Thạc Sĩ Tìm hiểu thành phần hợp chất thứ cấp trong cây lược vàng Callisia fragvan L

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ


    1.1.Đặt vấn đề:

    Từ ngàn xưa, con người đã biết tìm cây cỏ trong tự nhiên để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe. Qua trải nghiệm từ cuộc sống, kho tàng cây dược liệu của con người càng ngày càng phong phú, đa dạng và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người.

    Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, được sự ưu đãi của thiên nhiên nên thuận lợi cho sự Phát triển của nhiều loại thảo mộc. Nếu như trước đây, những nghiên cứu trên cây thuốc chủ yếu theo hướng phân lập, tách chiết và thử nghiệm hoạt chất, thì hiện nay xu thế mới là tìm phương pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất các hoạt chất nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học và cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường. Đây chính là vấn đề đặt ra cho ngành Công nghệ Sinh học thực vật.

    Công nghệ Sinh học thực vật ra đời đã và đang mở ra những triển vọng mới đối với việc bảo tồn và Phát triển nguồn cây thuốc dồi dào của nhân loại. Thực sự là trong hơn 20 năm qua, bằng phương pháp nuôi cấy huyền phù tế bào trong các hệ thống bioreactor, hàng trăm loại hoạt chất có giá trị được tổng hợp với giá thành thấp hơn, khắc phục nhiều nhược điểm của phương pháp tổng hợp hóa học. Bằng phương pháp tái sinh cây trực tiếp hoặc gián tiếp qua mô sẹo, tế bào và phôi mà nhiều loài cây thuốc quí được bảo tồn và khai thác hiệu quả, phục vụ đắc lực cho cuộc sống của con người.

    Cây Lược vàng (Callisia fragrans) có nguồn gốc từ Mexico và hiện nay đang được trồng nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là ở Thanh Hóa và Hà Nội. Đây là một loại cây thuốc mới được biết đến trong thời gian gần đây và đã gây xôn xao dư luận về tính năng “thần dược” cũng như những tác dụng phụ mà nó mang lại.
    Chính vì lý do đó mà việc tìm hiểu và xác định các hợp chất thứ cấp có trong cây Lược vàng là rất cần thiết. Được sự đồng ý của Bộ môn Công nghệ Sinh học – Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ và dưới sự hướng dẫn của thầy Bùi Văn Thế Vinh, tôi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Tìm hiểu thành phần hợp chất thứ cấp trong cây Lược vàng (Callisia fragrans L.).


    1.2.Mục đích và yêu cầu:
    - Tổng quan về một số hợp chất thứ cấp có nguồn gốc từ thực vật.
    - Tìm hiểu thành phần các hợp chất thứ cấp có trong cây Lược Vàng.

    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1.Đặt vấn đề: 1
    1.2.Mục đích và yêu cầu: 3
    2.1. Khái niệm chung về các chất hoạt tính Sinh học (HTSH) 4
    2.2.Alkaloid: 4
    2.2.1.Khái niệm: 4
    2.2.2.Nguồn gốc: 5
    2.2.3.Phân loại: 5
    2.2.3.1.Phân loại theo bản chất hóa học: 5
    2.2.3.2. Phân loại theo loài thực vật chứa alkaloid và theo tác động sinh lý. 7
    2.2.4.Tính chất vật lý: 12
    2.2.5.Tính chất hóa học: 13
    2.3.Coumarin: 13
    2.3.1. Khái niệm và nguồn gốc: 13
    2.3.2.Phân loại: 15
    2.3.2.1 Coumarin đơn giản: 15
    2.3.2.2 Furanocoumarin (furocourmarin): 16
    2.3.2.3 Nhóm pyranocoumarin: 16
    2.3.3.Lý tính: 17
    2.3.4.Hóa tính: 17
    2.3.5.Tác dụng và công dụng: 18
    2.4.Flavonoid: 19
    2.4.1.Khái niệm: 20
    2.4.2.Nguồn gốc: 21
    2.4.3.Phân loại: 22
    2.4.3.1.Euflavonoid: 23
    2.4.3.2.Isoflavonoid: 28
    2.4.3.3.Neoflavonoid: 28
    2.4.3.4.Biflavonoid và Triflavonoid: 28
    2.4.4.Lý tính: 29
    2.4.5.Hóa tính: 29
    2.5.Glycosid steroid (glycosid tim) 31
    2.5.1.Khái niệm: 31
    2.5.2.Nguồn gốc: 32
    2.5.3.Phân loại: 32
    2.5.3.1.Phần aglycon: 32
    2.5.3.2.Phần đường: 33
    2.5.4.Tính chất lý học: 33
    2.5.5.Tính chất hóa sinh: 34
    2.6.Saponin: 35
    2.6.1.Khái niệm và nguồn gốc: 35
    2.6.2.Phân loại: 35
    2.6.2.1.Saponin triterpenoid: 35
    2.6.2.2.Saponin steroid: Gồm có: 36
    2.6.3.Tính chất lý hóa. 37
    CHƯƠNG 3: THÀNH PHẦN HỢP CHẤT THỨ CẤP TRONG CÂY LƯỢC VÀNG 39
    3.1.Giới thiệu về cây Lược Vàng 39
    3.1.1.Thực vật học: 39
    3.1.2.Mô tả cây: 39
    3.1.3.Sinh học và sinh thái: 40
    3.1.4.Phân bố: 40
    3.1.5.Cách trồng: 40
    3.1.6.Thu hái và chế biến: 41
    3.2.Thành phần Hóa học của cây Lược Vàng 42
    3.2.1.Hợp chất Flavonoid có trong cây Lược vàng: 42
    3.2.1.1. Quercetin: 42
    3.2.1.2. Kempferol: 44
    3.2.1.3.Tác dụng Sinh học của flavonoid. 44
    3.2.2.Hợp chất saponin steroid có trong cây Lược vàng: 50
    3.2.2.1.Saponin steroid 50
    3.2.2.2.Tác dụng và công dụng: 51
    3.2.3. Hợp chất isoorientin chiết từ cây lược vàng: 52
    3.2.4.Vitamin & khoáng dinh dưỡng: 53
    3.2.5.Acid amin có trong cây Lược Vàng: 53
    3.2.6.Kết quả định tính & định lượng các loại nhóm chất trong cây Lược vàng. 54
    3.2.6.1.Kết quả định tính: 54
    3.2.6.2.Kết quả định lượng:. 55
    3.3.Công dụng chữa bệnh của cây Lược Vàng 58
    CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 61
    4.1.Kết luận 61
    4.2.Kiến nghị 63
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
     
Đang tải...