Luận Văn Tìm hiểu thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tìm hiểu thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU .1


    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÁ SẢN & PHÁP LUẬT PHÁ SẢN .3


    1.1 Quan niệm về phả sản theo pháp luật 3


    1.2 Vai trò của pháp luật phả sản trong nền kinh tế thị trường 5


    1.2.1 Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ nợ .6


    1.2.2 Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích các con nợ .6


    1.2.3 Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích của người lao động 7


    1.2.4 Pháp luật phá sản là công cụ pháp lý để Nhà nước can thiệp, điều tiết vĩ mô nền kinh tế 7


    1.3 Phân loại phá sản 8


    1.4 Phân biệt phá sản và giải thể .9


    1.5 Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của pháp luật phá sản 9


    1.5.1 Đối tượng áp dụng 9


    1.5.2 Phạm vi điều chỉnh .11


    CHƯƠNG 2: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP .13


    2.1 Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 13


    2.1.1 Đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 13


    2.1.2 Đối tượng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản .15


    2.1.3 Cơ quan có thấm quyền tiến hành thủ tục phá sản 16


    2.2 Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 17


    2.3 Mở thủ tục phá sản 18


    2.4 Xác định nghĩa vụ về tài sản & Các biện pháp bảo toàn tài sản .21


    2.4.1 Xác định nghĩa vụ về tài sản .21


    2.4.2 Các biện pháp bảo toàn tài sản .21


    2.5 Hội nghị chủ nợ .26


    2.6 Phục hồi hoạt động kinh doanh 29


    2.6.1 Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh 29


    2.6.2 Thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh .30


    2.7 Thủ tục thanh lý tài sản & Phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp .31


    2.7.1 Thủ tục thanh lý tài sản .31


    2.7.2 Phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp 32


    2.8 Tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản .34

    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT PHÁ SẢN .36


    3.1 Thực trạng giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản .36


    3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật phá sản 40


    KẾT LUẬN 44

    LỜI NÓI ĐẦU


    Phá sản là một quy luật tất yếu của quá trình cạnh tranh. Nếu xét theo nghĩa tiêu cực, những tác động từ phá sản gây hậu quả rất nghiêm trọng lên nhiều mặt đời sống, về kinh tế, một doanh nghiệp phá sản sẽ dễ dàng kéo theo sự phá sản của nhiều doanh nghiệp khác có liên quan, người ta vẫn thường gọi đây là hiệu ứng dây chuyền, về xã hội, phá sản làm tăng số lượng người thất nghiệp, gây ra sức ép về việc làm. về chính trị, một doanh nghiệp lớn có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế một khi sụp đổ sẽ dẫn đến sự suy thoái, hay nặng hơn là khủng hoảng kinh tế trầm trọng; kéo theo hàng loạt những vấn đề khác . Từ những mặt tiêu cực trên, phá sản cần phái được hạn chế và ngăn chặn đến mức tối đa; để làm được việc này phái cần đến sự can thiệp của Nhà nước, mà cụ thể là pháp luật phá sản.


    Pháp luật về phá sản làn đầu tiên xuất hiện ở nước ta là Luật phá sản doanh nghiệp 1993 có hiệu lực từ 01/7/1994, khi đó chúng ta vẫn còn rất ít kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực này; đồng thời quá trình soạn thảo Luật cũng là thời điểm nước ta đang ở thời kỳ đầu của quá trình đổi mới, chuyển từ một nền kinh tế khép kín sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Vì thế, sau một thời gian thi hành Luật đã bộc lộ rất nhiều hạn chế: một số khái niệm không chính xác, khó hiểu, gây khó khăn cho việc áp dụng; thủ tục mang nặng tính hành chính, phức tạp, tốn kém và không hiệu quả. Đáp ứng nhu cầu thực tiễn pháp lý và thực tiễn kinh doanh, Luật phá sản 2004 đã ra đời với những sửa đổi phù hợp hơn, hoàn thiện hơn. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, Luật phá sản 2004 cũng đã cho thấy những thiếu sót nhất định: không bám sát thực tế, nhiều quy định bất hợp lý, thủ tục rườm rà, phức tạp, kéo dài . Mặt khác, việc Luật phá sản 2004 có quy định nhưng không được áp dụng cũng bởi doanh nghiệp chưa thực sự nắm rõ vai trò của Luật đối với hoạt động kinh doanh của mình. Làm rõ các quy định của Luật phá sản 2004, quan trọng nhất là ở thủ tục giải quyết phá sản chính là góp phần để Luật thực sự đi vào đời sống. Với suy nghĩ đó, và một phần mong muốn nâng cao hiểu biết của bản thân, người viết chọn đề tài “Tìm hiểu thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp’'’ làm đề tài luận văn của mình.


    Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nhằm làm rõ các khái niệm trong lĩnh vực pháp luật phá sản, xem xét toàn diện thủ tục giải quyết phá sản, tìm và phân tích những điểm Luật còn hạn chế để đóng góp những suy nghĩ hoàn thiện Luật. Luận văn tập trung vào các khái niệm, và trình tự, thủ tục giải quyết phá sản đã được quy định trong Luật phá sản 2004; bằng phương pháp phân tích có đối chiếu, so sánh với Luật phá sản doanh nghiệp 1993. Ngoài ra, số liệu được trình bày trong luận văn chủ yếu được sưu tầm tại các trang điện tử thuộc Tòa án nhân dân, các diễn đàn có uy tín, nghiên cứu rộng rãi về pháp luật phá sản, các bài báo, tạp chí liên quan .


    Luận văn bao gồm 3 chương như sau, không kể phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo:


    - Chương 1: Khái quát chung về phá sản & pháp luật phá sản.


    - Chương 2: Thủ tục giải quyết yêu càu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.


    - Chương 3: Thực trạng giải quyết yêu càu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật phá sản.


    Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Mai Hân. Và do thời gian tìm hiểu cũng như kiến thức bản thân người viết còn hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các bạn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...