Luận Văn Tìm hiểu thực trạng nghèo đói của người dân xã Thái Ninh huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Cùng với sự Phát triển của quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, đời sống của người dân hầu khắp các quốc gia đã được nâng lên rõ rệt. Nhưng bên cạnh đó đói nghèo vẫn là vấn đề Xã hội bức xúc của các quốc gia trên thế giới. Số liệu điều tra cho thấy mỗi ngày trên thế giới có đến 35000 trẻ em phải chết vì những căn bệnh có thể chữa khỏi bằng các phương pháp dinh dưỡng và sự chăm sóc y tế sơ đẳng nhất. Các quốc gia phát triển, giàu có cũng không tránh khỏi điều đó. Liên minh châu âu (EU) có 12% số hộ sống dưới mức nghèo. Tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ những năm 80 của thế kỷ 20 đã có thêm 4 triệu trẻ em rơi vào cảnh bần hàn. Nhưng nạn nghèo đói đặc biệt nghiêm trọng ở các quốc gia đang phát triển. Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh như vậy. Trên thực tế, từ sau đại hội đại biểu lần thứ VI (T12/1986) toàn Đảng, toàn dân tiến hành công cuộc đổi mới và đã đạt được thành tựu đáng kể. Cũng chính sự thay đổi đó đã khiến nhiều người Việt Nam có thể cải thiện được cuộc sống của mình hay bắt đầu sự cải thiện đó. Các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế, Xã hội cũng như các công ty ngày càng kiểm soát được nguồn lực phát triển. Song song với điều đó là sự có mặt ngày càng tăng của các loại hàng hóa dịch vụ. Tuy vậy ở nước ta vẫn tồn tại những yếu kém nhất định về kinh tế Xã hội: một số nhóm lại không ở vị thế tốt để có thể tận dụng được các thị trường và kiểm soát nguồn lực. Sự thay đổi của nền kinh tế đã gây nên sự chênh lệch ngày càng lớn giữa các giai tầng Xã hội. Vì vậy trong Xã hội xuất hiện sự chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo. Nhóm giàu tập chung chủ yếu ở đô thị. Nhóm nghèo tập chung chủ yếu ở nông thôn, trung du, miền núi. Hiện nay ở Việt Nam mức nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao. Theo báo cáo về tình hình Phát triển Quốc tế của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam vẫn đứng thứ 19 kể từ nước nghèo nhất (1999). Qua nguồn số liệu điều tra mức sống dân cư ở Việt Nam các năm 1993 và 1998, WB đã xác định ngưỡng nghèo chung theo mức chi tiêu tối thiểu 96.700đ (1993) và 149.156đ (1998) 1người/tháng. Theo cách tính này thì Việt Nam năm 1993 có58,1% và 1998 vẫn còn 37,4% dân cư nghèo đói. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với một số nước lân cận như Trung Quốc (10%), Inđônêxia (15%), Philipin (21%), Thái lan (16%). Ở Việt Nam, trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc xóa đói giảm nghèo. Trong 10 năm qua, hầu như 1/3 tổng dân số đã thoát khỏi cảnh nghèo đói. Vậy thì để tiến tới xóa bỏ dần vấn đề này phải cần nhìn nhận thực trạng của nó đúng về bản chất và xem xét nó trong bối cảnh mới. Như Vivien Wee- Giám đốc chương trình Engender và Neoleen Heyer. Giám đốc Quỹ Phát triển phụ nữ của Liên Hiệp Quốc đã viết: “Chúng ta không thể giải quyết nạn nghèo đói mà không hiểu các quá trình đã làm cho người nghèo thành nghèo và người giàu thành giàu”.
    Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi, ở đây không có điều kiện Phát triển du dịch, thông thương buôn bán. Do điều kiện địa hình điều kiện kinh tế chưa được phát triển. Diện tích đất trống đồi núi trọc nhiều, diện tích đất quảng canh không cao. Người dân sống bằng Nông nghiệp chủ yếu với phương thức tự cung tự cấp. Do vậy ở tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao. Nhiều vùng xa xôi hẻo lánh, sống xa rời đô thị, có nhiều xã sống trong cảnh nghèo. Thái Ninh là một xã như vậy. Mặc dù trong những năm gần đây, chính quyền xã đã có nhiều biện pháp và phương thức trong việc xóa đói giảm nghèo nhưng tình trạng nghèo vẫn là vấn đề bức xúc.
    Tất cả những vấn đề trên đã gợi nên trong tôi ý tưởng nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu thực trạng nghèo đói của người dân xã Thái Ninh huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ hiện nay
    2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    2.1.Ý nghĩa khoa học:
    Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ hệ thống lý thuyết của Xã hội học Đại cương như bất bình đẳng Xã hội, cơ cấu Xã hội, phân tầng Xã hội, biến đổi Xã hội và các chuyên ngành Xã hội học: Xã hội học kinh tế như lý thuyết tăng trưởng kinh tế, lý thuyết về phân hóa giàu nghèo.

    2.2. Ý nghĩa thực tiễn:
    Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp ta hiểu rõ thực trạng nghèo của một xã trung du miền núi. Từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng nghèo chung của cả nước. Đề tài cũng góp phần nhỏ bé trong việc giúp nhà nước đưa ra những chính sách đưa đến những người dân ở vùng trung du miền núi. Từ đó chính quyền địa phương thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của tốt hơn. Đề tài cũng giúp người dân hiểu rõ hơn về thực trạng của mình để họ có thể Phát triển kinh tế gia đình, thoát khỏi cảnh nghèo
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    - Tìm hiểu thực trạng nghèo đói nghèo của xã Thái Ninh huyện thanh ba tỉnh Phú Thọ
    - Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình nghèo đói của xã Thái Ninh huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ
    Xu hướng đề xuất và đề xuất những khuyến nghị mang tính khả thi
    4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
    4.1 Đối tượng nghiên cứu:
    Thực trạng nghèo đói của người dân xã Thái Ninh huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ
    4.2. Khách thể nghiên cứu:
    Hộ gia đình xã Thái Ninh huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ
    4.3. Phạm vi nghiên cứu:
    Xã Thái Ninh huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
    Tổng số bảng hỏi được phát ra là 100 bản và thu về đủ 100 bản. Bảng hỏi đề cập đến vấn đề thu nhập, chi tiêu của các hộ gia đình, các ngành nghề, trình độ học vấn và các điều kiện sinh hoạt, các phương tiện sinh hoạt trong các hộ gia đình. Ngoài ra bảng hỏi còn đề cập đến nguyên nhân của thực trạng nghèo đói, đánh giá của người dân về mức sống và kinh tế của mỗi hộ gia đình. Quá trình điều tra bằng bảng hỏi được tiến hành như sau: Trước tiên việc chọn mẫu căn cứ vào cơ cấu nghề nghiệp chính trên địa bàn, người trả lời chủ yếu là những đối tượng có khả năng đánh giá về dời sống vật chất cũng như tinh thần của gia đình. Trong quá trình phỏng vấn hầu hết các câu hỏi và câu trả lời được đưa ra một cách khách quan rõ ràng, sau đó ghi chép chính xác phương án lựa chọn của người trả lời. Vì vậy, phần lớn kết quả thu được từ bảng hỏi là ý kiến đánh giá thực tế của người dân địa phương. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu tại địa bàn, bên cạnh sự giúp đỡ của bà con nhân dân và chính quyền địa phương thì tôi vẫn gặp một số khó khăn sau: Một số người dân ngại trả lời các câu hỏi vì họ sợ liên lụy, ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân. Đồng thời về một số mặt thì do Tâm lý người dân ngại nêu điều kiện khó khăn, họ lại trả lời khiêm tốn ở một số câu hỏi về đời sống, mức thu nhập Và một khó khăn khác là có một số câu hỏi không phù hợp với thực tế tại địa bàn.


    MỤC LỤC


    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
    5. Phương pháp nghiên cứu
    6. Giả thuyết
    7. Khung lý thuyết

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

    1.1. Cơ sở lý luận
    1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
    1.3. Một số khái niệm liên quan

    CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
    2.2. Thực trạng nghèo đói
    2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói của người dân
    2.4. Xu hướng

    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
     
Đang tải...