Tiểu Luận Tìm hiểu thị trường và giá cả gạo xuất khẩu của Việt Nam

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Đặt vấn đề

    1.1 Tính cấp thiết của đề tài

    Trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rất khả quan mà nổi bật nhất là những thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong lĩnh vực này, Việt Nam đã đạt được bước phát triển vượt bậc bằng những thành quả trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo. Từ một nước nông nghiệp ở trong tình trạng thiếu lương thực kéo dài. Nhưng hiện nay, Việt Nam đã vươn lên không chỉ đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước mà còn trở thành nước xuất khẩu gạo đứng vị trí thứ 2 trên thế giới. Hàng năm, sản xuất lúa gạo đóng góp khoảng từ 12% đến 13% GDP và xuất khẩu gạo là mặt hàng trong nhóm mười ngành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu gạo đã đem về cho đất nước hàng năm một nguồn ngoại tệ khoảng từ 700 đến 900 triệu USD, tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho người dân, góp phần nâng cao đời sống của người nông dân và thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển.

    Xuất khẩu gạo hay xuất khẩu hàng hóa nông sản nói chung có tác động to lớn đến nền kinh tế nước ta, giúp khai thác được tất cả các lợi thế tương đối cũng như tuyệt đối của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Trong quá trình sản xuất lúa gạo, Việt Nam đã thu được những kết quả to lớn. Từ một nước nhập khẩu trở thành một nước xuất khẩu thứ hai trên thế giới. Với những đóng góp nhất định như trên, ngành sản xuất và xuất khẩu gạo đã thực sự giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước.

    Gạo là mặt hàng chính trong xuất khẩu nông sản của nước ta. Tuy nhiên, thời gian qua, những diễn biến phức tạp của thời tiết đã khiến nông dân gặp rất nhiều khó khăn cũng như bất ổn về giá cả, thị trường xuất khẩu khiến lợi nhuận thu về chưa tương xứng với công sức người dân bỏ ra. Đặc biệt, bài toán mâu thuẫn giữa giá cả và sản lượng vẫn tồn tại suốt thời gian dài.

    Chính từ lý do đó, nhóm chúng em tiến hành chọn đề tài: “Tìm hiểu thị trường và giá cả gạo xuất khẩu của Việt Nam”. Với mục đích chính là: Tìm hiểu và phân tích thị trường và giá cả gạo xuất khẩu của Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp để ổn định và phát triển mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới trong thời gian tới.





    1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    1.2.1 Mục tiêu chung.

    Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu và phân tích thị trường và giá cả gạo xuất khẩu của Việt Nam. Từ đó đề xuất giải pháp để ổn định và phát triển mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới trong thời gian tới.

    1.2.2 Mục tiêu cụ thể.

    - Nghiên cứu thị trường và giá cả mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu và giá cả của mặt hàng gạo xuất khẩu.

    - Đề xuất một số giải pháp để ổn định và phát triển mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới trong thời gian tới.

    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.

    Thị trường và giá cả mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.

    Không gian nghiên cứu: ở Việt Nam.

    Thời gian nghiên cứu: Các số liệu từ năm 2008 – tháng 8/ 2011.

    1.4 Phương pháp nghiên cứu

    1.4.1 Phương pháp thu thập thông tin.

    Để nghiên cứu đề tài nhóm em tiến hành thu thập thông tin chủ yếu dựa vào nguồn thông tin thứ cấp: Là các thông tin, số liệu được thu thập từ các báo cáo, đề tài, các công trình nghiên cứu, trên các trang báo mạng, và các trang web của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Tổng cục Xuất nhập khẩu, Tổng cục Thống kê

    1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu

    Thông tin được xử lý bằng chương trình excell trên máy tính và máy tính bỏ túi.

    1.4.3 Phương pháp phân tích số liệu

    ã Phương pháp thống kê mô tả:

    - Biểu diễn dữ liệu bằng các đồ thị mô tả dữ liệu và so sánh dữ liệu.

    - Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.

    ã Phương pháp thống kê so sánh: Căn cứ các số liệu và dựa trên các chỉ tiêu để phân tích so sánh các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để thấy được sự thay đổi của thị trường và giá cả mặt hàng gạo xuất khẩu trong thời gian qua.

    ã Phân tích SWOT: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...