Luận Văn Tìm hiểu tình hình huy động nguồn vốn của các ngân hàng Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Việt Nam là một nước đang phát triển. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và nhà nước ta nền kinh tế Việt Nam ngày càng hoạt động có hiệu quả kể từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thâm nhập vào sự phát triển chung của nền kinh tế khu vực và thế giới. Hàng loạt các doanh nghiệp, các nhà đầu tư mới trong và ngoài nước chọn Việt Nam làm điểm đầu tư an toàn và sinh lợi. Bên cạnh đó, một nền kinh tế mở như thế không thể thiếu vắng tổ chức trung gian cụ thể là sự hoạt động của hệ thống Ngân hàng. Nó rất cần thiết đối với nền kinh tế. Thực trạng hiện nay cho thấy rằng Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đầu tư và phát triển nhằm để chuyển đổi kinh tế theo từng vùng, từng địa phương. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển thì các cơ sở sản xuất phải có nguồn vốn đủ mạnh nhằm để mở rộng quy mô sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Vì vậy, cần phải có một hệ thống Ngân hàng có đủ khả năng cung cấp vốn cho các doanh nghiệp.
    Mặt khác, kể từ khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì tình hình hoạt động kinh tế trong nước ngày càng sôi động và thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, sự hoạt động của ngân hàng ngày càng mạnh mẽ. Các ngân hàng quốc doanh phát triển nhanh chóng và cùng với sự ra đời của đông đảo các ngân hàng cổ phần, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã bước vào giai đoạn tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đang bắt đầu khởi động mạnh mẽ.
    Do sự hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào thế giới nên Việt Nam chịu những tác động nhất định, tuy không trực tiếp. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán và quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn trong các năm tới. Việc huy động vốn thông qua thị trường vốn khó khăn trong khi thị trường tín dụng thắt chặt sẽ chặn dòng vốn và đẩy chi phí tài chính của các doanh nghiệp lên cao.
    Do đó, các doanh nghiệp sẽ đồng loạt rút các nguồn vốn gửi từ ngân hàng, làm cho nguồn tài chính trong các ngân hàng mất cân đối. Ngoài ra, vấn đề lạm phát và bùng phát nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy đề tài “tìm hiểu tình hình huy động nguồn vốn của các ngân hàng Việt Nam hiện nay” cần thiết được nghiên cứu.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Phân tích, đánh giá, so sánh tình hình huy động nguồn vốn ở các ngân hàng Việt Nam qua các năm 2007 và năm 2008 và những tháng đầu năm 2009. Qua đó, xem xét tác động của nó đã ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động, tình hình huy động nguồn vốn của các ngân hàng Việt Nam ở hiện tại và trong tương lai. Từ đó, đưa ra biện pháp can thiệp nhằm khắc phục và hạn chế sự ảnh hưởng đến lượng vốn trong ngân hàng, nhằm ổn định cho các doanh nghiệp vay ở để nền kình tế hoạt động ổn định và ngày càng phát triển trong thời gian tới.
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Thu thập số liệu: số liệu thứ cấp thể hiện ở các ngân hàng qua các năm 2006, 2007, 2008 và những tháng đầu năm 2009.
    - Phân tích, so sánh số liệu qua các năm nhằm thấy rõ được sự tác động của nền kinh tế đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng trong nước.
    4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu tình hình hoạt động, huy động nguồn vốn của các ngân hàng ở Việt Nam qua các năm 2007, 2008 và những tháng đầu năm 2009.
    4.2. Thời gian nghiên cứu
    Từ năm 2007, 2008 và những tháng đầu năm 2009.
     
Đang tải...