Luận Văn Tìm hiểu thêm về các ngôi quốc tự ở huế

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tìm hiểu thêm về các ngôi quốc tự ở huế
    Xứ Thuận Hoá thuở Nguyễn Hoàng di dân lập ấp là vùng đất hoang vu, nơi còn lắm hùm beo cùng biết bao thách thức từ những di sản, di tích văn hoá Champa với đền tháp, cơ sở tín ngưỡng mang đậm tính cách Ấn Độ của những Shiva, Vishnu, Brahma, . xa lạ và đầy sự đe doạ đến yếu tố văn hoá Indonesien của người Thượng Trường Sơn huyền bí. Trước những thử thách sự bình an của tâm hồn trong mỗi người, ngôi chùa với đức Thế Tôn từ bi xuất hiện như tấm lòng ấm áp của người mẹ che chở đàn con, giúp họ có thêm nghị lực để sinh tồn khi đã lìa xứ. Ban đầu, ngôi chùa chỉ là những mái nhà tranh vách đất nép mình vào thiên nhiên, hoà vào khung cảnh núi đồi uốn lượn của chốn Thần kinh sau này. Dần dần cùng với dấu chân hoằng pháp của chư vị thiền sư ngôi thảo am mọc lên ngày một nhiều hơn lưu dấu cho nhiều ngôi chùa lớn xuất hiện về sau. Tuy nhiên để đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống chùa chiền trên mảnh đất xứ Huế và sự xuất hiện của hàng loạt ngôi Quốc tự phải đến thời kỳ trị vì của các vua nhà Nguyễn, đặc biệt từ thời vua Gia Long (1802) cho đến vua Duy Tân (1916).

    Trong thời kỳ này, nhiều ngôi chùa nổi tiếng được trùng kiến và phát triển cực thịnh như chùa Thiên Mụ, chùa Thánh Duyên, đồng thời những ngôi chùa mới được chính các vua xây dựng tạo nên những danh lam bậc nhất của xứ Kinh kỳ như Linh Hựu quán (1830), chùa Giác Hoàng (1839), chùa Diệu Đế (1844). Các ngôi Quốc tự tuy chiếm số lượng không nhiều trong hệ thống chùa Huế nhưng đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoằng dương Phật pháp trên mảnh đất Kinh đô nhà Nguyễn. Những nghiên cứu về văn hoá Huế, Phật giáo Huế đã chỉ ra điều đó.

    Tuy vậy, để hiểu thế nào là Quốc tự và số lượng cụ thể các ngôi Quốc tự trên mảnh đất này là câu hỏi có không ít hơn một đáp án. Câu hỏi thế nào là Quốc tự, số lượng bao nhiêu vẫn khó để trả lời chính xác. Điều đó cũng dễ hiểu vì khi nghiên cứu về chùa Huế, vấn đề là Quốc tự hay không Quốc tự thường ít được để ý do đó để xác định tiêu chí “xếp loại” Quốc tự chưa được đặt ra và Quốc tự vẫn được hiểu mơ màng, cảm tính. Ở đây, chúng tôi không có ý định nêu ra các tiêu chí của một ngôi Quốc tự và cũng không dám xác định cụ thể các ngôi Quốc tự. Bài viết này chỉ xin góp một vài ý kiến nhỏ về Quốc tự xứ Huế, mong được cụ thể hơn khi nhìn nhận đối tượng này

    Luận văn dài 32 trang, chia làm 2 chương
     
    long sube thích bài này.
Đang tải...