Tiểu Luận Tìm hiểu thực tế về hoạt động xây dựng

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    - Cùng với phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế, đất nước ta đang đổi mới và bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa; vùa xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, vừa phát triển nên kinh tế đất nước. Hiện nay nước ta đang xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, văn phòng và nhà ở . Do đó, ngành xây dựng đóng 1 vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển đất nước.
    2. Mục đích của chủ đề:
    - Tìm hiểu thực tế về hoạt động xây dựng.
    - Tham gia vào quá trình thi công.
    3. Nội dung thực tập:
    - Tham gia trực tiếp vào quá trình thi công.
    4. Địa điểm thực tập:
    Tên công trình: Công trình Trụ Sở và Kho hàng công ty TNHH MTV A&G PHARMA.
    Địa điểm: thửa đất số 337,282 Phạm Cự Lượng, P.Mỹ Quý, TP.Long Xuyên, Tỉnh An Giang
    Chủ đầu tư: Công ty Dược Hậu Giang.
    Đơn vị thiết kế: Công ty Tư Vấn Thiết Kế Kiến Việt
    Đơn vị thi công: Công ty TNHH TVMT Toàn Đạt
    Đơn vị giám sát: Công ty TNHH Tư Vấn Xây Dựng Minh Quân











    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
    I. 1 QÚA TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN
    - Công ty TNHH & TVMT Toàn Đạt thành lập ngày 24 tháng 3 năm 2005. Sau 6 năm hoạt động, đến công ty phát triển mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực trong xây dựng.
    I. 2 CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN TIẾP NHẬN.
    - Xây dựng công trình thủy lợi.
    - Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
    - Xây dựng hạ tầng, kỹ thuật.
    - Xây dựng cầu đường.
    I.3 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ BỐ TRÍ NHÂN SỰ
























    CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI CƠ QUAN TIẾP NHẬN.
    II. 1 LẮP ĐẶT THÉP MÓNG, GIẰNG MÓNG, CỔ CỘT, VÁN KHUÔN MÓNG.
    - Sau khi đã ép cọc xong tiến hành đập đầu cọc để tiến hành làm móng. Vị trí các móng được xác định trên bản vẽ và trình bày trên bảng vẽ được đánh dấu trên mặt bằng công trình. Đào móng thành từng khu vực thành từng hố, sau khi đào xong sẽ tiến hành đầm nén đáy móng và đổ bê tông lót.
    - Cấu tạo móng gồm có 2 phần đài móng và giằng móng.
    + Đổ bê tông lót đá 4x6, mác 200, dày 100, rộng hơn đế móng mỗi bên 100
    +Đổ bằng thủ công sau đó dùng đầm đầm kỹ cho thật chặt, xác định tim móng.
    +Thép dùng làm vĩ móng là thép Φ12a150 được buộc thành lưới và để sẵn bên ngoài khi đổ bê tông lót móng xong sẽ đem vào lắp đặt.
    + Dùng dây chì buộc thép cổ móng và vĩ móng cho gắn kết lại vói nhau cho không bi dịch chuyển, xác định chính xác vị trí tim móng theo đúng bản vẽ và bước tiếp theo là lắp cốt thép đài móng vào.
    + Đối với thép cổ cột sau khi đổ bê tông giằng móng thì phải chừa dư theo D, thép cổ cột sử dụng Φ18 thì phải chừa là 18x30D= 540, thì ta phải chừa sắt là 600cm từ mép trên của giằng móng để sau này nối thép cột vào.
    - Vô thép đai giằng móng:
    + Đà giằng móng ngang có tiết diện: 30x65(cm)
    + Đà giằng móng dọc có tiết diên: 30x45 (cm)
    + Cốt dọc và cốt đai được gia công tại công trình theo kích thước thiết kế.
    + Thép dọc sau khi được lắp vào móng sau đó dùng thép đai buộc thành khung theo đúng tiết diện thiết kế. Do tiết diện giằng móng lớn nên dùng thép đai cỡ Φ8 khoảng cách bước đai là 1/4L Φ8a100, trong đoạn còn lại khoảng cách Φ8a200.
    + Trong phần giằng móng này sử dụng đai 3 nhánh,thép dùng làm cốt giá là Φ12 nằm giữa giằng móng và chạy theo hết chiều dài giằng móng.
    + Thép chịu lực chính của giằng dùng thép Φ22, Φ20.
    +Đối với thép dọc do chiều dài thép không đủ nên bắt buộc phải nối thép vị trí nối thép là tại nhịp là 1/4L tại gối là 2/3L để đảm bảo thép đủ khả năng chịu lực khi nối thép.
     Yêu cầu đối với việc nối buộc cốt thép.
    ã Chiều dài nối buộc cốt thép chịu lực trong các khung và lưới thép cốt thép không được nhỏ hơn 250mm đối với thép chịu kéo và không nhỏ hơn 200mm đối với thép chịu nén. Các kết cấu khác chiều dài nối buộc không nhỉ hơn các trị số ở bảng 1.
    ã Khi nối buộc, cốt thép trong vùng chịu kéo phải uốn móc đối với thép tròn trơn, cốt thép có gờ không cần uốn móc.
    BẢNG 1- CHIỀU DÀI NỐI BUỘC CỐT THÉP
    (TCVN 4453: 1995)


    Loại cốt thép Chiều dài nối buộc
    Vùng chịu kéo Vùng chịu nén
    Dầm hoặc tường Kết cấu khác Đầu cốt thép có móc Đầu cốt thép không có gờ
    Cốt thép trơn cán nóng
    Cốt thép có gờ cán nóng
    Cốt thép kéo nguội 40d
    40d
    45d 30d
    30d
    35d 20d
    -
    20d 30d
    20d
    30d
    - Ghép ván khuôn: ván khuôn dùng làm coffa gỗ
    +Đới với giằng móng 30x65 cm thì dùng ván khuôn có tiết diện là 30 và 35cm ghép lại với nhau. Sau đó dùng bổ để liên kết chúng lại với nhau.
    +Đới với giằng móng 30x45 thì dùng ván khuôn có tiết diện 20 và 25cm ghép lại với nhau sau đó cũng dùng bổ để liên kết lại.
    + Khoảng cách mỗi cây bổ dùng để ghép 2 ván khuôn lại với nhau là 40cm, hai đầu ván phải bằng và khít lại với nhau để khi đổ bê tông không bị mất nước xi măng. Công trình sử dụng ván khuôn mới nên không cần phải vệ sinh ván khuôn trước khi sử dụng.
    - Lắp dựng coffa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...