pháp nâng cao nâng cao sản xuất trong nước và tiềm năng phát triển của ngành phân bón Việt Nam.
    Phạm vi về không gian
    Tập chung nghiên cứu các số liệu đã công bố của tổng cục thống kê, các trang wed và số liệu công bố của các nhà máy sản xuất phân bón.
    Mặt khác ta cần nghiên cứu tình hình điều trên thị trường thế giới, các nước trong khu vực: Campuchia, Lào, Thái Lan,
    Phạm vi về thời gian
    Ø Nghiên cứu tình hình sản xuất, nhập khẩu phân bón trong 2 năm gần đây: 2008, 2009, những tháng đầu năm 2010.
    1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp chung
    *Chúng tôi dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu tài liệu, phân tích đưa ra kết quả nghiên cứu, phân tích tình hình sản xuất, nhập khẩu phân bón dựa trên kiến thức và tài liệu thu thập được.
    Phương pháp thu thập số liệu
    Phương pháp thu thập số liệu là số liệu thứ cấp: các số liệu từ các luận án, luận văn, sách báo, tạp chí và trên Internet.
    Phương pháp phân tích số liệu
    Phương pháp thống kê mô tả
    Phương pháp thống kê so sánh
    Phương pháp dự báo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...