Luận Văn Tìm hiểu Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành Dệt – may Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài

    Việt Nam trước đây là một nước đươc bạn bè thế giới biết đến là một nước nông nghiệp, tuy nhiên công nghiệp cũng được nhà nước quan tâm phát triển. Trong đó, chủ yếu là công nghiệp nhẹ, và một trong những ngành công nghiệp đó là ngành dệt may. Ngành dệt may có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Đây là ngành cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho xã hội, giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động, đồng thời đã mang lại một nguồn lợi lớn từ xuất khẩu và đóng góp nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Công nghiệp dệt may hiện có tiềm lực phát triển khá mạnh và được coi là một trọng điểm phát triển công nghiệp của Việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kết quả của sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may trong những năm gần đây chủ yếu dựa vào phát triển công nghiệp may mặc. Công nghiệp may mặc là lĩnh vực có khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu cao nhất của ngành. Việc nghiên cứu “Tìm hiểu Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành Dệt – may Việt Nam” được coi là vấn đề thiết thực và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc nghiên cứu giúp chúng ta hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn của ngành dệt may nước ta. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra những phương hướng để cho ngành dệt may nước ta phát triển một cách tòan diện và đạt hiệu quả kinh tế cao.
    2 Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    -Tìm hiểu thực trạng của ngành dệt may Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển loại hình công nghiệp này một cách hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp. Đưa nền kinh tế nước nhà ngày một tiến xa trên trường Quốc tế.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Tìm hiểu thực trạng của ngành dệt may Việt Nam trong những năm gần đây.
    - Những thuận lợi và khó khăn của dệt may Việt Nam trong những năm qua.
    - Đề xuất những giải pháp khắc phục yếu kém nhằm phát triển ngành dệt may.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    3.1. Phương pháp thu thập số liệu
    Số liệu được thu thập thông qua báo cáo kinh doanh của các đơn vị kinh doanh loại hình công nghiệp này trên phạm vi cả nước và số liệu tổng quan ngành thu thập từ các báo cáo của Bộ công thương và tổng cục thống kê Việt Nam.
    3.2. Phương pháp phân tích số liệu
    Số liệu được phân tích theo phương pháp thống kê mô tả.
    4. Phạm vi nghiên cứu: do hạn chế về thời gian và tài chính nên phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở mức:
    4.1. Thời gian: các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh loại hình dệt may trên phạm vi cả nước trong thời gian qua (từ năm 2007 đến năm 2009), kế hoạch và định hướng phát triển ngành trong các năm tới.
    4.2. Không gian: trên phạm vi cả nước
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...