Thạc Sĩ Tìm hiểu tỉ lệ tổn thương bàn chân và các yếu tố nguy cơ gây tổn thương bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ ngư

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 6/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
    NĂM 2012


    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 13
    1.1. Tình hình bệnh lý bàn chân đái tháo đường . 13
    1.2. Phân loại và chẩn đoán bệnh lý bàn chân do ĐTĐ 14
    1.2.1. Phân loại tổn thương bàn chân 14
    1.2.2. Chẩn đoán bệnh lý bàn chân đái tháo đường 16
    1.3. Cơ chế bệnh sinh của hình thành bệnh lý bàn chân do đái tháo đường 17
    1.3.1. Vai trò của bệnh lý thần kinh . 18
    1.3.2. Vai trò của bệnh lý mạch máu . 20
    1.3.3. Vai trò của chấn thương . 20
    1.3.4. Vai trò của nhiễm trùng 21
    1.4. Các yếu tố nguy cơ gây loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường . 22
    1.5. Chẩn đoán tổn thương bàn chân ĐTĐ trên thực hành lâm sàng . 23
    1.5.1. Bệnh lý thần kinh ngoại vi 23
    1.5.2. Bệnh lý mạch máu ngoại vi. . 26
    1.6. Giáo dục về chăm sóc bàn chân 27
    1.7. Điều trị vết loét bàn chân 27
    1.7.1. Vết loét nhỏ . 27
    1.7.2. Vết loét bàn chân . 28
    1.7.3. Chỉ định cắt cụt 28

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 29
    2.1. Địa điểm nghiên cứu . 29
    2.2.Thời gian nghiên cứu 29
    2.3. Cỡ mẫu . 29
    2.4. Đối tượng nghiên cứu. . 29
    2.5. Phương pháp nghiên cứu: 30
    2.6. Bộ công cụ và cách thức thu thập số liệu . 31
    2.6.1. Công cụ thu thập số liệu . 31
    2.6.2. Phương pháp thu thập . 31
    2.7. Phân tích số liệu . 38
    2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu . 38

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 40
    3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu . 40
    3.1.1. Đặc điểm giới của bệnh nhân nghiên cứu 40
    3.1.2. Đặc điểm tuổi bệnh nhân nghiên cứu: 40
    3.1.3. Thời gian phát hiện ĐTĐ . 41
    3.1.4. Trình độ học vấn 41
    3.1.5. Tình trạng tổn thương bàn chân 42
    3.1.6. Các dạng tổn thương bàn chân 42
    3.2. Tỉ lệ các tổn thương của bệnh lý bàn chân ĐTĐ . 43
    3.3. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh lý bàn chân ĐTĐ 44
    3.3.1. Liên quan giữa tuổi của bệnh nhân ĐTĐ với bệnh lý bàn chân ĐTĐ 44
    3.3.2. Liên quan giữa thời gian mắc bệnh với bệnh lý bàn chân ĐTĐ 45
    3.3.3. Liên quan giữa trình độ học vấn với bệnh lý bàn chân ĐTĐ . 46
    3.3.4. Liên quan giữa kiểm soát đường máu với bệnh lý bàn chân ĐTĐ 46
    3.3.5. Liên quan giữa chỉ số BMI với bệnh lý bàn chân ĐTĐ 49
    3.3.6. Liên quan giữa RLCH lipid với bệnh lý bàn chân ĐTĐ . 49
    3.3.7. Liên quan giữa microalbumin niệu với bệnh lý bàn chân ĐTĐ . 50
    3.3.8. Liên quan giữa biến chứng mắt do ĐTĐ với bệnh lý tổn thương bàn chân 51
    3.3.9. Liên quan giữa hút thuốc lá với bệnh lý bàn chân ĐTĐ . 52
    3.3.10. Liên quan giữa THA với bệnh lý tổn thương bàn chân . 53
    3.3.11. Liên quan giữa ABI với bệnh lý tổn thương bàn chân: . 53

    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN . 55
    4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 55
    4.1.1. Tuổi và giới của các bệnh nhân nghiên cứu 55
    4.1.2. Thời gian phát hiện ĐTĐ . 55
    4.1.3. Trình độ học vấn 56
    4.2. Đặc điểm tổn thương bàn chân của các bệnh nhân nghiên cứu 56
    4.3. Các hình thái tổn thương bàn chân ĐTĐ 57
    4.4. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh lý tổn thương bàn chân ĐTĐ . 59
    4.4.1.Liên quan giữa tuổi với bệnh lý bàn chân ĐTĐ 59
    4.4.2. Liên quan giữa thời gian mắc bệnh với bệnh lý bàn chân ĐTĐ 60
    4.4.3. Liên quan giữa trình độ học vấn và bệnh lý bàn chânĐTĐ 60
    4.4.4. Liên quan giữa kiểm soát đường máu và bệnh lý bàn chân ĐTĐ . 61
    4.4.5. Liên quan giữa chỉ số BMI với bệnh lý bàn chân ĐTĐ 62
    4.4.6. Liên quan giữa tổn thương vi mạch với tổn thương bàn chân ĐTĐ: 63
    4.4.7. Liên quan giữa RLCH lipid và tổn thương bàn chân ĐTĐ 64
    4.4.8. Liên quan giữa hút thuốc lá và tổn thương bàn chân ĐTĐ . 64
    4.4.9. Liên quan giữa tăng huyết áp với tổn thương bàn chân ĐTĐ 65
    4.4.10. Liên quan giữa ABI với tổn thương bàn chân ĐTĐ 65
    KẾT LUẬN 69
    KIẾN NGHỊ 70
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh nội tiết – chuyển hóa phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính kèm theo các rối loạn chuyển hóa Protid, lipid [6], [9], [10].
    Đái tháo đường, ung thư, tim mạch là 3 bệnh mạn tính không lây nhiễm có tốc độ gia tăng nhanh và tỉ lệ tử vong hàng đầu. Theo công bố của WHO 1985 có 30 triệu người trên thế giới bị ĐTĐ, nhưng theo số liệu của viện nghiên cứu đái tháo đường Quốc tế vào năm 2000 có khoảng 157,3 triệu người và năm 2010 con số này lên tới 215,6 triệu [6], [9].
    Ở Việt Nam, một số công trình điều tra dịch tễ học đã công bố tỉ lệ mắc bệnh ở 3 thành phố lớn: TP Hồ Chí Minh 2,52% (1992), Huế 0,96% (1993), Hà Nội 2,42% (2002) [6].
    Tỉ lệ bệnh ĐTĐ tăng dần theo tuổi, tuổi càng lớn tỉ lệ mắc bệnh càng cao. Theo Trần Đức Thọ và cộng sự công bố năm 2002 nghiên cứu tại Hà Nội: người trên 15 tuổi tỉ lệ ĐTĐ là 4%, người trên 65 tuổi tỉ lệ ĐTĐ là 5,7% [6].
    ĐTĐ gây ra nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính. Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ trong phương pháp điều trị cũng như các phương pháp phòng ngừa tích cực, bệnh nhân ĐTĐ vẫn có nhiều biến chứng gây tử vong và tàn phế trong đó bệnh lý bàn chân ĐTĐ là một biến chứng mạn tính thường gặp với những tổn thương đa dạng như: giảm dòng máu nuôi dưỡng, tăng tiêu xương bàn chân, giảm cảm giác bảo vệ, yếu cơ bàn chân, chai chân, biến dạng bàn chân đây là những yếu tố quan trọng gây nên bệnh lý bàn chân và nặng nhất là loét chân, với nguy cơ cắt cụt cao [6],[9], [10], [14], [24].

    Đối với bệnh lý bàn chân ĐTĐ ngay từ khi xuất hiện những tổn thương ban đầu như rối loạn dinh dưỡng, nứt chân, chai chân, biến dạng bàn chân, vết thương lâu lành đã làm bệnh nhân mất đi sức lao động, gây tàn phế, giảm chất lượng cuộc sống, giảm tuổi thọ và tạo gánh nặng cho xã hội. Khi tổn thương tiến triển đến loét chân, hoại tử bệnh nhân cần phải nhập viện điều trị với thời gian nằm viện lâu dài, chi phí điều trị lớn trong khi đó việc kiểm soát vết loét bàn chân ĐTĐ rất khó khăn và nguy cơ cắt cụt rất lớn.Vì vậy để giảm bớt số lượng bệnh nhân ĐTĐ phải chịu hậu quả nặng nề của loét bàn chân việc phát hiện và phòng ngừa sớm các tổn thương bàn chân ĐTĐ có vai trò hết sức quan trọng. Với đặc điểm bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi, thời gian mắc bệnh thường dài, thói quen sinh hoạt khác với người trẻ, giảm sút khả năng tự bảo vệ và điều kiện đi khám bệnh để được theo dõi thường xuyên là khó khăn nên kiểm soát bệnh có nhiều hạn chế. Cho đến nay ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về bệnh lý bàn chân do ĐTĐ nhưng chưa có đánh giá nào về mô hình các hình thái tổn thương bàn chân trong bệnh lý ĐTĐ ở người cao tuổi. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Tìm hiểu tỉ lệ tổn thương bàn chân và các yếu tố nguy cơ gây tổn thương bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ người cao tuổi” với hai mục tiêu:
    1. Tìm hiểu tỉ lệ các tổn thương bàn chân trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 người cao tuổi.
    2. Nhận xét các yếu tố nguy cơ gây tổn thương bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 người cao tuổi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...