Luận Văn Tìm hiểu tình hình nhiễm khuẩn và khảo sát tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Pseudomonas aerugin

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 12/9/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề

    Ở xứ nhiệt đới như Việt Nam, trong kinh doanh ăn uống, nước đá là một loại hàng hóa không thể thiếu, bất kể nắng, mưa, nóng. Nhu cầu sử dụng nước đá của người dân lại càng tăng cao trong những ngày hè. Tuy nhiên, những sản phẩm nước đá này phần lớn không đảm bảo chất lượng vệ sinh. Vào năm 2008, Trung tâm y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh tiến hành xét nghiệm 93 mẫu nước đá của cơ sở sản xuất nước đá viên và nước đá cây. Kết quả đã phát hiện 17/93 (chiếm 18,27%) mẫu nước đá bị nhiễm vi sinh [44]. Cũng trong năm 2008, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết tại TP. HCM có tới 22/36 cơ sở sản xuất nước đá (chiếm 62%) không đạt về vệ sinh an toàn thực phẩm [45]. Sử dụng các loại nước đá không hợp vệ sinh là nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng đường ruột: tả, lị, thương hàn, . Chính vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn trong nước đá ngày càng được chú trọng. P. aeruginosa hay còn gọi là trực khuẩn mủ xanh tồn tại trong đất, nước, nhất là những nơi ẩm thấp, kể cả trong bệnh viện, Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiểu, vết bỏng hoặc vết thương, vết trầy xước trên da, [48] và gây nhiễm trùng cơ hội cho những người bị suy giảm miễn dịch. Ở Việt Nam, nhiều đợt kiểm tra gần đây tại các cở sở sản xuất nước uống trên địa bàn TP. HCM cho thấy có quá nhiều mẫu nước nhiễm vi sinh gây bệnh đường ruột, trong đó tỷ lệ nhiễm P. aeruginosa khá cao. Điều này cho thấy nước đá cũng có thể là nguồn lây nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh cơ hội ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
    Trên thế giới, P. aeruginosa được nghiên cứu khá nhiều. Rusin PA (1997), giám sát sự bùng phát bệnh dịch liên quan đến nước uống và nước sinh hoạt thì P. aeruginosa chiếm tỉ lệ 1% - 24% [39]. Năm 2006, theo Baumgartner cho thấy với nước uống đóng chai bao gồm nước tinh khiết và nước khoáng từ các máy lọc làm lạnh, P. aeruginosa có tỉ lệ nhiễm 25% [40]. Có rất nhiều khảo sát tính kháng thuốc của vi khuẩn trong bệnh phẩm cho thấy đa số các vi khuẩn gây bệnh có tỉ lệ kháng với kháng sinh rất cao. Trong đó, P.aeruginosa đã đề kháng cao với các kháng sinh thường dùng.
    Tuy nhiên, tình hình nhiễm P. aeruginosa cũng như tính kháng kháng sinh của vi khuẩn này trong nguồn nước đá chưa có nhiều nghiên cứu. Do đó đề tài: “TÌM HIỂU TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN VÀ KHẢO SÁT TÍNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN Pseudomonas aeruginosa TRONG NƯỚC ĐÁ TẠI TP.HỒ CHÍ MINH” là rất cần thiết.

    1.2. Mục tiêu và phạm vi đề tài

    - Phân lập và xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn của nước đá theo số 46-2007/QĐ-BYT tại TP. HCM: Tổng số vi khuẩn hiếu khí, Coliforms, E. coli, Staphylococcus aureus, Salmonella spp, Clotridium perfringens.
    - Phân lập và xác định tỉ lệ nhiễm Pseudomonas aeruginosa trong các loại nước đá.
    - Khảo sát tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa phân lập được.

    1.3. Ý nghĩa của đề tài

    - Xác định được tỉ lệ nhiễm khuẩn của nước đá tại TP. HCM nhằm cung cấp thêm thông tin về vi khuẩn gây bệnh có trong nước đá, góp phần phòng ngừa được sự lan truyền vi khuẩn gây bệnh qua đường uống ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
    - Khảo sát được tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn P. aeruginosa phân lập được nhằm góp thêm thông tin về tính kháng thuốc của vi khuẩn này và từ đó giúp cho việc điều trị bệnh nhân có hiệu quả hơn.
    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN ⅰ
    TÓM TẮT KHÓA LUẬN . ⅱ
    MỤC LỤC iv
    DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT . viii
    DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH x
    Chương 1: MỞ ĐẦU 1
    1.1.Đặt vấn đề 1
    1.2.Mục tiêu và phạm vi đề tài . 2
    1.3.Ý nghĩa của đề tài . 2
    Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    2.1.Tình hình nhiễm khuẩn nước đá . 3
    2.2.Tình hình kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa. 4
    2.2.1.Trong nước . 4
    2.2.2.Trên thế giới . 5
    2.3.Công nghệ sản xuất nước đá 6
    2.3.1. Vai trò quan trọng của nước đá trong đời sống và sản xuất . 6
    2.3.2. Lịch sử phát triển . 6
    2.3.3. Phân loại nước đá trong thực phẩm . 6
    2.3.4.Quy trình công nghệ sản xuất nước đá 7
    2.3.4.1. Quy trình sản xuất chung . 7
    2.3.4.2. Hệ thống thiết bị sản xuất nước đá 8
    2.4.Tổng quan các vi sinh vật . 11
    2.4.1.Hệ vi sinh vật có trong nước đá 11
    2.4.1.1.Tổng số vi khuẩn hiếu khí . 11
    2.4.1.2. Coliform . 12
    2.4.1.3. E. coli . 12
    2.4.1.4. Staphylococcus aureus . 13
    2.4.1.5. Salmonella . 16
    2.4.1.6. Clostridium perfringens . 17
    2.4.2.Pseudomonas aeruginosa 19
    2.4.3. Phòng bệnh . 21
    2.5.Kháng sinh và tính kháng thuốc của vi khuẩn. . 22
    2.5.1. Thuốc kháng sinh . 22
    2.5.1.1. Định nghĩa 22
    2.5.1.2. Tính chất 22
    2.5.1.3. Phân loại 22
    2.5.1.4.Cơ chế tác dụng của kháng sinh . 23
    2.5.2. Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn . 24
    2.5.2.1. Tính kháng thuốc . 24
    2.5.2.2. Phân loại cơ chế kháng thuốc 24
    2.6.Kháng sinh đồ . 26
    2.6.1. Định nghĩa 26
    2.6.2. Mục đích . 26
    2.6.3. Phân loại . 26
    Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP . 27
    3.1.Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm 27
    3.1.1.Địa điểm tiến hành thí nghiệm . 27
    3.1.2.Thời gian. 27
    3.1.3. Địa điểm lấy mẫu . 27
    3.2.Nội dung nghiên cứu 27
    3.3.Vật liệu thí nghiệm . 27
    3.3.1.Đối tượng nghiên cứu . 27
    3.3.2.Trang thiết bị thí nghiệm 27
    3.3.3.Hóa chất và môi trường thí nghiệm 29
    3.4.Phương pháp thí nghiệm 30
    3.4.1.Phương pháp lấy mẫu . 30
    3.4.2.Xử lý số liệu . 30
    3.4.3.Đánh giá kết quả . 30
    3.4.4.Phương pháp kiểm nghiệm vi sinh vật có trong nước đá . 31
    3.4.4.1.Phát hiện và đếm tổng số vi khuẩn hiếu khí . 31
    3.4.4.2.Phát hiện và đếm vi khuẩn Coliforms và Escherichia Coli . 34
    3.4.4.3.Phát hiện và đếm vi khuẩn Staphylococcus aureus 37
    3.4.4.4.Phát hiện và đếm vi khuẩn Clostridium perfringens 39
    3.4.4.5.Phát hiện và đếm vi khuẩn Salmonella 42
    3.4.4.6.Phát hiện và đếm vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa . 45
    3.4.5.Phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch của Kirby-Bauer . 48
    3.4.5.1.Nguyên tắc . 48
    3.4.5.2.Các kháng sinh thử nghiệm . 48
    3.4.5.3.Chuẩn bị vật liệu 48
    3.4.5.4.Cách tiến hành 49
    Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 52
    4.1.Kết quả kiểm tra vi sinh của nước đá tại 3 quận ở Tp. Hồ Chí Minh . 52
    4.1.1.Kết quả kiểm tra vi sinh của nước đá tinh khiết bán tại quận Bình Thạnh 52
    4.1.2.Kết quả kiểm tra vi sinh của nước đá cây bán tại quận Bình Thạnh 53
    4.1.3.Kết quả kiểm tra vi sinh của nước đá tinh khiết bán tại quận 6 . 54
    4.1.4.Kết quả kiểm tra vi sinh của nước đá cây bán tại quận 6. 55
    4.1.5.Kết quả kiểm tra vi sinh của nước đá tinh khiết bán tại quận 12 56
    4.1.6.Kết quả kiểm tra vi sinh của nước đá cây bán tại quận 12 . 57
    4.2. Tỉ lệ nhiễm khuẩn chung của các loại nước nước đá 59
    4.2.1. So sánh giữa 2 nhóm nước đá 59
    4.2.1.1.So sánh tỉ lệ không đạt về chỉ tiêu vi sinh giữa hai loại nước đá . 59
    4.2.1.2.So sánh tỉ lệ không đạt theo từng chỉ tiêu vi sinh giữa hai loại nước đá. . 60
    4.2.2.So sánh giữa các chỉ tiêu trong từng loại nước đá 61
    4.3. Tình hình nhiễm P. aeruginosa trong nước đá. 63
    4.4.Tỉ lệ kháng kháng sinh của P. aeruginosa trong hai loại nước đá (%) . 63
    4.5.Tỉ lệ đa kháng thuốc của P. aeruginosa ở hai loại nước đá 66
    4.6.Một số hình ảnh trong quá trình thử nghiệm. . 67
    4.7. Tình hình nhiễm khuẩn trong nước đá 75
    4.7.1. Tỉ lệ không đạt chỉ tiêu vi sinh giữa nước đá tinh khiết và nước đá cây. . 75
    4.7.2. So sánh giữa các chỉ tiêu vi phạm giữa nước đá tinh khiết và nước đá cây . 77
    4.8.Tình hình nhiễm P. aeruginosa trong nước đá 78
    4.9.Tính đề kháng và đa kháng sinh của P. aeruginosa 78
    Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
    5.1.Kết luận . 79
    5.2.Đề nghị . 80
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 82
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...