Luận Văn Tìm hiểu tình hình giao khoán quản lý bảo vệ rừng và trồng rừng trên địa bàn Ban Quản Lý Rừng Phòng

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 13/4/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặt vấn đề
    Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Sông Mao đóng trên địa bàn huyện Bắc Bình
    Tỉnh Bình Thuận. Tổng diện tích rừng được giao là 16.205ha, trong đó diện tích
    rừng được giao là rừng tự nhiên với diện tích là 15774ha, rừng trồng là 1.899 ha.
    Nhiệm vụ của Ban quản lý là quản lý và bảo vệ đất rừng và rừng trong diện tích
    được giao. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Ban quản lý đã bảo vệ tốt được đất
    rừng và rừng tự nhiên. Đồng thời thực hiện tốt các chương trình trồng rừng 327,
    trương trình 5 triệu, trương chình 661, tổ chức trồng rừng chống xa mạc hoá, chống
    cát bay, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giao khoán trồng rừng và quản lý bảo vệ
    rừng trồng trên đất do Ban Quản lý rừng Sông Mao quản lý trong nhiều năm qua.
    Đặc biệt, trong công tác trồng và giao khoán quản lý bảo vệ rừng trồng được thực
    hiện rất tốt nhờ việc phối hợp với UBND các xã thuộc địa bàn ban quản lý là xã
    Lương Sơn và xã Phan Hoà, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận
    Diện tích rừng trồng thuộc phạm vi Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Mao
    quản lý được chia ra thành hai phần diện tích khác nhau. Phần diện tích do ban
    quản lý trực tiếp quản lý và thực hiện trồng và giao khoán. Phần còn lại do UBND
    các xã quản lý, ban quản lý thực hiện trồng và giao khoán quản lý bảo vệ. Sở dĩ
    diện tích rừng và đất rừng do cả hai đơn vị quản lý là do lịch sử của quá trình thành
    lập Ban quản lý.
    Tuy nhiên, Có nhiều sự khác biệt trong cách thức quản lý, thực hiện trồng và
    giao khoán quản lý bảo vệ cũng như hiệu quả đối với rừng trồng giữa Ban quản lý
    quản lý và UBND xã quản lý. Sự khác biệt trong cách thức quản lý là do cơ chế
    quản lý. Thực hiện trồng và giao khoán quản lý bảo vệ về mặt chuyên môn vẫn do
    Ban Quản lý thực hiện. Hiệu quả đối với rừng trồng và giao khoán quản lý rừng
    trồng thì có sự khác biệt giữa hai đơn vị quản lý này nhưng chưa xác định được rõ
    nguyên nhân. Như vậy, những khiá cạnh này cần được làm rõ để thống nhất trong
    cách quản lý cũng như thực thi công tác trồng rừng moat cách thống nhất chung
    cho toàn diện tích rừng trên địa bàn Ban Quản lý quản lý.
    Mặt khác, cũng chính vì đều là rừng trồng được trồng trên cùng một địa bàn
    ban quản lý nhưng nhưng khi tiến hành thực hiện hay giải quyết một yêu cầu nào
    đó luôn luôn phải phân chia ra hai cách, hai tiến trình thực hiện. Do vậy dẫn đến
    khó khăn, phức tạp cho cả Ban Quản lý và UBND các xã. Vấn đề này là điều tiên
    quyết cần được giải quyết để rừng trồng được quản lý tốt hơn, UBND các xã và
    Ban Quản lý cùng có quyền lợi, nghĩa vụ và sự hưởng lợi trên diện tích rừng tại địa
    phương. Để làm rõ vấn đề này cần phải làm rõ tiến trình, những thuận lợi và khó
    khăn trong công tác quản lý, trồng và giao khoán quản lý bảo vệ rừng trồng trên địa
    bàn một cách cẩn thận.
    Xuất phát từ những đòi hỏi nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu tình hình giao khoán quản lý bảo vệ rừng và trồng rừng trên địa bàn Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Sông Mao - Bắc Bình -Bình Thuận”, nhằm góp phần thực hiện trồng và giao khoán và quản lý diện tích rừng trồng trên địa bàn Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Mao được hiệu quả hơn.

    MỤC LỤC
    Trang
    Chương 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu . 3
    Chương 2
    TỔNG QUAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 4
    2.1. Tổng quan nghiên cứu 4
    2.1.1. Tổng quan về đặc điểm tình hình chung huyện Bắc Bình 4
    2.1.2. Tổng quan về công tác trồng và quản lý rừng trồng trên địa bàn
    huyện Bắc Bình. . 5
    2.1.2. Tổng quan về các nghiên cứu về trồng rừng và quản lý rừng trồng 7
    2.2. Địa điểm nghiên cứu 7
    2.2.1. Lý do chọn địa điểm nghiên cứu 7
    2.2.2. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu 8
    Chương 3
    NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 13
    3.1. Nội dung nghiên cứu 13
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 13
    3.2.1. Thu thập thông tin . 15
    3.2.2. Xử lý thông tin 15
    3.2.3. Tiến trình nghiên cứu 16
    Chương 4
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
    4.1. Thực trạng rừng trồng và quản lý bảo vệ rừng trồng trên địa bàn ban quản lý
    rừng Sông Mao. 18
    4.1.1. Thực trạng rừng trồng và trồng rừng . 18
    4.1.2. Thực trạng quản lý và bảo vệ rừng trồng . 22
    4.1.3. Sự hưởng lợi của người dân và Nhóm quản lý thuộc Ban Lâm nghiệp xã
    trong trồng và quản lý bảo vệ rừng trồng 24
    4.2. Tiến trình thực hiện công tác trồng và quản lý rừng trồng 26
    4.2.1. Tiến trình chung thực hiện công tác trồng và quản lý rừng trồng . 26
    4.2.2. Rừng trồng trên đất do UBND xã quản lý 27
    4.2.2. Những thay đổi về tiến trình trong quá trình thực hiện công tác trồng và quản
    lý rừng trồng từ năm 2000 đến nay . 28
    4.3. Sự phối hợp giữa Ban quản lý, UBND xã và người dân trong trồng và quản lý,
    bảo vệ rừng trồng 29
    4.3.1. Sự phối hợp trong trồng và quản lý bảo vệ rừng giữa UBND xã với BQL30
    4.3.2. Sự phối hợp trong trồng và quản lý bảo vệ rừng giữa UBND xã với Dân 31
    4.3.3. Sự phối hợp trong trồng và quản lý bảo vệ rừng giữa UBND xã với BQL31
    4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong trồng và quản lý, bảo vệ rừng trồng . 32
    4.4.1. Đối với ban quản lý rừng phòng hộ Sông Mao 33
    4.4.2. Đối với UBND xã . 34
    3.4.3. Đối với người dân/nhóm tham gia trồng và quản lý, bảo vệ rừng trồng . 36
    4.5. Các đề xuất trong việc trồng và quản lý, bảo vệ rừng trồng 37
    4.5.1. Các đề xuất liên quan đến việc trồng rừng . 38
    4.5.2. Các đề xuất liên quan đến việc quản lý và bảo vệ rừng trồng . 38
    Chương 5
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 40
    5.1. Kết luận 40
    5.2. Kiến nghị . 40
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...