Luận Văn Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong quốc âm thi tập

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU
    I. Lí do chọn đề tài . Trang 1
    II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .2
    III. Mục đích nghiên cứu 4
    IV. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .4
    V. Đóng góp của đề tài . 4
    VI. Phương pháp nghiên cứu 5
    VII. Cấu trúc khoá luận 5
    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG I: THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT VÀ THỂ THƠ THẤT
    NGÔN XEN LỤC NGÔN
    I. Khái quát về thơ Nôm đường luật 7
    II. Những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của thơ Nôm
    Đường luật . 8
    1. Điều kiện văn học . 8
    1.1. Về ngôn ngữ . 8
    1.2. Về thể loại 10
    2. Điều kiện ngoài văn học 10
    2.1. Điều kiện lịch sử xã hội . 10
    2.2. Điều kiện văn hoá, tư tưởng . 11
    III. Khái quát quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật trong lịch
    sử văn học Việt Nam 12
    1. Giai đoạn hình thành 12
    2. Giai đoạn phát triển . 13
    3. Giai đoạn cuối 14
    IV. Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn 15
    CHƯƠNG II. THỂ THƠ THẤT NGÔN XEN LỤC NGÔN
    TRONG QUỐC ÂM THI TẬP.
    I. Nguyễn Trãi – thân thế và sự nghiệp 17
    1. Thân thế . 17
    2. Cuộc đời . 18
    3. Sự nghiệp 20
    II. Khái quát về tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi 22
    1. Cấu trúc . 22
    2. Nội dung tập thơ Quốc âm thi tập . 23
    2.1. Lòng yêu thiên nhiên . 23
    2.2. Tấm lòng ưu dân, ái quốc sâu nặng . 24
    2.3. Ca tụng cuộc sống trong sạch, thanh bần 24
    2.4. Băn khoăn nền đạo đức luân lí 25
    3. Nghệ thuật . 25
    3.1. Ngôn ngữ . 25
    3.2. Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn . 25
    III. Khảo sát chung về câu lục ngôn trong Quốc âm thi tập . 26
    1. Số lượng . 26
    2. Vị trí .27
    3. Nhịp 29
    IV. Cách xây dựng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn . 31
    1. Cách xây dựng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn . 31
    1.1. Giảm một chữ từ câu thất ngôn . 32
    1.2. Xử lí hiện tượng thất niêm từ việc sử dụng câu thất
    ngôn xen lục ngôn . 38
    1.3. Cách gieo vần 40.
    1.4. Cách ngắt nhịp . 43
    2. Hiệu quả của việc sử dụng câu lục ngôn trong thể thất ngôn
    xen lục ngôn 46
    PHẦN KẾT LUẬN 53
    Lời cảm ơn

    Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học An
    Giang, Hội đồng Khoa học và đào tạo, các thầy cô trong tổ bộ môn
    Ngữ văn, thư viện Trường Đại học An Giang đã tạo mọi điều kiện
    giúp tôi hoàn thành khoá luận này.
    Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Trần
    Tùng Chinh. Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời
    gian nghiên cứu để hoàn thành khoá luận.
    Đây là lần đầu tôi có cơ hội tiếp cận với công việc nghiên cứu.
    Một công việc đòi hỏi phải có nhiều thời gian, kiến thức và sự nỗ lực
    của bản thân. Do sự hạn chế về mặt thời gian nên tôi còn nhiều lúng
    túng và thiếu sót. Nhưng được sự khích lệ, động viên, giúp đỡ tận tình
    của các thầy cô, gia đình và bạn bè, tôi đã có thêm nghị lực để tiếp tục
    nghiên cứu hoàn thành khoá luận.
    Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !
    Long Xuyên, tháng 5, năm 2008
    Sinh viên thực hiện
    Lê Thị Giang
    Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập .
    Lê Thị Giang DH5C1 Trang 1
    PHẦN MỞ ĐẦU
    I. Lí do chọn đề tài
    Văn học Trung đại Việt Nam là một bước chuyển mình mạnh mẽ trong
    toàn bộ tiến trình phát triển của nền văn học nước nhà. Tiếp theo những thành
    tựu xuất sắc của nền văn học dân gian, bước sang văn học Trung đại, nền văn
    học viết chính thức ra đời đánh dấu sự trưởng thành về mặt ý thức của dân tộc.
    Nhìn lại lịch sử thời kì trung đại, chúng ta thật tự hào về thế hệ cha anh
    với những chiến công rực rỡ gắn liền với tên tuổi của những anh hùng cứu
    quốc. Trong số đó thì Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi,
    Quang Trung .vv . là những người xuất sắc hơn cả. Gắn liền với tên tuổi của
    họ không chỉ có những chiến công mà còn có cả những tác phẩm văn học làm
    rạng danh đất nước đến muôn đời.
    Đối với Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi chúng ta chỉ biết sự
    nghiệp của họ qua những thông tin, sự kiện chính được sử sách ghi chép lại. Lí
    Thường Kiệt với bài thơ thần “ Nam quốc sơn hà” đã làm nên một huyền thoại
    về chiến thắng trên sông Như Nguyệt. “Dụ chư tì tướng hịch văn” của Trần
    Hưng Đạo đã kịp thời trấn an lòng binh sĩ, khơi gợi trong họ lòng yêu quê
    hương đất nước gắn liền với quyền lợi thiết thực của mỗi người. Lê Lợi thì chỉ
    còn vài bài thơ viết trên vách đá và bài tựa trong quyển “Lam sơn thực lục”
    của Nguyễn Trãi. Quang Trung chỉ còn một tờ chiếu viết bằng chữ Nôm cho
    Nguyễn Thiếp .vv .
    Duy chỉ có Nguyễn Trãi – một vị anh hùng cứu quốc, không những để
    lại tên tuổi trong sử sách mà còn để lại cả một sự nghiệp văn chương đồ sộ.
    Đọc các tác phẩm như Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Lam
    Sơn thực lục, Dư địa chí, Quốc âm thi tập , chúng ta thấy Nguyễn Trãi xuất
    hiện là một nhà văn hóa xuất sắc trên các tư cách: anh hùng dân tộc, nhà tư
    tưởng, nhà chính trị- quan chức, nhà văn, nhà ngoại giao, nhà sử học và nhà
    địa lí học . Dù ở bất cứ phương diện nào, Nguyễn Trãi cũng thể hiện một tư
    tưởng chủ đạo “ưu dân, ái quốc”.
    Văn chương của Nguyễn Trãi thật đặc biệt. Đó là “thứ văn chương có
    đủ sức để sửa sang việc đời” như Ngô Thế Vinh đã nói. Cuộc đời cầm bút của
    ông phần lớn dành cho mục đích chính trị. Điều này được thể hiện qua các tác
    phẩm bằng chữ Hán nhưng lại chứa chan tình cảm của người Việt Nam với
    đầy đủ phẩm chất đáng quý. Nguyễn Trãi chỉ có duy nhất tập “Quốc âm thi
    tập” viết bằng chữ Nôm. Có thể nói, với tập thơ này, Nguyễn Trãi đã chính
    thức khơi nguồn dòng thơ Quốc Âm, mở ra một dòng hướng đi mới trong nền
    thi ca dân tộc. Hơn thế nữa, Quốc âm thi tập còn có ý nghĩa là một sự phá
    cách, cách tân, khắc phục tính quy phạm, mở rộng đề tài sáng tác thi ca. Bằng
    ngôn ngữ dân tộc, ông đã khắc họa một cách tinh tế hình ảnh của thế giới tự
    nhiên và nội tâm con người.
    Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập .
    Lê Thị Giang DH5C1 Trang 2
    Một trong những đóng góp tạo nên giá trị nghệ thuật của tập thơ Quốc
    âm thi tập đó chính là thể thơ. Nguyễn Trãi đã đưa một hình thức nghệ thuật
    mới, đặt ngang hàng cùng các hình thức nghệ thuật được coi là mẫu mực lúc
    bấy giờ. Ông đã có công sáng tạo một thể thơ mới - thể thất ngôn xen lục
    ngôn. Đó là sự đan xen giữa câu 6 tiếng và câu 7 tiếng trong cùng một bài thất
    ngôn bát cú hay thất ngôn tứ tuyệt. Chính hiện tượng này đã tạo được một
    tiếng vang cho thơ ca Quốc âm. Việc sử dụng câu 6 tiếng không những làm
    thay đổi cấu trúc thông thường của một bài thơ Đường luật mà còn tác động
    trực tiếp tới những tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm.
    Trước đây, khi tìm hiểu tác phẩm, chúng ta thường đi từ nội dung đến
    hình thức. Song xu hướng mấy năm gần đây thì ngược lại. Việc khai thác, tìm
    hiểu cái hay, cái đẹp của một tác phẩm nghệ thuật được triển khai từ chính
    hình thức nghệ thuật. Đây là một hướng đi mang lại hiệu quả cao nhất khi tiếp
    cận tác phẩm nghệ thuật.
    Thể thất ngôn xen lục ngôn là một thể loại mới so với các thể thơ đã có
    của dân tộc. Những câu thơ 6 tiếng được nhiều người coi là cái “mã” riêng của
    từng bài. Tìm cái “mã” riêng ấy để mở ra thế giới tình cảm bên trong tác phẩm
    là một công việc hết sức khó khăn. Điều này càng khó khăn hơn đối với học
    sinh khi tiếp cận hệ thống thơ văn cổ.
    Do đó, người viết thấy việc tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn
    trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là một vấn đề hết sức thú vị. Nó đáp
    ứng được nhu cầu muốn tìm hiểu sâu sắc thơ Quốc âm, đồng thời cũng mở ra
    một cái nhìn tổng quát hơn về thể loại mới mẻ này.
    Từ những lí do trên, cùng với sự gợi ý của giáo viên hướng dẫn, người
    viết đã chọn đề tài nghiên cứu này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...