Chuyên Đề Tìm hiểu thực trạng sản xuất cây lương thực của nông hộ tại huyện krông bông, tỉnh daklak

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN I - MỞ ĐẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 2
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu. 2
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu. 2
    1.3.2.1 Phạm vi về không gian. 2
    1.3.2.2 Phạm vi về thời gian. 2
    1.3.2.3 Phạm vi về nội dung. 3
    PHẦN II - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN 4
    2.1Cơ sở lý luận. 4
    2.1.1 Khái niệm Hộ và Kinh tế hộ. 4
    2.1.1.1 Hộ. 4
    2.1.1.2 Kinh tế hộ. 4
    2.1.2 Khái niệm về sản xuất 4
    2.1.3 Khái niệm về lương thực và cây lương thực. 5
    2.1.3.1 Lương thực. 5
    2.1.3.2 Cây lương thực. 5
    2.1.4 Khái niệm độc canh, thâm canh, đa canh, luân canh và chuyển dịch cơ cấu cây trồng 8
    2.1.5 Đặc trưng và vai trò sản xuất cây lương thực. 9
    2.1.5.1 Đặc trưng sản xuất cây lương thực. 9
    2.1.5.2 Vai trò của sản xuất cây lương thực. 9
    2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây lương thực. 9
    2.2 Cơ sở thực tiễn. 11
    2.2.1 Thực trạng sản xuất lương thực trên thế giới 11
    2.2.2 Thực trạng sản xuất cây lương thực ở Việt Nam 12
    PHẦN III - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 15
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên. 15
    3.1.1.1 Vị trí địa lý. 15
    3.1.1.2 Địa hình, địa mạo. 15
    3.1.1.3 Điều kiện khí hậu. 15
    3.1.1.4 Thủy văn. 16
    3.1.2 Các nguồn tài nguyên. 17
    3.1.2.1 Tài nguyên đất: 17
    3.1.2.2 Tài nguyên nước: 18
    3.1.2.3 Tài nguyên rừng. 18
    3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 19
    3.1.3.1 Thực trạng phát triển kinh tế. 19
    3.1.3.2 Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn. 19
    3.1.3.3 Dân số và lao động. 20
    3.1.3.4 Hạ tầng – kỹ thuật 22
    3.2 Phương pháp nghiên cứu. 23
    3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu. 23
    3.2.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu. 25
    3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu. 26
    3.2.4 Phương pháp phân tích. 26
    3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. 26
    PHẦN IV - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
    4.1 Đặc điểm của hộ điều tra. 28
    4.1.1 Nhân khẩu và lao động của hộ điều tra. 28
    4.1.2 Tình hình sử dụng đất đai của hộ điều tra. 30
    4.1.3 Tình hình trang bị phương tiện sản xuất của hộ điều tra. 31
    4.2 Thực trạng sản xuất cây lương thực. 33
    4.2.1 Cơ cấu diện tích cây lương thực. 33
    4.2.2 Năng suất cây lương thực của các hộ điều tra. 34
    4.2.3 Cơ cấu các loại nguồn thu của nông hộ. 36
    4.2.4 Tình hình thu- chi cho trồng cây lương thực. 37
    4.2.4.1 Tình hình thu từ trồng cây lương thực. 37
    4.2.4.2 Tình hình chi cho trồng cây lương thực. 38
    4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây lương thực. 39
    4.3.1 Yếu tố khách quan. 39
    4.3.2 Yếu tố chủ quan. 39
    4.4 Một số giải pháp và định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất 40
    4.4.1 Giải pháp. 40
    4.4.1.1 Giải pháp về vốn. 40
    4.4.1.2 Giải pháp kỹ thuật canh tác. 40
    4.4.1.3 Giải pháp từ chính quyền địa phương. 41
    4.4.2 Định hướng. 41
    PHẦN V - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 43
    5.1 Kết luận. 43
    5.2 Kiến nghị 44
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
    PHỤ LỤC 47



    PHẦN I - MỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiết của đề tàiViệt Nam là một nước nông nghiệp chính vì vậy đã nhiều năm nay nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Nông nghiệp có vị trí hết sức quan trọng vì nông nghiệp sản xuất ra lương thực thực phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người mà các ngành khác không thay thế được, trong đó cây lúa, ngô,sắn . là cây trồng chính. Do đó cây lương thực có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội nước ta.
    Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của đất nước nông nghiệp nước ta cũng có sự chuyển biến về số lượng cũng như chất lượng. Kể từ khi có nghị quyết 10 của bộ chính trị 5/4/1988 Nông nghiệp Việt Nam có những bước tăng trưởng khá, người dân có quyền tự chủ trong sản xuất và kinh doanh. Từ một nước thiếu lương thực đến nay không những Việt Nam có đủ lương thực mà còn có số lượng gạo xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan
    Bên cạnh những thành công đạt được trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế quốc tế khi mà thông tin giá cả, các yếu tố đầu vào, tiêu chuẩn hàng nông nghiệp chất lượng ngày càng cao thực tế cho thấy người nông dân còn thiếu những thông tin cần thiết để xử lý trong quá trình sản xuất của họ, họ cũng cần đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Vì vậy các tổ chức khuyến nông ra đời có nhiệm vụ giúp nông dân giải quyết những yêu cầu cấp thiết nêu trên.
    Krông Bông là huyện thuộc tỉnh Dak Lak người dân đa số làm nông nghiệp mà ở đây chủ yếu trồng các loại cây lương thực trong đó có cây lúa nước. Huyện Krông Bông, tỉnh Đak Lak, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng bị phân hóa do sát dãy núi ChưyangSin. Hoạt động nông nghiệp chủ yếu của nông dân còn mang tính thời vụ và còn manh mún, nhỏ lẻ, sử dụng công cụ thô sơ chưa có điều kiện đưa máy móc hiện đại vào sản xuất, việc áp dụng khoa học – kỹ thuật chưa phổ biến nên năng suất cây trồng còn thấp. Đất đai không thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê,cao su,hồ tiêu, điều , chỉ thích hợp việc phát triển cây lương thực nhất là trồng cây lúa nước, sắn, ngô .
    Trong những năm qua phát triển nông nghiệp nông thôn tại huyện Krông Bông có những bước tiến rõ rệt tuy nhiên thu nhập và hiệu quả kinh tế chưa cao. Bên cạnh còn có sự lạc hậu và nhiều vấn đề cần giải quyết.
    Vậy thực trạng sản xuất lương thực ở huyện như thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây lương thực là gì? Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra cần phải nghiên cứu, đánh giá một cách đúng đắn, cần xem xét từ đó có các giải pháp hữu hiệu phát huy các thế mạnh và hạn chế những mặt yếu nhằm làm cho sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả tốt hơn.
    Chính vì những vấn đề trên tôi chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng sản xuất cây lương thực của nông hộ tại huyện Krông Bông” làm báo cáo thực tập cuối khóa của mình.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng sản xuất cây lương thực của các nông hộ trên địa bàn huyện Krông Bông
    - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất cây lương thực của các nông hộ trên địa bàn huyện Krông Bông
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của cây lương thực trên địa bàn huyện Krông Bông.
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1.3.1 Đối tượng nghiên cứuCác nông hộ sản xuất lương thực tại xã Hòa Sơn và xã Yang Re huyện Krông Bông
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu1.3.2.1 Phạm vi về không gianĐề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Krông Bông, Tỉnh Đak Lak
    1.3.2.2 Phạm vi về thời gian- Chuyên đề thực hiện từ ngày 20/03/2012 đến ngày 20/05/2012.
    1.3.2.3 Phạm vi về nội dungTập trung tìm hiểu về tình hình sản xuất cây lương thực của hộ dân tại huyện Krông Bông.
     
Đang tải...