Tiến Sĩ Tìm hiểu thành phần hóa học của một số cây thuộc chi polyscias, họ nhân sâm (araliaceae)

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Mit Barbie, 5/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Từ lâu, trong dân gian và y học cổ truyền đã dùng cây cỏ để chữa bệnh và ngành Hóa-Thực vật đã góp phần không nhỏ vào việc khám phá ra những thuốc mới phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh một cách hiệu quả. Do đó, việc nghiên cứu thành phần hóa học của các cây thuốc là một trong những chiến lược phát triển sản phẩm ở nhiều công ty dược, nhằm tìm ra những hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học. Việt Nam là nước nhiệt đới, có nguồn thực vật phong phú và đa dạng. Nhiều loại cây cỏ được nhân dân ta sử dụng rất có hiệu quả trong điều trị nhiều loại bệnh
    như kiết lị, nhuận tràng, sốt rét, viêm nhiễm .Để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này, việc nghiên cứu thành phần hóa học các loại cây cỏ là cần thiết. Trong chi Polyscias có cây Polyscias fruticosa (L.) Harms. đã được dân gian
    dùng lá với công dụng như thuốc bổ, kháng viêm nhiễm, kháng khuẩn; còn rễ được dùng để chữa bệnh tiểu đường, đau thấp khớp, . Các nghiên cứu hóa học từ trước đến nay cho thấy một số cây thuộc chi Polyscias có chứa các hợp chất thuộc nhóm steroid, polyacetylen, saponin triterpen . và chính những loại hợp chất này có liên quan đến những dược tính đã biết. Chúng tôi đã chọn khảo sát thành phần hóa học của ba loài thuộc chi Polyscias là Polyscias balfouriana Bail., Polyscias guilfoylei Bail. và Polyscias serrata Balf Trong ba cây này, cây Polyscias guilfoylei có một bài báo trên thế giới nghiên cứu sơ bộ về dược tính, cây Polyscias serrata chưa có bất kỳ nghiên cứu nào. Riêng với cây Polyscias balfouriana chỉ có một nghiên cứu ở Việt Nam, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ mới thực hiện về việc xác định hàm lượng saponin triterpen trên cao của cây, chưa nghiên cứu thành phần hóa học cụ thể. Việc khảo sát thành phần hóa học của ba cây này với mong muốn sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm thành phần hóa học của ba cây nhằm đóng góp những chứng cứ khoa học vào kho dược liệu quý của Việt Nam, từ đó góp phần vào việc khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thực vật.

    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1. MÔ TẢ THỰC VẬT . 2
    1.1.1. Polyscias balfouriana Bail. Cây Đinh lăng lá tròn . 2
    1.1.2. Polyscias guilfoylei Bail. Cây Đinh lăng trổ . 2
    1.1.3. Polyscias serrata Balf. Cây Đinh lăng răng 3
    1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC 3
    1.2.1. Polyscias amplifolia (Baker) Harms . 3
    1.2.2. Polyscias dichroostachya Baker . 4
    1.2.3. Polyscias filicifolia Balf. . 4
    1.2.4. Polyscias fulva (Hiern) Harms 4
    1.2.5. Polyscias fruticosa (L.) Harm. 5
    1.2.6. Poyscias murrayi Harms 7
    1.2.7. Polyscias nodosa (Blume) Seem . 7
    1.2.8. Polyscias scutellaria (Burm. f.) Merr 7
    1.2.9. Polyscias sp. Nov . 8
    1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DƯỢC TÍNH 13
    1.3.1. Polyscias amplifolia (Baker) 13
    1.3.2. Polyscias balfouriana Bail 13
    1.3.3. Polyscias filicifolia Balf. . 14
    1.3.4. Polyscias fruticosa (L.) Harms . 14
    1.3.5. Polyscias guilfoylei Bail. 16
    1.3.6. Polyscias murrayi Harms 16
    1.3.7. Polyscias scutellaria Merr . 17
    CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM
    2.1. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ 18
    2.1.1. Hóa chất sử dụng 18
    2.1.2. Các thiết bị phân tích 18
    2.2. KHẢO SÁT NGUYÊN LIỆU . 19
    2.2.1. Thu hái và xử lý mẫu . 19
    2.2.2. Xác định độ ẩm 19
    2.3. ĐIỀU CHẾ CÁC LOẠI CAO VÀ CÔ LẬP CÁC HỢP CHẤT . 20
    2.3.1. Điều chế các loại cao . 20
    2.3.2. Trích ly, cô lập một số hợp chất hữu cơ 20
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    3.1. KHẢO SÁT CẤU TRÚC HÓA HỌC . 30
    3.1.1. Các hợp chất cô lập từ loài Polyscias balfouriana 30
    3.1.2. Các hợp chất cô lập từ loài Polyscias guilfoylei . 65
    3.1.3. Các hợp chất cô lập từ loài Polyscias serrata . 83
    3.2. KẾT LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC .100
    3.3. NHẬN XÉT VỀ HÓA-THỰC VẬT CỦA CHI POLYSCIAS . 103
    3.4. ĐÚC KẾT NHỮNG KẾT QUẢ SỬ DỤNG PHỔ NMR VÀ LC-MS
    ĐỂ PHÂN GIẢI CẤU TRÚC HÓA HỌC CÁC SAPONIN . 107
    3.4.1. Về phổ 1H-NMR 107
    3.4.2. Về phổ 13C-NMR .107
    3.4.3. Về phổ LC-MS .108
    KẾT LUẬN .111
    CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 113
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...