Luận Văn Tìm hiểu thực trạng thực hiện các nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học khu v

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1 : MỞ ĐẦU

    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Đạo đức là một nhân tố quan trọng để hình thành nhân cách con người. Trong trường học, đạo đức là phạm trù giáo dục được đặt lên hàng đầu. “Giáo dục nhân cách - nhiệm vụ mục tiêu cơ bản của giáo dục”. Đó là tinh thần cốt lõi xuyên suốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo thời kì công nghiệp hoá- hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2010. Ngay sau đại hội VIII - Đại hội mở ra một thời kì cách mạng Việt Nam- thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Hội nghị TW2 đã giao nhiệm vụ: “Trong thời gian tới phải tăng cường giảng dạy các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh thành một bộ môn trong nhà trường và tổ chức học tập và giảng dạy tốt bộ môn triết học Mác - Lênin” [6-tr 9]. Hội nghị TW2 cũng nhấn mạnh ở tất cả các cấp học phải dạy tốt và học tốt quốc ngữ, quốc văn, quốc sử và địa lí Việt Nam. Thực hiện đầy đủ số giờ dạy địa phương học để từ đây giáo dục lòng yêu quê hương, tinh thần nồng nàn yêu nước.
    Xét cho cùng toàn bộ công việc của giáo dục là góp phần phát triển con người, hình thành nhân cách, phát triển nhân cách. Sự phát triển kinh tế - xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người: “phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.
    Bậc tiểu học là bậc học nền tảng nhằm hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Phải chú trọng giáo dục đạo đức cho các em ngay ở bậc Tiểu học vì ở độ tuổi này các em còn rất nhỏ, các em dễ dàng học được điều tốt và cũng dễ dàng nhiễm điều xấu. Giáo dục đạo đức cho các em thông qua các môn học, thông qua các hoạt động trong và ngoài nhà trường
    Thời cuộc mới tạo nên thang giá trị mới, thước đo giá trị mới trên cơ sở giữ gìn các giá của nhân loại và dân tộc như: các giá trị truyền thống hoà bình, hiếu thảo .Điều đáng quan tâm là có những biến đổi lớn, thậm chí có người cho là đảo lộn, khủng hoảng trong định hướng xã hội và kéo theo đó là biết bao vấn đề đặt ra cho giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ.
    Cũng như Nghị quyết Hội nghị TW2 - Đại hội VIII đã nêu: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp về tương lai bản thân và đất nước” [6-tr4] phải chăng là một trong những nguyên nhân là từ năm 1986 đến nay việc đổi mới của toàn ngành Giáo dục - Đào tạo mới chỉ chú trọng đến nội dung chương trình, phương pháp dạy học . Mà một trong những nguyên nhân phải chăng là khi khai thác những hoạt động giáo dục có những lúc, có những chỗ chúng ta chưa quán triệt chặt chẽ các nguyên lí, các nguyên tắc giáo dục. Các nguyên tắc giáo dục chưa được đề cập như một văn bản pháp qui buộc mọi người phải thực hiện.
    Với tư cách là một giáo viên Tiểu học trong tương lai nên tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu thực trạng thực hiện các nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học khu vực thị xã Phúc Yên- Vĩnh Phúc” nhằm nâng cao hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ cho công tác giảng dạy sau này. Nhưng do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu mới dừng lại ở các trường tiểu học khu vực thị xã Phúc Yên.
    2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    Bàn về giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học có nhiều tác giả đề cập đến:
    Lưu Thu Thuỷ- “Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh Tiểu học qua trò chơi”.
    Lưu Thu Thuỷ - “Đổi mới phương pháp dạy học đạo đức ở Tiểu học”
    Nguyễn Thị Thanh Thuỷ - “Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp”.
    Hà Thế Ngữ - “Một số vấn đề về phương pháp giáo dục đạo đức và giáo dục môn đạo đức ở cấp I ”.
    Khi nói đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học các tác giả mới chỉ đề cập đến phương pháp giáo dục đạo đức như thế nào mà chưa đi sâu tìm hiểu thực trạng thực hiện các nguyên tắc giáo dục đạo đức.
    3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Tìm hiểu thực trạng thực hiện các nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học và nguyên nhân dẫn đến thực trạng. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục thực trạng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho các em.
    4. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
    Nguyên tắc giáo dục đạo đức.
    5. ĐỐI TUỢNG NGHIÊN CỨU - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Đối tượng nghiên cứu : thực trạng thực hiện các nguyên tắc giáo dục đạo đức.
    - Phạm vi nghiên cứu : trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Tiểu học khu vực thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
    6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Việc thực hiện các nguyên tắc giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học tại thị xã Phúc Yên chưa đảm bảo tốt. Trong quá trình giáo dục, nguyên tắc giáo dục gắn với thực tiễn lao động đấu tranh và xây dựng bảo vệ Tổ quốc của nhân dân lao động thường bị vi phạm dẫn đến kết quả giáo dục chưa như mong muốn.
    7. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    7.1. Tìm hiểu cơ sở lí luận
    7.2. Tìm hiểu thực trạng
    7.3. Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp.
    8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Phương pháp đọc sách.
    Phương pháp điều tra.
    Phương pháp trò chuyện.
    Phương pháp quan sát.
    Phương pháp thống kê toán học.
    9. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
    Tháng 10/2007: nhận đề tài, lập đề cương.
    Tháng 11/2007- 1/2008: tìm hiểu cơ sở lý luận.
    Tháng 2/2008- 4/2008: tìm hiểu thực trạng.
    Tháng 5/2008: tổng kết số liệu, hoàn thành đề tài.
    10. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
    PHẦN 1: MỞ ĐẦU
    PHẦN 2: NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: Một số vấn đề về nguyên tắc giáo dục đạo đức
    1. Một số vấn đề về Đạo đức
    2. Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
    3. Nguyên tắc giáo dục đạo đức
    3.1. Khái niệm
    3.2. Cơ sở xác định
    3.3. Hệ thống các nguyên tắc giáo dục đạo đức

    CHƯƠNG 2: Thực trạng thực hiện các nguyên tắc giáo dục đạo đức
    cho học sinh Tiểu học khu vực thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc
    1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc thực
    hiện các nguyên tắc giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...