Thạc Sĩ Tìm hiểu thực trạng tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tìm hiểu thực trạng tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 01
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG GDP, CHẤT LƯỢNG
    CUỘC SỐNG VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA NÓ 07
    1.1 Những khái niệm cơ bản 07
    1.1.1 Tăng trưởng GDP 07
    1.1.2 Nâng cao chất lượng cuộc sống . 11
    1.2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống
    . 15
    1.2.1 Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và phát triển con người 17
    1.2.2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và phát triển văn hóa . 26
    1.2.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và công bằng xã hội . 28
    1.2.4 Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và xóa đói giảm nghèo . 29
    1.3 Những kinh nghiệm cho Việt Nam . 30
    1.3.1 Tăng trưởng GDP với phát triển con người 30
    1.3.2 Tăng trưởng GDP với phát triển văn hóa 31
    1.3.3 Tăng trưởng GDP với công bằng xã hội 31
    1.3.4 Tăng trưởng GDP với xóa đói giảm nghèo . 32
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG GDP
    VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở VIỆT NAM GIAI
    ĐOẠN 1986-2010 34
    2.1 Khái lược về đặc điểm kinh tế-xã hội Việt Nam . 34
    2.1.1 Về kinh tế 34
    2.1.2 Về xã hội . 35
    2.2 Thực trạng tăng trưởng GDP . 39
    2.2.1 Mô hình tăng trưởng đổi mới chậm .39
    2.2.2 Cấu trúc nền kinh tế chưa phù hợp 43
    2.2.3 Chiến lược tăng trưởng nhiều bất cập . 45
    2.3 Thực trạng tác động từ tăng trưởng GDP đến vấn đề nâng cao chất lượng
    cuộc sống 47
    2.3.1 Về phát triển con người 47
    2.3.2 Về phát triển văn hóa . 56
    2.3.3 Về công bằng xã hội . 58
    2.3.4 Về xóa đói giảm nghèo . 62
    2.4 Nguyên nhân . 64 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XỬ LÝ TỐT
    MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG GDP VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO
    CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 66
    3.1 Những quan điểm cơ bản . 66
    3.1.1 Quan điểm toàn diện . 66
    3.1.2 Quan điểm lịch sử cụ thể 67
    3.1.3 Quan điểm phát triển 68
    3.1.4 Quan điểm và định hướng của Đảng Cộng Sản Việt Nam 68
    3.2 Những giải pháp chủ yếu 69
    3.2.1 Nhóm giải pháp về tăng trưởng GDP 70
    3.2.2 Nhóm giải pháp về phát triển con người và phát triển văn hóa 73
    3.2.3 Nhóm giải pháp về công bằng xã hội và xóa đói giảm nghèo . 83
    KẾT LUẬN 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
    PHỤ LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) với tốc độ cao là mục tiêu quan
    trọng đối với hầu hết các quốc gia. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh
    giá mức độ tăng trưởng kinh tế và thành tựu xóa đói giảm nghèo của các nước đang
    phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tiễn, tốc độ tăng trưởng
    GDP cao không luôn đồng nghĩa với phát triển kinh tế nhanh, bền vững mà thậm
    chí đôi lúc còn phát sinh những bất công trong xã hội, dẫn đến chất lượng cuộc
    sống của người dân bị suy giảm. Đây cũng chính là một mục tiêu lớn, phức tạp mà
    Đảng và Nhà nước đang hết sức quan tâm giải quyết đúng theo tinh thần của Văn
    kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (đại hội XI), trong đó nhiệm vụ được chỉ
    rõ: “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển
    hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao
    chất lượng, hiệu quả tính bền vững” nhằm thực hiện mục tiêu: “phát triển kinh tế
    nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân”.
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Nếu nước độc lập mà dân không
    hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [38]. Hạnh phúc-tự do là
    mục đích thiêng liêng và cao cả của tất cả các dân tộc trên thế giới, với Việt Nam
    mục đích này còn là Quốc hiệu “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”. Sau hơn một phần
    tư thế kỷ độc lập dân tộc, Việt Nam đã trở thành quốc gia đạt được mức tăng
    trưởng kinh tế khá cao trong thời gian dài nhưng chất lượng cuộc sống ra sao, liệu
    rằng người dân có hạnh phúc hơn hay tăng trưởng kinh tế đã thực sự làm cho chất
    lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao. Đúc kết từ thực tiễn của
    đất nước trong tiến trình đổi mới, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã
    khẳng định: “Đặc biệt chú trọng xử lý và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn: quan
    hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị;
    giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng
    sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa;
    giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã 2

    Từ nhận thức rõ yêu cầu của việc tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với nâng
    cao đời sống nhân dân mà trong Văn kiện Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam
    (CSVN) đã chỉ rõ: “Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao
    động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt
    về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ
    nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân” [40]. Chính vì lẽ đó,
    luận văn khẳng định sự cần thiết khách quan phải nghiên cứu về lý luận và thực
    tiễn của vấn đề tăng trưởng kinh tế; của vấn đề phải nâng cao chất lượng cuộc sống
    người dân; và sự cần thiết phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và
    nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong thời gian tới, đặc biệt là trong bối
    cảnh của Việt Nam trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Chính vì vậy mà tôi
    chọn đề tài: “Tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt
    Nam” làm luận văn Thạc sĩ.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
    Vấn về tăng trưởng GDP hay tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc
    sống đã được nhiều tác giả, nhiều đề tài của các tổ chức trong và ngoài nước nghiên
    cứu dưới nhiều góc độ khác nhau:
    Những nghiên cứu trên thế giới:
    Tác giả Amartya Sen (1993) trong tác phẩm “Chất lượng cuộc sống” [34] đã phát
    triển lý thuyết: “Tiếp cận năng lực” (capabilities approach). Theo lý thuyết này, năng
    lực cá nhân là yếu tố quyết định đến chất lượng cuộc sống. Những năng lực này được
    hình thành qua quá trình mà trong đó những nguồn lực được chuyển đổi bởi ba nhóm
    yếu tố là cá nhân, xã hội và môi trường vào tiềm năng hoạt động của con người.
    R.C Sharma (1988) trong “Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc
    sống” [36] nghiên cứu mối tương tác giữa chất lượng cuộc sống dân cư với quá trình
    phát triển dân cư, phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Theo ông, chất lượng
    cuộc sống là sự đáp ứng đầy đủ về các yếu tố vật chất và tinh thần cho người dân.
    Năm 1990, Mahbub ul Haq và Amartya Sen thông qua chương trình Phát triển
    Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã sử dụng chỉ số đánh giá về phát triển con người - HDI
    (Human Development Index) [53] lần đầu tiên nhằm bổ sung và khắc phục những hạn
    3

    chế của chỉ số GDP (HDI là một chỉ số thống kê tổng hợp gồm các dữ liệu về tuổi thọ,
    giáo dục và GNI bình quân đầu người thu thập được ở các quốc gia).
    Những nghiên cứu ở Việt Nam:
    Vấn đề tăng trưởng GDP và nâng cao chất lượng cuộc sống cũng đã được các tác
    giả đề cập tới trên một vài khía cạnh khác nhau như: nghiên cứu có liên quan đến chất
    lượng cuộc sống của Đỗ Thiên Kính (2003) “Phân hóa giàu nghèo và tác động của
    yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam”; đề tài “Tăng trưởng
    kinh tế, nghèo đói, bất bình đẳng thu nhập và chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam”
    của Ngô Quang Thành (2005).
    Tác giả Đặng Quốc Bảo, Trương Thị Thúy Hằng (2005) “Chỉ số phát triển kinh
    tế trong HDI, cách tiếp cận và một số kết qủa nghiên cứu”; Phạm Đức Thành (2004)
    với nghiên cứu “Nâng cao chỉ số phát triển con người Việt Nam”; và Nguyễn Thị
    Cành (2001) “Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo và các giải pháp xóa
    đói giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam nhìn từ thực tiễn
    thành phố Hồ Chí Minh”.
    Trong năm 2010, lần đầu tiên, vấn đề mức sống và môi trường sống của người
    dân TP.HCM cũng được đặt ra trong đề tài nghiên cứu do Viện Nghiên cứu phát triển
    TP.HCM thực hiện “Mức sống kết hợp với môi trường sống của các hộ gia đình tại
    TP.HCM”.
    Các đề tài, tư liệu, bài viết, nghiên cứu trên đây đã phân tích làm sáng tỏ những
    nội dung cơ bản về tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống theo nhiều góc độ
    khác nhau, có những đóng góp nhất định trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.
    Tuy nhiên chưa có một đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hai nhân tố
    này, đặc biệt là ở Việt Nam giai đoạn 1986 đến 2010.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1 Mục đích
    Đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn mối quan hệ giữa tăng trưởng
    GDP và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam.
    4

    3.2 Nhiệm vụ
    Để đạt được mục đích trên, đề tài có ba nhiệm vụ cụ thể sau đây:
    Một là, nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận về tăng trưởng GDP và chất lượng
    cuộc sống cùng với mối quan hệ của nó.
    Hai là, phân tích thực trạng tăng trưởng GDP và chất lượng cuộc sống. Đánh giá
    rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để giải quyết tốt mối quan hệ này.
    Ba là, vạch ra những quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu về tăng trưởng GDP
    và nâng cao chất lượng cuộc sống cùng với những mối quan hệ của nó ở Việt Nam giai
    đoạn 2011 đến 2020.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống là một đề tài rất
    rộng. Nó liên quan đến quá trình phát triển của một quốc gia trên các mặt chính trị,
    kinh tế, văn hóa, tư tưởng và ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc sống của con người trong xã
    hội. Do vậy, luận văn không thể phân tích lý giải trên tất cả các mặt đó mà chỉ giới hạn
    phạm vi sau:
    Về đối tượng, chỉ nghiên cứu về tăng trưởng GDP, về nâng cao chất lượng cuộc
    sống và mối quan hệ của nó.
    Về không gian, phạm vi là trên đất nước Việt Nam.
    Về thời gian, đề tài nghiên cứu các nội dung này giai đoạn từ 1986 đến 2010.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn vận dụng phương pháp luận chung, cơ bản và kết hợp các phương pháp cụ
    thể khác: hệ thống, phân tích - tổng hợp, so sánh, diễn dịch – quy nạp, .
    Phương pháp biện chứng duy vật là phương pháp cơ bản của kinh tế chính trị Mác-
    Lênin. Vì vậy, đề tài vận dụng phương pháp này nhằm nghiên cứu các nội dung của
    tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống trong mối liên hệ phổ biến,
    trong sự vận động phát triển không ngừng.
    Phương pháp duy vật lịch sử: nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và vấn
    đề nâng cao chất lượng cuộc sống giai đoạn 1986-2010 ở Việt Nam. Xem xét mối quan hệ
    5

    này trong tiến trình chuyển đổi, phát triển nền hình kinh tế sau đổi mới.
    Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
    Phương pháp trừu tượng hóa khoa học giúp đề tài đơn giản hóa các vấn đề bằng
    cách gạt bỏ những yếu tố đơn nhất, ngẫu nhiên, tạm thời trong quá trình nghiên cứu
    mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và nâng cao chất lượng cuộc sống để tách ra những
    yếu tố cơ bản, chủ yếu và bền vững phản ánh bản chất, quy luật của mối quan hệ này.
    Phương pháp nghiên cứu lý thuyết để tổng hợp từ các công trình nghiên cứu, các
    bài viết và tài liệu có liên quan đến chất lượng cuộc sống. Đây là phương pháp quan
    trọng, được sử dụng thường xuyên trong quá trình nghiên cứu của luận văn.
    Phương pháp thống kê: sử dụng các kỹ thuật thống kê nhằm xử lý số liệu thu thập
    được và kết quả của các nghiên cứu, báo cáo, . tổng hợp theo các tiêu chí để đánh giá
    chất lượng cuộc sống.
    Nguồn tài liệu: Những tác phẩm chính mà đề tài tham khảo bao gồm: bộ Tư bản
    của Marx và Engels; các Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần V,VI,VII,VIII,IX,X
    và XI. Tác giả cũng tham khảo những sách chuyên khảo, các giáo trình kinh tế-chính
    trị, tạp chí chuyên ngành, bài báo khoa học trong và ngoài nước, và các nguồn dữ liệu
    thông tin trên mạng thông tin toàn cầu (internet).
    6. Những đóng góp của luận văn
    Luận văn có những đóng góp sau đây:
    Một là, hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về tăng trưởng GDP, chất
    lượng cuộc sống, mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao chất lượng
    cuộc sống. Cụ thể, luận văn xây dựng khái niệm chất lượng cuộc sống trên bốn nội
    dung sau: 1) Phát triển con người; 2) Phát triển văn hóa; 3) Xóa đói giảm nghèo; và 4)
    Công bằng xã hội. Và chỉ rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao
    chất lượng cuộc sống chính là việc xử lý tốt mối quan hệ với các thành tố tạo lên chất
    lượng cuộc sống.
    Hai là, bằng các số liệu thực tế, luận văn chứng minh, phân tích rõ những bất cập
    trong tăng trưởng GDP, nâng cao chất lượng cuộc sống và mối quan hệ giữa tăng
    trưởng GDP và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam giai đoạn 1986-
    6

    2010. Chỉ rõ nguyên nhân là do: 1) Thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện; 2) Mô
    hình tăng trưởng chậm đổi mới; 3) Cấu trúc nền kinh tế chưa phù hợp; 4) Chiến lược
    phát triển còn nhiều bất cập; và 5) Chính sách KT-XH chưa tạo dựng tính công bằng
    thực sự cho mọi người dân, phát triển con người và nâng cao chất lượng cuộc sống
    chưa trở thành cam kết bắt buộc.
    Ba là, đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống,
    đồng thời giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao chất
    lượng cuộc sống ở Việt Nam trong thời gian tới. Một số nội dung quan trọng là: nâng
    cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
    công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn; hoàn thiện mạng lưới y tế và công tác chăm
    sóc sức khỏe cho dân; gắn chặt công tác bảo vệ môi trường với công tác bảo vệ sức
    khỏe; cải cách giáo dục và đào tạo; bảo tồn và phát triển văn hóa; các chính sách phát
    triển của Nhà nước phải trước hết vì những người nghèo khổ và người thiếu may mắn
    trong xã hội; xây dựng và phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển nhanh
    điều kiện sinh hoạt và cơ sở hạ tầng.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận chung, phần nội dung luận văn dài 83 trang bố
    cục thành ba chương:
    Chương 1: Lý luận cơ bản về tăng trưởng GDP, chất lượng cuộc sống và mối
    quan hệ của nó.
    Chương 2: Thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao
    chất lượng cuộc sống ở Việt Nam giai đoạn 1986-2010.
    Chương 3: Quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng
    trưởng GDP và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...