Tiểu Luận Tìm hiểu thực trạng về “ chửa hộ, đẻ thuê” ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I:Mở bài:
    Quyền làm mẹ là một trong những quyền thiêng liêng và cao quý nhất của người phụ nữ. Quyền đó trước hết xuất phát từ chức năng sinh học tự nhiên của người phụ nữ mà không ai có thể thay đổi được. Nhờ có chức năng cao quý đó của người phụ nữ mà thế giới luôn tồn tại, phát triển và đổi mới. Vì lẽ đó mà vai trò của người mẹ luôn được thừa nhận và tôn trọng. Tuy nhiên, trong thực tế xã hội hiện nay, số lượng những cặp vợ chồng vô sinh là rất lớn, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Người vợ bị suy tim hoặc bệnh thận nặng chính vì vậy khao khát có con của họ rất lớn. Pháp luật nước ta đã quy định vấn đề “ sinh con theo phương pháp khoa học” tại Nghị định 12/2003/ NĐ-CP để mở ra những hi vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy nhiên, việc sinh con theo phương pháp khoa học không phải trường hợp nào cũng thành công và chi phí bỏ ra cũng khá tốn kém. Chính từ thực tế đó mà hiện nay thực trạng “ chửa hộ, đẻ thuê” ở Việt Nam đang trở thành một vấn đề hết sức nóng bỏng gây nhiều tranh cãi.
    II. Nội dung:
    1. Khái niệm “ chửa hộ, đẻ thuê”.

    Về bản chất “ chửa hộ” chính là mang thai hộ, về mặt sinh học, thai chỉ là một mảnh ghép vào tử cung của người mang thai hộ. Nên đứa bé mang ghen và cả nhóm máu của cha mẹ. Hiện nay, mang thai hộ có hai hình thức đó là: một người phụ nữ vừa cho cặp vợ chồng vô sinh noãn, vừa mang thai hộ cho cặp vợ chồng đó vì người vợ không thể mang thai được. Trường hợp thứ hai người phụ nữ nhận cấy phôi của cặp vợ chồng vô sinh và mang thai hộ vì người vợ không thể mang thai được.
    Bản chất của việc “đẻ thuê” bao gồm hai trường hợp mà người đẻ thuê có thể mang thai đó là: có thể chuyển phôi kết hợp giữa trứng và tinh trùng của hai vợ chồng vào tử cung của người đó, và trường hợp thứ hai là “ quan hệ” trực tiếp giữa người đàn ông và người đẻ thuê.
    Về mặt kĩ thuật, “đẻ thuê” và “ mang thai hộ” gần giống nhau, nhưng khác nhau ở khía cạnh đạo lí. “Đẻ thuê” là mang thai để lấy tiền, còn “ chửa hộ” có khi là những người cùng gia đình hoặc thân thích và không mang ý nghĩa kinh tế.
    2. Thực trạng “ chửa hộ, đẻ thuê” hiện nay và các vấn để nảy sinh từ thực trạng này.
    Hiện nay, pháp luật nước ta chỉ quy định việc sinh con theo phương pháp khoa học mà chưa có quy định cụ thể về vấn đề “ mang thai hộ”. Chính vì vậy trong đời sống xã hội hiện nay, vấn đề “ Chửa hộ, đẻ thuê” vẫn diễn ra lặng lẽ và để lại không ít những hệ luỵ của nó.
    Xác định cha mẹ, con trong trường hợp “ chửa hộ, đẻ thuê”.
    Từ lâu, một trong những yếu tố để xác định cha mẹ, con đó là yếu tố huyết thống. Thành ngữ “ cha sinh, mẹ đẻ” hay “ mang nặng, đẻ đau” đã hình thành trong tư duy của mỗi người khi nói đến quan hệ cha- mẹ- con. Người đàn bà sinh ra đứa trẻ nghiễm nhiên là mẹ của đứa trẻ, hiện tượng tự nhiên này tồn tại trong ý niệm xã hội, đạo đức của con người và được khẳng định về mặt luật pháp. Song, hiện tượng “ chửa hộ, đẻ thuê” hoàn toàn không nằm trong khuôn mẫu tập quán, tình cảm và đạo đức truyền thống. Người đàn bà không mang thai, không sinh đẻ vẫn có thể là mẹ của đứa trẻ được thụ tinh hình thành bằng chính trứng của mình, còn người phụ nữ mang thai, sinh đẻ không phải là mẹ. Người “ chửa hộ, đẻ thuê” chỉ là người trợ giúp theo thoả thuận, có hoặc không có thù lao bồi hoàn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...