Tiểu Luận Tìm hiểu tính ảo hóa trong công nghệ điện toán đám mây

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 21/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục Lục
    Phần I. Tổng Quan Về Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học 2
    1. Các khái niệm cơ bản về Khoa Học và Nghiên Cứu Khoa Học . 2
    1.1. Khoa học 2
    1.2. Nghiên cứu khoa học 2
    2. Phương pháp Nghiên cứu khoa học 5
    2.1. Phương pháp chung trong Nghiên cứu khoa học . 5
    2.2. Phương pháp giải quyết vấn đề theo khoa học về phát minh, sáng chế . 5
    Phần II. Tính Ảo Hóa Trong Công Nghệ Điện Toán Đám Mây . 12
    1. Tổng Quan Về Điện Toán Đám Mây 14
    1.1. Thế nào là điện toán đám mây? . 14
    1.2. Nguyên lý hoạt động 14
    1.3. Đặc điểm của điện toán đám mây . 14
    1.4. Các mô hình triển khai của điện toán đám mây . 14
    1.5. Các giải pháp của điện toán đám mây . 15
    1.6. Tính bảo mật trong điện toán đám mây . 15
    2. Kiến Trúc Các Phần Mềm Dịch Vụ Trong Điện Toán Đám Mây 15
    2.1. Giới thiệu phần mềm dịch vụ SaaS(Software as a Service) 15
    2.2. Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ( IaaS: Infrastructure as a Service) . 17
    2.3. Nền tảng như một dịch vụ ( PaaS: Platform as a Serivice) . 18
    2.4. So sánh dịch vụSaaS, PaaS và IaaS . 18
    2.5. Các dịch vụ khác trên nền của Cloud Computing bao gồm 18
    3. Tìm Hiểu Mô Hình Ảo Hóa Trong Điện Toán Đám Mây 19
    3.1. Công nghệ ảo hóa: 19
    3.2. Công nghệ ảo hóa máy chủ . 23
    3.3. Tìm hiểu mô hình ảo hóa máy chủ trong điện toán đám mây: 24
    Phần III. Kết Lu ận 27

    Phần I. Tổng Quan Về Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học
    1. Các khái niệm cơ bản về Khoa Học và Nghiên Cứu Khoa Học
    1.1. Khoa học
    1.1.1. Các định nghĩa và khái niệm
    - Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại qui luật c ủa vật chất và sự vận
    động của vật chất, những qui luật c ủa tự nhiên, xã hội và tư duy (Pierre
    Auger –Tendences actuelles de la recherche scientifique, UNESCO, Paris,
    1961).
    - Khoa học là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện qui luật c ủa vật
    chất, hiện tượng và vận dụng những qui luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các
    giải pháp tác động vào các sự vật hoặc hiện tượng, nhằm biến đổi trạng thái
    của chúng.
    - Theo quan điểm của Marx, khoa học còn được hiểu là một hình thái ý thức
    xã hội, tồn tại độc lập tương đối v ới các hình thái ý thức xã hội khác.
    - Các tiêu chí nhận biết một bộ môn khoa học:
    1. Có một đối tượng nghiên cứu
    2. Có một hệ thống lý thuyết
    3. Có một hệ thống phương pháp luận
    4. Có mục đích sử dụng
    1.1.2. Phân loại
    Các quan điểm tiếp cận phân loại khoa học:
    - Theo nguồn gốc: Khoa học thuần túy (sciences pures), lý thuyết (sciences
    theorique), thực nghiệm (sciences experimentales), thực chứng (sciences
    positives), qui nạp (sciences inductives), diễn dị ch (sciences deductives) .
    - Theo mục đích ứng dụng: Khoa học mô tả, phân tích, tổ ng hợp, ứng dụng,
    hành động, sáng tạo .
    - Theo mức độ khái quát: C ụ thể, trừu tượng, tổng quát
    - Theo tính tương liên giữa các khoa học: Liên ngành, đa ngành
    - Theo cơ cấu hệ thống tri thức: Cơ sở, cơ b ản, chuyên ngành
    - Theo đối tượng nghiên cứu: Tự nhiên, kỹ thuật, xã hội nhân văn, công nghệ,
    nông nghiệp, y học
    1.2. Nghiên cứu khoa học
    Nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới:
    - Khám phá những thuộc tính bản chất c ủa sự vật hoặc hiện tượng.
    - Phát hiện qui luật v ận động của sự vật.
    - Vận dụng qui luật để sáng tạo giải pháp tác động vào sự vật.
    1.2.1. Các chức năng cơ bản của nghiên cứu khoa học
    - Mô tả: Là trình bày bằng ngôn ngữ hình ảnh chung nhất c ủa sự vật, cấu trúc,
    trạng thái, sự vận động của sự vật. Sự mô tả bao gồm định tính và định
    lượng.
    - Giải thích : Là làm rõ nguyên nhân sự hình thành và qui luật chi ph ối quá
    trình vận động của sự vật nhằm đưa ra những thông tin về thuộc tính bả n
    chất của sự vật.
    - Dự đoán: Nhìn trước quá trình hình thành, sự tiêu vong, sự vận động và
    những biểu hiện của sự vật trong tương lai.
    - Sáng tạo: Làm ra sự vật mới chưa từng tồn tại. Khoa học không bao giờ
    dừng lại ở ở chức năng mô tả, gi ải thích và dự đóan. Sứ mệnh lớn lao của
    khoa học là sáng tạo các giải pháp cải tạo thế giới.
    1.2.2. Các đặc điểm của nghiên cứu khoa học
    - Tính mới: Nghiên cứu khoa học là quá trình thâm nhập vào thế giới của sự
    vật mà con người chưa biết, hướng tới những phát hiện mới hoặc những
    sáng tạo. Đây là đặc điểm quan trọng nhất.
    - Tính tin cậy: Kết quả nghiên cứu phải có khả năng kiểm chứng lại nhiều lầ n
    do nhiều người khác nhau trong điều kiện giống nhau. Do đó, một nguyên
    tắc mang tính phương pháp luận của Nghiên cứu khoa học là khi trình bày
    một k ết quả nghiên cứu, người nghiên cứu cần chỉ rõ điều kiện, những nhân
    tố và phương tiện thực hiện.
    - Tính thông tin: Là những thông tin về qui luật vận động của sự vật ho ặc hiệ n
    tượng, thông tin về qui trình công nghệ và các tham số đi kèm qui trình đó.
    - Tính khách quan: Vừa là một đặc điểm của Nghiên cứu khoa học vừa là tiêu
    chuẩn của người Nghiên cứu khoa học. Để đảm bảo tính khách quan, người
    Nghiên cứu khoa học cần phải tự trắc nghiệm lại những kết luận tưởng như
    đã hoàn toàn được xác nhận.
    - Tính rủi ro: Một nghiên cứu có thể thành công, có thể thất bại. Thất bại có
    thể do nhiều nguyên nhân nhưng trong khoa học thất bại cũng được xem là
    một kết quả và mang ý nghĩa về một kết luận của Nghiên cứu khoa học và
    được lưu giữ, tổng kết lại như một tài liệu khoa học nghiêm túc để tránh cho
    người đi sau không dẫm chân lên lối mòn, tránh lãng phí các nguồn lực
    nghiên cứu.
    - Tính kế thừa: Có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận nghiên cứu.
    Ngày nay không có một Nghiên cứu khoa học nào bắt đầu từ chỗ hòan tòan
    trống không về kiến thức, phải kế thừa các kết quả nghiên cứu của các lĩnh
    vực khoa học khác nhau.
    - Tính cá nhân: Vai trò của cá nhân trong sáng tạo mang tính quyết đ ịnh, thể
    hiện trong tư duy cá nhân và chủ kiến riêng của các nhân.
    - Tính phi kinh tế: Lao động Nghiên cứu khoa học hầu như không thể định
    mức, thiết bị chuyên dụng dùng trong Nghiên cứu khoa học hầu như không
    thể khấu hao, hiệu quả kinh tế của Nghiên cứu khoa học hầu như không thể
    xác định.
    1.2.3. Các loại hình Nghiên cứu khoa học
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...