Luận Văn Tìm hiểu tình hình sản xuất cà phê của các nông hộ trên địa bàn xã bình thuận, thị xã buôn hồ, tỉnh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN MỘT - MỞ ĐẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 2
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu. 2
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu. 2
    PHẦN HAI - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN 3
    2.1 Cơ sở lí luận. 3
    2.1.1 Tổng quan về cây cà phê. 3
    2.1.2 Điều kiện sống của cây cà phê. 4
    2.1.3 Khái niệm, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây cà phê 4
    2.1.4 Khái niệm hộ, nông hộ, kinh tế hộ. 6
    2.1.5 Khái niệm về hiệu quả kinh tế. 7
    2.2 Cơ sở thực tiễn. 7
    2.2.1 Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới 7
    2.2.2 Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam 8
    2.2.3 Tình hình sản xuất cà phê ở DakLak. 10
    PHẦN BA - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
    3.1 Đặc điểm địa bàn. 12
    3.1.1 Đặc điểm địa bàn xã Bình Thuận. 12
    3.1.2 Những thuận lợi và khó khăn. 22
    3.2 Phương pháp nghiên cứu. 23
    3.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu. 23
    3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin. 23
    3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu và thông tin. 23
    3.2.4 Phương pháp phân tích. 23
    3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. 24
    PHẦN BỐN - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
    4.1 Tình hình chung của nông hộ. 27
    4.1.1Tuổi của hộ. 27
    4.1.2 Tình hình dân trí của hộ điều tra. 27
    4.2 Thực trạng sản xuất cà phê của nông hộ xã Bình Thuận. 29
    4.2.1 Đất đai sản xuất cà phê của nông hộ. 29
    4.2.2 Tình hình trang bị phương tiện sản xuất cà phê của nông hộ xã Bình Thuận. 30
    4.2.3 Năng suất, sản lượng cà phê của nông hộ. 32
    4.2.4 Tình hình đầu tư sản xuất cà phê. 33
    4.2.5 Thu hoạch cà phê. 35
    4.2.6 Kết quả sản xuất cà phê của nông hộ. 36
    4.2.7 Hiệu quả sản xuất cà phê. 37
    4.2.8 Tình hình sơ chế và bảo quản. 38
    4.3 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất cà phê của nông hộ. 41
    4.4 Một số giải pháp khắc phục những khó khăn trong sản xuất cà phê của nông hộ 45
    4.4.1 Về đất đai 45
    4.4.2 Về lao động. 45
    4.4.3 Giải pháp về vốn. 45
    4.4.4 Giải pháp về khoa học kỹ thuật 46
    4.4.5 Yếu tố thị trường. 46
    PHẦN IV - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 47
    5.1 Kết luận. 47
    5.2 Kiến nghị 48
    5.2.1 Đối với nhà nước. 48
    5.2.2 Đối với chính quyền địa phương. 48
    5.2.3 Đối với nông hộ. 48
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
    PHỤ LỤC 51



    PHẦN MỘT - MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Cây cà phê được trồng ở nước ta hơn 100 năm nay và nó đã dần dần khẳng định được chỗ đứng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đã gia nhập WTO. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê tăng nhanh, kim nghạch xuất khẩu cà phê ngày càng tăng không chỉ đem lại nguồn thu lớn cho đất nước mà còn góp phần tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế dần dần ổn định thu nhập và từng bước cải thiện đời sống cho người dân.
    Đăklăk là tỉnh thuộc Tây Nguyên Nam Trung Bộ có vị trí kinh tế - xã hội chiến lược đồng thời có diện tích đất đỏ Bazan lớn (311 nghìn ha) với điều kiện sinh thái khá thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, nhất là cà phê, cao su, ca cao, điều tiêu, trong đó cà phê là cây trồng chủ lực có diện tích lớn và phát triển nhanh trên địa bàn tỉnh. Đến nay diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh là 184.000 ha với sản lượng mỗi năm đạt khoảng 400.000 tấn, cà phê là một trong những loại cây trồng cho sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của tỉnh với kim nghạch xuất khẩu hàng năm chiếm khoảng 80% kim nghạch xuất khẩu của tỉnh và chiếm hơn 40% kim nghạch xuất khẩu cà phê của cả nước (2010). Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, mà hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng mà mình có. Do đó trong những năm tới cần có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển hơn nữa.
    Người dân sống trên địa bàn Xã Bình Thuận phần lớn đều sồng chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập từ nông nghiệp mà cụ nguồn thu từ cây cà phê cũng là một trong những cây trồng mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Cũng như hầu hết các địa bàn khác, xã Bình Thuận cũng có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển cây cà phê, tuy nhiên do kỹ thuật canh tác của người dân còn hạn chế, chưa đúng yêu cầu, công tác thu hoạch bảo quản sau thu hoạch chưa đạt tiêu chuẩn nên hiệu quả mang lại chưa cao. Do đó một yêu cầu được đặt ra trong việc phát triển kinh tế của xã đó là tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê. Xuất phát từ thực tiễn đó tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu tình hình sản xuất cà phê của các nông hộ trên địa bàn xã Bình Thuận, thị Xã Buôn Hồ, tỉnh DakLak” Để làm đề tài nghiên cứu.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu về tình hình sản xuất cà phê của các nông hộ trên địa bàn xã Bình Thuận, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăklăk.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây cà phê của các nông hộ trên địa bàn phường.
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Các nông hộ sản xuất cà phê trên địa bàn xã Bình Thuận, Thị xã Buôn Hồ.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian
    Nghiên cứu tình hình sản xuất cà phê của nông hộ trên địa bàn xã Bình Thuận năm 2011.
    - Phạm vi về không gian
    Tiến hành điều tra thu thập số liệu tại các nông hộ trên địa bàn xã Bình Thuận, Thị xã Buôn Hồ, Tỉnh DakLak.

    - Phạm vi về nội dung
    + Thực trạng sản xuất cà phê của các nông hộ được điều tra.
    + Những thuận lợi khó khăn trong qua trình sán xuất cà phê của nông hộ.
    + Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê của nông hộ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...