Luận Văn Tìm hiểu thực trạng xóa đói, giảm nghèo tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1.Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi ngiên cứu . 2
    4. Dự kiến đóng góp của khóa luận . 2
    5. Phương pháp nghiên cứu . 2
    6. Kết cấu của khóa luận 3
    PHẦN NỘI DUNG .5
    Chương 1: Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam và chính sách xóa đói,
    giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta 5
    1.1 Cơ sở lí luận về xóa đói, giảm nghèo . 5
    1.1.1 Đói nghèo – cách tiếp cận .5
    1.1.2 Tiêu chí đánh giá và chuẩn đói nghèo ở Việt Nam .9
    1.1.2.1 Tiêu chí đánh giá đói nghèo ở Việt Nam . 9
    1.1.2.2 Chuẩn đói nghèo ở Việt Nam .9
    1.1.3 Tư tưởng của Hồ Chí Minh về xóa đói, giảm nghèo 11
    1.2 Khái quát tình hình thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của
    Đảng và Nhà nước ta . 14
    1.2.1 Quan điểm chỉ đạo và chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng
    và Nhà nước ta 14
    1.2.2 Khái quát tình hình thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở
    Việt Nam 18
    1.2.2.1 Thành tưụ . 18
    1.2.2.2 Hạn chế .21
    Chương 2: Thực trạng xóa đói, giảm nghèo tại huyện Chợ Mới , tỉnh An
    Giang từ năm 2001 đến nay 24
    2.1 Sơ lược về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới, tỉnh
    An Giang hiện nay 24
    2.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên 24
    2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang .24
    2.2 Những thành tựu và hạn chế của việc thực hiện chính sách xóa đói,
    giảm nghèo tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay . 26
    2.2.1 Khái quát tình hình hộ nghèo ở huyện Chợ Mới 26
    2.2.2 Một số chủ trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng,
    Nhà nước tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay.
    27
    2.2.2.1 Một số chủ trương xóa đói, giảm nghèo tại huyện Chợ Mới, tỉnh
    An Giang 27
    2.2.2.2 Các chính sách hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo tại huyện Chợ Mới,
    tỉnh An Giang . 31
    2.2.3 Những thành tựu và hạn chế của việc thực hiện chính sách xóa
    đói, giảm nghèo tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến
    nay 32
    2.2.3.1 Thành tựu 32
    2.2.3.2 Hạn chế 37
    2.3 Một số giải pháp góp phần vào việc thực hiện tốt chính sách xóa đói,
    giảm nghèo của Đảng, Nhà nước tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 38
    2.3.1 Phương hướng, mục tiêu và giải pháp thực hiện chính sách xóa
    đói, giảm nghèo tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 38
    2.3.1.1 Phương hướng 38
    2.3.1.2 Mục tiêu giảm nghèo 39
    2.3.1.3 Các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2010 39
    2.3.1.4 Các giải pháp để thực hiện Chương trình giảm nghèo .39
    2.3.2 Một số giải pháp nhằm góp phần vào việc thực hiện tốt chính
    sách xóa đói, giảm nghèo tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang trong
    thời gian sắp tới .41
    2.3.2.1 Các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cần đẩy mạnh việc
    tăng năng suất đất canh tác nông nghiệp để góp phần làm tăng nguồn
    thu nhập ổn định cho hộ nghèo đói 41
    2.3.2.2 Cung cấp vốn cho những hộ nghèo đói để họ có điều kiện tham
    gia vào các hoạt động sản xuất 42
    2.3.2.3 Các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cần phát huy vai
    trò kinh tế của phụ nữ ở nông thôn . 43
    PHẦN KẾT LUẬN 45
    Tài liệu tham khảo . 47
    Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm. SVTH:Nguyễn Ngọc Ánh
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài:
    Đói nghèo là một hiện tượng xã hội tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới.
    Nghèo khổ không chỉ là nỗi đau của toàn nhân loại mà còn hủy hoại tiềm năng
    con người, loại con người ra khỏi quá trình phát triển và kết cục là cảnh nghèo
    trở nên dai dẳng hơn. Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, trên thế giới hiện có
    khoảng trên 2 tỷ người đang chịu sống trong cảnh nghèo đói, trong đó có
    khoảng ½ tỷ người trong độ tuổi từ 15 - 24 đang phải sống ít hơn 2 USD mỗi
    ngày, thậm chí phải sống với mức chi tiêu dưới 1USD mỗi ngày. Việt Nam
    cũng không là một ngoại lệ, nhiều thập kỷ bị xâm lược buộc chúng ta phải
    chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Chiến tranh tàn phá, nền kinh tế bị đổ nát,
    một đất nước nghèo đói sau chiến tranh lại bị bao vây cấm vận bởi các thế lực
    thù địch. Bằng sự nỗ lực của cả nước, đứng đầu là sự lãnh đạo của Đảng và
    Nhà nước ta, ý chí quật cường của cả dân tộc và hỗ trợ của bạn bè quốc tế, hơn
    20 năm qua nước ta đã làm giảm số hộ nghèo đói (theo tiêu chí quốc tế) từ gần
    60% xuống còn 19% năm 2006 [22]. Theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, Việt
    Nam đã về đích trước 10 năm so với mục tiêu xóa đói nghèo trong thực hiện
    mục tiêu thiên niên kỷ.
    Tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng công tác xóa đói, giảm nghèo chưa
    thật sự vững chắc. Theo nhận định của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Văn
    kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X thì: “Số hộ nghèo và tái nghèo ở một
    số vùng còn lớn, tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn cao. Đời sống nhân dân
    vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị thiên tai còn nhiều khó khăn; nhiều vùng
    dân tộc thiểu số có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn so với bình quân cả nước. Một số
    chính sách trợ giúp người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo chưa tổ chức thực
    hiện tốt”.[9; 173]
    Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách xóa
    đói, giảm nghèo. Đó là một trong những mục tiêu chiến lược của phát triển
    bền vững đất nước. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
    Đảng ta đã khẳng định: xóa đói, giảm nghèo là một trong những giải pháp cơ
    bản để kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Đồng thời đẩy
    mạnh việc thực hiện xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ chủ yếu
    để phát triển kinh tế - xã hội trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 mà Đảng Cộng
    sản Việt Nam đã nêu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X.
    Trang 1
    Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm. SVTH:Nguyễn Ngọc Ánh
    Do đó, để thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
    Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo theo tinh thần của Đại hội đại biểu toàn
    quốc lần thứ IX và X, tỉnh An Giang nói chung và huyện Chợ Mới nói riêng
    đã ra sức đẩy mạnh thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo và đạt được
    nhiều thành tựu đáng kể: năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo ở huyện là 8,66% đến năm
    2007 giảm xuống còn 6,95% ( tính theo chuẩn mới), Chợ Mới là một trong
    bốn huyện của tỉnh An Giang công bố là đã hoàn thành xong việc cấp nhà đại
    đoàn kết và xóa xong “nhà tre lá dột nát, nhà tạm bợ cho người nghèo”. Tuy
    nhiên, việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại huyện chưa đáp ứng
    yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và xu thế toàn
    cầu hóa nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO đó là tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn
    khá cao. Vì vậy, mục tiêu phấn đấu của huyện là đến năm 2010 sẽ giảm tỉ lệ
    hộ nghèo xuống còn 3%. Để hoàn thành mục tiêu này và đồng thời đáp ứng
    được yêu cầu đổi mới của đất nước, đòi hỏi các cấp lãnh đạo ở huyện nhà Chợ
    Mới có những biện pháp cụ thể để khắc phục những mặt hạn chế và thực hiện
    có hiệu quả nhất chính sách xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
    Từ những lí do trên nên tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu thực trạng xóa đói,
    giảm nghèo tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay.” để làm
    khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Giáo dục Chính trị.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Tìm hiểu vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam và chính sách xóa
    đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.
    - Tìm hiểu thực trạng và một số chủ trương, chính sách xóa đói, giảm
    nghèo của Đảng, Nhà nước tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
    - Đề ra một số giải pháp góp phần thực hiện tốt chính sách xóa đói, giảm
    nghèo tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu: thực trạng xóa đói, giảm nghèo.
    - Phạm vi nghiên cứu: thực trạng xóa đói, giảm nghèo tại địa phương
    huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay.
    4. Dự kiến đóng góp của khóa luận:
    - Khóa luận góp phần hệ thống hóa quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng
    ta về xóa đói, giảm nghèo ở Việt nam và chính sách xóa đói, giảm nghèo của
    Đảng, Nhà nước ta hiện nay.
    - Kết quả nghiên cứu của khóa luận là nguồn tư liệu để các cấp ủy Đảng,
    chính quyền địa phương có thể tham khảo trong quá trình lãnh đạo, giải quyết
    Trang 2
    Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm. SVTH:Nguyễn Ngọc Ánh
    các vấn đề liên quan đến xóa đói, giảm nghèo tại huyện Chợ Mới, tỉnh An
    Giang.
    - Có thể là tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy, học tập, nghiên
    cứu về chính sách xã hội hiện nay.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Khóa luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan
    điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta về xóa đói, giảm nghèo, kết hợp với
    phương pháp lịch sử và logic, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, nghiên cứu thực
    tiễn.
    6. Kết cấu của khóa luận:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo khóa luận
    gồm hai chương:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...