Luận Văn Tìm hiểu thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa c

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Đất đai được ví như “tài sản vô cùng quý giá của quốc gia” và theo như lời Mác đã từng nói: “Lao động không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất” mà “lao động là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ”. Đất đai là sản phẩm mà thiên nhiên vô cùng ưu ái ban tặng cho con người. Đó là môi trường sống, là chỗ đứng, là địa bàn hoạt động cho tất cả các nghành các lĩnh vực. Đặc biệt là trong lao động sản xuất nông nghiệp thì đất đai lại càng chiếm vai trò quan trọng vì đó là tư liệu không thể thay thế được.
    Diện tích đất đai là có hạn trong khi nhu cầu của con người đối với đất đai ngày càng lớn, quan hệ đất đai phức tạp và luôn biến động, việc quản lý, sử dụng đất còn nhiều bất cập. Trong khi các chủ sử dụng đất chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà không tính đến mục tiêu lâu dài, gây ra nhiều tranh chấp đất đai, các vi phạm luật liên tục xảy ra thì các cán bộ, cơ quan còn chưa thực sự nghiêm trong công tác Quản lý nhà nước về đất đai.
    Đứng trước những vấn đề bức xúc như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã rất nhiều lần thay đổi, bổ sung các chính sách pháp luật về đất đai. Hiến pháp năm 1980 quy định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý ”. Để nâng cao vai trò quản lý đất đai, Luật đất đai 1988 đầu tiên ra đời, tiếp đến là luật đất đai 1993 và luật đất đai 2003 đều có nội dung đăng ký quyên sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính, cùng với các các Thông tư, Nghị đinh, văn bản hướng dẫn thi hành về Luật đã và đang từng bước đi sâu vào thực tiễn.
    Công tác Đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập Hồ sơ địa chính là một nội dung quan trọng trong 13 nội dung Quản lý Nhà nước về đất đai được quy định trong Luật đất đai năm 2003. Đăng ký đất đai thực chất là thủ tục hành chính nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những chủ sử dụng đất hợp pháp, xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất làm cơ sở để nhà nước quản chặt, nắm chắc toàn bộ quỹ đất đai theo pháp luật. Từ đó, chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất được bảo vệ và phát huy đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
    Huyện Đô Lương được tách ra khỏi Anh Sơn từ năm 1963. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 35,594 ha, dân số có 19,8 vạn người, được phân bố thành 32 xã và 1 thị trấn. Về vị trí địa lý, Đô lương nằm về phía Tây bắc tỉnh Nghệ An, nơi tiếp giáp giữa các huyện đồng bằng với các huyện miền núi tạo thành ngã tư kinh tế với 3 tuyến giao thông quan trọng: Đường 7A, 15A, và đường 46 tại thị trấn Đô Lương, vùng cầu Tiên và Ba ra Đô Lương trở thành một trung tâm kinh tế - văn hoá, thương mại có nhiều tiềm năng, triển vọng phát triển kinh tế và không gian đô thị có tầm cỡ một thị xã trong tương lai. Chính sự phát triển đó cùng với nhiều vấn đề khác tồn tại trong xã hội đã mang lại nhiều khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính nói riêng.
    Xuất phát từ thực tiễn, nhận thức được vai trò, tầm quan trọng cũng như nhu cầu cấp bách của công tác đăng ký, cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính, được sự đồng ý của khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại huyện Đô Lương- tỉnh Nghệ An từ khi có Luật Đất đai đến nay, dưới sự hướng dẫn của cô giáo - Thạc sỹ Đỗ Thị Đức Hạnh - Giảng viên khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cùng với sự giúp đỡ của Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Đô Lương – tỉnh Nghệ An.

    PHẦN II
    MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
    2.1. Mục đích:
    - Tìm hiểu những quy định của Pháp luật đất đai về công tác quản lý của Nhà nước về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính.
    - Tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính của Huyện Đô Lương – tỉnh Nghệ An.
    2.2. Yêu cầu:
    - Nắm chắc được quy định của Nhà nước, của ngành và địa phương đối với công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính để vận dụng vào thực tế của địa phương.
    - Các số liệu điều tra, thu thập chính xác, đầy đủ phản ánh trung thực khách quan việc thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính của địa phương.
    - Kiến nghị và đề xuất phù hợp với thực tiễn của địa phương.

    PHẦN III
    NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    - Cơ sở lý luận và căn cư pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp giấp chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính.
    - Khái quát về công tác đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu và đăng ký biến động về quyền sử dụng đất.
    + Khái quát công tác đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu;
    + Khái quát công tác đăng ký biến động về quyền sử dụng đất.
    - Khái quát về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
    - Khái quát về lập hồ sơ địa chính.
    - Tình hình thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính trên cả nước và của tỉnh Nghệ An.
    - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất của Huyện Đô Lương.
    + Điều kiện tự nhiên;
    + Điều kiện kinh tế - xã hội;
    + Tình hình quản lý và sử dụng đất của Huyện Đô Lương.
    -Quy trình đăng ký đất đai, cấp giấp chứng nhận quyền sử dụng đất và quy trình đăng ký biến động về quyền sử dụng đất được áp dụng ở huyện Đô Lương – Tỉnh Nghệ An.
    + Đối với hộ gia đình, cá nhân;
    + Đối với các tổ chức.
    - Kết quả đăng ký đất đai, cấp giấp chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Đô Lương – Tỉnh Nghệ An
    + Đất nông nghiệp;
    + Đất ở nông thôn;
    + Đất ở đô thị;
    + Đất cho các tổ chức;
    + Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
    - Kết quả đăng ký biến động về quyền sử dụng đất được áp dụng của huyện Đô Lương – Tỉnh Nghệ An.
    - Kết quả lập hồ sơ địa chính của huyện Đô Lương – Tỉnh Nghệ An.
    + Hồ sơ địa chính dạng giấy;
    + Hồ sơ địa chính dạng số.
    - Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấp chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính của huyện Đô Lương – Tỉnh Nghệ An.
    + Ưu điểm;
    + Nhược điểm;
    + Đề xuất và giải pháp.
    - Kết luận và kiến nghị.
    + Kết luận;
    + Kiến nghị.
    PHẦN IV
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    * Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu
    - Nhằm thu thập tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
    * Phương pháp phân tích tổng hợp
    - Tìm hiểu, phân tích số liệu;
    - Thu thập, tổng hợp số liệu.
    * Phương pháp thống kê
    - Tổng hợp số liệu, tài liệu địa chính và các số liệu khác có liên quan.
    * Phương pháp so sánh
    - Trên cơ sở các số liệu thu thập được, phân tích xem những mặt tồn tại và hạn chế trong việc đăng ký đất đai, cấp giấp chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính.
    * Phương pháp chuyên gia
    - Tham khảo các ý kiến để đi đến giải pháp đẩy mạnh tiến độ đăng ký đất đai, cấp giấp chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính.
    PHẦN V. KẾ HOẠCH VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
    1. Thu thập và xử lý số liệu: 15/01/2010 đến 20/03/2010
    2. Báo cáo tiến độ về khoa: 20/03/2010 đến 30/03/2010
    3. Viết báo cáo và xử lý số liệu: 30/03/2010 đến 1/05/210
    4. Hoàn thiện và chỉnh sửa báo cáo: 1/05/2010 đến 15/05/2010
    5. Nộp báo cáo : 15/05/210
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...