Chuyên Đề Tìm hiểu tình hình lao động và việc làm tại xã hòa sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 5
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 5
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 6
    1.3 Phạm vi nghiên cứu. 6
    1.3.1 Phạm vi về nội dung. 6
    1.3.2 Phạm vi về thời gian. 6
    1.3.3 Phạm vi về không gian. 6
    PHẦN II: CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
    2.1 Các khái niệm và lý thuyết cơ bản. 7
    2.1.1 Khái niệm lao động. 7
    2.1.2 Khái niệm việc làm 7
    2.1.3 Đặc điểm lao động nông thôn. 8
    2.1.4 Đặc điểm việc làm ở nông thôn. 8
    2.2 Phương pháp nghiên cứu. 10
    2.2.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra. 10
    2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu. 10
    2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu. 11
    2.2.4 Phương pháp phân tích. 11
    2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu phân tích. 11
    PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12
    3.1 Đặc điểm địa bàn. 12
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên. 12
    3.1.1.1 Vị trí địa lý. 12
    3.1.1.2 Địa hình. 12
    3.1.1.3 Điều kiện khí hậu. 12
    3.1.2 Các nguồn tài nguyên. 13
    3.1.2.1. Tài nguyên đất 13
    3.1.2.2 Nguồn nước, thuỷ văn. 14
    3.1.2.3. Tài nguyên rừng. 14
    3.1.3. Kinh tế - xã hội 14
    3.1.3.1 Tình hình dân số, dân tộc và tôn giáo. 14
    3.1.3.2 Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn. 15
    3.1.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp. 16
    3.1.3.4. Cơ sở hạ tầng. 17
    3.2 Kết quả nghiên cứu. 18
    3.2.1 Tình hình phát triển kinh tế của xã. 18
    3.2.1.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp. 18
    a) Về trồng trọt 18
    b) Về chăn nuôi 19
    c) Về lâm nghiệp. 19
    d) Về thủy sản. 19
    3.2.1.2 Về tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và xây dựng cơ bản. 19
    3.2.2 Thực trạng lao động phân theo nhóm tuổi 20
    3.2.3 Thực trạng về trình độ của lao động. 20
    3.2.4 Tình hình phân bổ lao động theo ngành nghề. 22
    3.2.5 Thực trạng công tác giải quyết việc làm cho người lao động. 23
    3.2.6 Thực trạng thiếu việc làm trong nhóm hộ được điều tra. 23
    3.2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người lao động của xã. 24
    3.2.7.1 Chất lượng lao động và năng suất lao động thấp. 24
    3.2.7.2 Cung lao động nhiều hơn cầu lao động. 25
    3.2.8 Mô hình phân tích SWOT về lao động và việc làm của xã. 25
    3.2.9 Các biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động xã Hòa Sơn. 26
    3.3 Kiến nghị 28
    3.3.1 Đối với chính quyền địa phương. 28
    3.3.2 Đối với người lao động. 28
    PHẦN IV: KẾT LUẬN 29




    PHẦN I
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1 Tính cấp thiết của đề tàiChủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Chủ nghĩa xã hội trư­ớc hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi ng­ười có công ăn việc làm, được ấm no và được sống một đời hạnh phúc”. Tư­ tư­ởng của Người luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các chủ trư­ơng, chính sách của Đảng và Nhà nư­ớc ta về giải quyết việc làm cho ng­ười lao động.
    Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. Vì vậy, vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, lao động của nước ta chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ thấp, tính cạnh tranh thấp. Theo kết quả khảo sát của Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội) và Manpower Group (Tập đoàn đa quốc gia cung ứng dịch vụ nhân lực) công bố ngày 8.11năm nào tại Hà Nội, Việt nam thiếu trầm trọng lao động có kỹ năng. Theo các chuyên gia, sự thiếu hụt lao động kỹ năng sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam trong tương lai. Đây là một thách thức lớn đối với nguồn lao động nước nhà.
    Xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk là một xã có dân số đông, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nhưng diện tích đất cho nông nghiệp lại nhỏ nên tình trạng thiếu việc làm còn cao, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của xã. Vấn đề đặt ra là phải đánh giá phân bổ lao động, việc làm trên địa bàn để có những biện pháp khắc phục tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cải thiện mức sống và phát triển kinh tế.
    Cần phải nói thêm vai trò của lao động việc làm nói chung đặc biệt tropng giai đoạn hiện nay khi mà sự cạnh tranh không những giữa lao động trong nước mà với cả lao động nước ngoài è để thấy được đề tài của mình có ý nghĩa
    Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu tình hình lao động và việc làm tại xã Hòa Sơn, Huyện Krông Bông, Tỉnh Đăk Lăk” để tìm hiểu trong đợt thực tập tổng hợp của mình.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu- Tìm hiểu tình hình Thực trạng lao động và việc làm tại xã Hòa Sơn
    - Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm tại xã Hòa Sơn
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo công ăn việc làm, sử dụng lao động theo hướng có hiệu quả hơn tại địa phương
    1.3 Phạm vi nghiên cứu1.3.1 Phạm vi về nội dung- Tổng quan về đặc điểm địa bàn, điều kiện kinh tế xã hội.
    - Thực trạng lao động và việc làm phân theo nhóm tuổi, trình độ học vấn, ngành nghề, thực trạng thiếu việc làm.
    1.3.2 Phạm vi về thời gian- Thời gian thực tập: từ 17/10/2011 đến 12/11/2011.
    - Số liêu được sử dụng và tổng hợp trong 3 năm 2008, 2009 và năm 2010
    1.3.3 Phạm vi về không gianĐề tài được thực hiện tại địa bàn xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...