Tiểu Luận Tìm hiểu Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay - môn xã hội học gia đình

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Học và tên:Lê thị thanh Thư.
    Mã sinh viên:10031033
    Nhóm :2
    Lớp k55 xã hội học
    MỤC LỤC
    Đề Tài: Tìm hiểu “ Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay”.
    1. Đặt Vấn Đề: . 2
    2. Tình hình nghiên cứu: . 3
    3. Áp dụng lý thuyết: . 5
    4. Nội dung chính: 6
    4.1. Các hình thức bạo lực: . 6
    4.2. Phân theo nạn nhân: 7
    4.3. Bạo lực trong quan hệ vợ chồng: 7
    4.3.1. Bạo lực thân thể: . 7
    4.3.2. Bạo lực tình dục: . 9
    4.3.3. Bạo lực tinh thần: 10
    4.4. Bạo lực giữa cha mẹ và con cái: . 11
    5. Kết luận: . 15
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO












    1. Đặt vấn đề
    Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng nhân cách và tâm hồn của mỗi người, là “thiên đường”- nơi mang đến sự yên bình và an toàn cho mỗi thành viên – nơi ấp ủ bao hoài bão, chấp cánh những ước mơ. Gia đình là nơi ấm áp, yêu thương mà ai cũng muốn quay về sau những thời gian làm việc vất vả. Chính gia đình là điểm tựa duy nhất và vững bền nhất khi chúng ta gặp thất bại trong cuộc sống. Là nơi có thể cho ta lời khuyên đúng đắn nhất khi chúng ta đang phân vân đứng giữa sự lựa chọn. Có thể nói với mỗi chúng ta thì gia đình là nơi quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người, là thiên đường của mỗi con người. Thế nhưng gia đình trong xã hội hiện tại còn là nơi an toàn nhất cho mỗi cá nhân không khi mà tình trạng bạo lực gia đình xảy ra trong xã hội ngày càng nhiều, mang tính toàn cầu ở cả thế giới. Tình trạng bạo lực gia đình xảy ra không chỉ đánh mất đi những giá trị vốn có của gia đình mà nó còn ảnh hưởng xấu tới toàn xã hội, ảnh hưởng tới sự phát triển chung của đất nước
    Bạo lực gia đình đang là 1 vấn nạn lớn của xã hội và đang có xu hướng ngày càng gia tăng mà nạn nhân chủ yếu của Bạo Lực Gia Đình lại là phụ nữ và trẻ em. Chúng ta ai cũng biết rằng bạo lực trong gia đình không những làm tổn thương, tổn hại đến sức khỏe, thể xác, tinh thần của nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của những người xung quanh và tác động đến cả xã hội. Bạo lực gia đình đang là 1 vấn đề đáng báo động. Thực trạng ấy không chỉ diễn ra ở các nước lạc hậu, kém phát triển, mà ngay cả ở những nước đang phát triển và phát triển, không phân biệt thành phần gia đình, tuổi tác, nghề nghiệp, dù ở nông thôn hay thành thị thì nạn Bo lực gia đình vẫn có thể diễn ra mà hậu quả nó để lại là hết sức nặng nề-những cơn đau dai dẳng, những nỗi buồn có thể kéo dài cả một đời người.
    Gần đây, tình trạng bạo lực gia đình đang ở mức "báo động đỏ", khi mà báo chí liên tục thông tin về các vụ bạo hành gia đình gây bức xúc dư luận như vụ người chồng do bực tức đã bắt vợ cởi quần áo, chui vào cũi chó và khóa lại, sau đó gọi mẹ vợ sang chứng kiến. Rồi lại vụ người vợ xin ly hôn vì bị bạo hành quá nhiều lần đã bị người chồng cắt hai núm vú bỏ vào cốc rượu .
    Bạo Lực gia đình xâm phạm nghiêm trọng các quyền về con người, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và xâm hại của các nạn nhân bị hại. các nạn nhân bị ảnh hưởng đến sức khỏe, gây đau đớn, thương tích dẫn đến suy giảm khả năng lao động và có thể dẫn tới cái chết. Các chị em bị bạo hành sẽ luôn bị ảnh hưởng tới tinh thần như bi quan, chán nản, thất vọng trong cuộc sống, hay quẫn chí, dễ nóng giận, thần kinh không ổn định và có thể bị phát điên. Những đứa trẻ của gia đình có bạo lực hoặc là nạn nhân của bạo lực trong gia đình có nguy cơ trở thành người sử dụng bạo lực trong tương lai.
    Bạo lực gia đình sẽ làm tan vỡ hạnh phúc của mọi gia đình, cuộc sống của họ luôn bất hòa, mất ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Không những thế gia đình họ còn bị thệt hại về kinh tế như chi phí điều trị thương tích do bạo lực, thu nhập giảm do không có người lao động. Cuối cùng là danh dự, uy tín của dòng họ hoặc của các thành viên khác trong gia đình bị giảm sút đáng kể.
    Bạo lực gia đình làm giảm sự đóng góp của nạn nhân cho xã hội. Nó là mầm mống phát sinh tội phạm ( hành vi hành chính dễ dẫn tới hành vi hình sự ). Bạo lực gia đình làm tăng áp lực lên hệ thống y tế và làm mất ổn định, trật tự trong xã hội.
    Nhận thức được hậu quả vô cùng to lớn mà bạo hành gia đình gây ra cho xã hội, ngày 21/11/2007, Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam đã ban hành luật số 02/2007/QH12 về luật phòng, chống bạo lực gia đình. Với mục đích ngăn ngừa các vấn nạn về bạo lực ở các gia đình Việt Nam hiện nay, có các biện pháp xử lý mạnh tay nhằm răn đe các cá nhân có những hành động bạo lực trong gia đình. Bên cạnh đó Luật phòng chống bạo lực gia đình còn là cơ hội để những người phụ nữ thấy rằng khi việc của mình không thể giải quyết trong nội bộ gia đình thì nên đưa ra cộng đồng để các cơ quan nhà nước bảo vệ và giúp đỡ.
    Là một sinh viên học chuyên nghành xã hội, mong muốn sau
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...