Luận Văn tìm hiểu thực tiễn áp dụng marketing tại Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước, ngành hàng không dân dụng Việt Nam cũng đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Toàn ngành đã không ngừng đổi mới, nâng cấp trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, phạm vi phục vụ, đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước.
    Việc Tổng công ty hàng không Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 5/1996 đã đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong quá trình xây dựng và phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt Nam. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam-Vietnam Airlines, một trong các thành viên nòng cốt của Tổng công ty hàng không Việt Nam cũng đã liên tục gặt hái được những thành tích cao trong hoạt động kinh doanh. Tính tới thời điểm hiện nay, mạng bay của VNA đã vươn tới 23 điểm trên toàn thế giới và 16 tỉnh thành trong cả nước. Lượng khách vận chuyển không ngừng tăng qua các năm, đạt trên 4 triệu lượt khách vào năm 2002.
    Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt và lâu dài, VNA phải đương đầu với những thách thức ngày càng gay gắt hơn trên con đường phát triển theo hướng công nghiệp hoá, tăng cường hội nhập và cạnh tranh. Là một hãng hàng không non trẻ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, tiềm lực tài chính nhỏ bé so với các hãng hàng kEông trên thế giới cho nên năng lực cạnh trWnh trên thị trường thế giới của VNA còn nhiều hạn chế. Ngay cả trên thị trường nội địa mà hầu như VNA nắm vị trí độc quyền, thị phần của VNA trên một số đường bay quan trọng cũng đang giảm do phải chịu sự cạnh tranh với Pacific Airlines.
    Trong bối cảnh đó, việc vận dụng marketing vào hoạt động sản xuất kinh doanh có một vai trò quan trọng trong việc giúp cho VNA có thể đứng vững, phát triển và cạnh tranh thắng lợi. Thực tế cho thấy đóng góp vào thành công của những hãng hàng không lớn trên thế giới hiện nay như American Airlines, Singapore Airlines có rất nhiều yếu tố mà một trong những yếu tố mang tính quyết định đó là họ biết định hướng vào khách hàng, dành nhiều công sức trong việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng và tìm cách thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
    Với mong muốn đi sâu tìm hiểu thực tiễn áp dụng marketing tại Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam để từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing, phù hợp với điều kiện riêng của hãng và phù hợp với bối cảnh chung hiện nay, người viết hi vọng có thể góp một phần nhỏ bé vào trong sự phát triển chung của Hãng. Bài viết gồm có 3 phần:

    Chương I: Giới thiệu chung về marketing và Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam
    Chương II: Việc vận dụng marketing vào thực tiễn kinh doanh của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam
    Chương III: Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam

    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MARKETING VÀ HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM
    I. Khái niệm marketing 3
    II. Giới thiệu chung về hoạt động marketing trong ngành hàng không . 4
    1. Đặc thù của hoạt động marketing trong ngành hàng không 4
    2. Giới thiệu chung về hãng hàng không Quốc Gia Việt Nam 12
    CHƯƠNG II: VIỆC VẬN DỤNG MARKETING VÀO THỰC TIỄN KINH DOANH CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM
    I. Thực tiễn áp dụng marketing vào hoạt động kinh doanh của hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam 20
    1. Hoạt động marketing trong nghiên cứu thị trường . 20
    2. Hoạt động marketing mix . 24
    II. Đánh giá về việc vận dụng marketing trong hoạt động kinh doanh của hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam . 47
    1. Những kết quả . 47
    2. Những vấn đề tồn tại 51

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM
    I. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam . 57
    1. Xu thế phát triển của hoạt động vận tải hàng không dân dụng thế giới 57
    2. Chiến lược phát triển đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 . .
    58
    3. Bài học kinh nghiệm của Singapore về định hướng phát triển của hãng hàng không . 61
    II. Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh 63
    1. Giải pháp vi mô 63
    2. Giải pháp vĩ mô . 71
    KẾT LUẬN 76
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC









    PHỤ LỤC

    Việc trao đổi thương quyền (TQ) là nội dung được quan tâm trong các hiệp định chính phủ về vận tải hàng không và việc kiểm soát TQ chính là nội dung chính của chính sách điều tiết vận tải hàng không. Có các loại TQ chính sau:
    TQ1: Quyền được phép bay qua lãnh thổ của một nước khác, không hạ cánh.
    TQ2: Quyền hạ cánh kỹ thuật (phi thương mại) trên lãnh thổ một nước.
    Hai thương quyền này là hai thương quyền cơ bản và phổ biến hay được các nước trao đổi cho nhau.
    TQ3: Quyền chở hành khách và hàng hoá từ nước mình tới một nước thứ hai.
    TQ4: Quyền chở hành khách và hàng hoá từ một nước thứ hai về nước mình.
    Hai thương quyền này thể hiện tính chất kinh doanh thương mại của vận tải hàng không.
    TQ5: Quyền vận chuyển hành khách và hàng hoá giữa hai nước với điều kiện chuyến bay xuất phát từ nước mình.
    TQ6: Quyền vận chuyển hành khách và hàng hoá từ một nước qua nước mình (có hạ cánh) tới một nước thứ ba.
    TQ7: Quyền vận chuyển hàng hoá và hành khách giữa hai điểm của một nước thứ hai hay vận chuyển nội địa trong một nước thứ hai. Thương quyền này ít được dùng và Việt Nam cũng phản đối.
    TQ8: Quyền vận chuyển hàng hoá và hành khách từ một nước tới một nước thứ ba không cần điều kiện chuyến bay xuất phát từ nước mình.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    - Airline Marketing and Management - Stephen Shaw, Nhà xuất bản Pitman, 1990.
    - Những nguyên lý về tiếp thị – Philip Kotler, Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, 1994.
    - Quản trị marketing dịch vụ - PTS Lưu Văn Nghiêm (chủ biên), Nhà xuất bản Lao động, 1997.
    - Marketing du lịch - Thạc sĩ Trần Ngọc Nam, Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai, 2000.
    - Tạp chí Heritage số tháng 8,9,10/2003.
    - Bản tin nội bộ số tháng 7,8/2001, Tổng công ty hàng không Việt Nam.
    - Bản tin nội bộ số tháng 2,8/2002, Tổng công ty hàng không Việt Nam.
    - Bản tin nội bộ số tháng 1, 3, 7/2003, Tổng công ty hàng không Việt Nam.
    - Thời báo kinh tế số 39 ngày 18/9/2003.
    - Tạp chí Giao thông vận tải tháng 4, 10/2003.
    - Giáo trình về quan hệ hành khách, Lớp đào tạo bổ túc nghiệp vụ hàng không Việt Nam, tháng 10/2002.
    - Báo cáo kết quả điều tra thường xuyên trên chuyến bay, Ban kế hoạch thị trường, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam, tháng 4/2003.
    - Báo cáo kết quả vận chuyển hành khách năm 2002, Ban kế hoạch thị trường, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam.
    - Báo cáo thị trường vận chuyển hành khách 6 tháng đầu năm 2003, Ban kế hoạch thị trường, Tổng công ty hàng không Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...