Luận Văn Tìm hiểu thái độ và nhận thức của sinh viên ĐH Văn Hiến về cuộc sống độc thân

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    I. Lý do chọn đề tài

    Xã hội càng phát triển, cuộc sống càng hiện đại thì kéo theo đó con người cũng có những xu hướng những cái nhìn và suy nghĩ ngày càng khác biệt về nhiều vấn đề khác nhau và đặc biệt là vấn đề kết hôn lập gia đình. Một trong những khía cạnh đó là vấn đề nhiều người đang có xu hướng sống độc thân hiện nay. Ở những nước phát triển xu hướng sống độc thân này đang diễn ra rất mạnh mẽ và có thể nó cũng đang nhen nhóm ở Việt Nam.
    Ngày nay khi kinh tế phát triển nhiều người trong độ tuổi thanh niên đã chọn lối sống độc thân vì họ đặt sự nghiệp lên hàng đầu, coi trọng sự nghiệp hơn là tình cảm. Một số người thích tự do không muốn bị ràng buộc trong hôn nhân mà lựa chọn cuộc sống độc thân và xu hướng chọn lựa lối sống này ngày càng cao trong giới trẻ đặc biệt là giới nữ. Nhất là ở các nước phát triển chủ nghĩa độc thân đang thực sự lên ngôi, nhận thức của họ về lập trình của tạo hóa “sinh ra – lập gia đình – có con” đã có nhiều thay đổi. Rất nhiều người đã chọn độc thân là cuộc sống cho mình, bởi rất nhiều lý do để họ không lập gia đình mà chọn cuộc sống độc thân thoải mái tự do.
    Sinh viên hiện nay là lực lượng đông đảo, là thành phần vô cùng quan trọng của xã hội, là nguồn nhân lực, người chủ tương lai của đất nước. Sự phát triển của Sinh viên có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với xã hội quốc gia. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, phát triển, mở cửa, giao lưu với thế giới và trong thời đại truyền thông kĩ thuật số bùng nổ, internet phổ biến và nhất là thanh niên sinh viên được tiếp cận với nền văn hóa toàn cầu hóa thì sự thay đổi về tâm thế, tính cách, quan điểm, nhận thức càng rõ rệt nên có những xu hướng, lối đi mới tốt nhất cho bản thân, một trong số đó là vấn đề kết hôn lập gia đình.
    Sinh viên là những người luôn hướng về những ước mơ hoài bão, hướng về lý tưởng nên có thể sinh viên sẽ đặt những lý tưởng hoài bão đó lên trên nhất, bỏ qua một số yếu tố quan trọng đó là việc kết hôn - lập gia đình mà đi theo cuộc sống độc thân thoải mái không vướng bận ràng buộc để phát triển sự nghiệp, ước mơ hoài bão của mình. Cuộc sống độc thân là một khía cạnh khá mới mẻ đối với nhóm nghiên cứu. Sinh viên có những hiểu biết gì về cuộc sống độc thân? Xu hướng của sinh viên như thế nào? Họ có cách nhìn nhận và thái độ như thế nào với cuộc sống độc thân? Đó là những điều mà nhóm nghiên cứu muốn biết, do vậy mà nhóm nghiên cứu chọn đề tài “Tìm hiểu thái độ và nhận thức của sinh viên ĐH Văn Hiến về cuộc sống độc thân

    II. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài nhằm tìm hiểu nhận thức và thái độ của sinh viên đại học văn hiến đối với đời sống độc thân trong xã hội hiện nay.
    Đề tài này nhằm đạt đến mục tiêu cụ thể là:
    - Tìm hiểu nhận thức của sinh viên ĐH Văn Hiến về cuộc sống độc thân: khái niệm, khó khăn, thuận lợi
    - Đánh giá thái độ của sinh viên ĐH Văn Hiến khi nói về đời sống độc thân: tích cực, tiêu cực
    - Tìm hiểu về nhu cầu và xu hướng hiện tại để tiên đoán trong tương lai về sự gia tăng đời sống độc thân.
    III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
    - Khách thể nghiên cứu trong đề tài này là 210 sinh viên khoa: Tâm Lý, Kinh Tế, Du Lịch trường ĐH DL Văn Hiến thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi khoa có 70 sinh viên bao gồm : 35 sinh viên năm thứ nhất và 35 sinh viên năm thứ 3. Năm thứ nhất và năm thứ ba của mỗi khoa gồm: 15 sinh viên nam và 20 sinh viên nữ.
    - Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là thái độ, nhận thức của sinh viên ĐH DL Văn Hiến về cuộc sống độc thân.
    IV. Giả thuyết nghiên cứu.
    - Cuộc sống hiện đại hóa, văn hóa nước ngoài du nhập vào trong nước theo hướng ngày càng gia tăng thị trường đời sống được tiếp xúc mạnh nên sinh viên sẽ tiếp cận những thông tin, văn hóa, cách sống, một cách nhanh chóng, do vậy sẽ nhận thức và hiểu biết nhiều về đời sống độc thân.
    - Sinh viên có cái nhìn tương đối tích cực về cuộc sống độc thân.
    - Ứng với nghề nghiệp mà mình đang học, sinh viên khoa Du lịch sẽ có thái độ tích cực nhất về cuộc sống độc thân.
    - SV khoa Kinh Tế chọn cuộc sống độc thân nhiều hơn SV khoa Tâm Lý
    - Sinh viên năm thứ 3 có thái độ tích cực đối với cuộc sống độc thân hơn năm nhất.
    - Sinh viên nam có thái độ tích cực về sống độc thân hơn sinh viên nữ.
    V. Nhiệm vụ nghiên cứu.
    Để tiến hành đề tài này nhóm nghiên cứu sẽ thực hiện các bước sau:
    - Tìm hiểu những thông tin từ sách, báo trang web .về thái độ và xu hướng đời sống độc thân.
    - Tìm hiểu những quan tâm, hiểu biết của sinh viên ĐH Văn Hiến về đời sống độc thân.
    - Tìm hiểu, thái độ, nhận thức, cách lựa chọn đời sống độc thân của sinh viên ĐH Văn Hiến.
    - So sánh sự khác biệt về thái độ đối với đời sống độc thân giữa sinh viên các ngành, các khoa, năm thứ.
    - Rút ra những kết luận sau khi đã nghiên cứu, đưa ra những kiến nghị.
    VI. Giới hạn đề tài
    Về nội dung:
    - Chỉ nghiên cứu nhận thức, thái độ của sinh viên đối với đời sống độc thân như thực trạng ( khó khăn, thuận lợi), nguyên nhân
    - Chỉ nghiên cứu sinh viên trong trường ĐH DL Văn Hiến ở Tp HCM
    - Trên cơ sở rút ra những kết luận và đưa ra kiến nghị.
    Về không gian: Chỉ khảo sát trong trường ĐH DL Văn Hiến.
    VII. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc sách báo, thu thập và chọn lọc các thông tin trên mạng.
    Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra bằng phiếu thăm dò.
    Thống kê toán học: sử dụng phần mềm thống kê SPSS.


    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU

    I.Lý do chọn đề tài 1
    II. Mục đích nghiên cứu 2
    III.Khách thể và đối tượng nghiên 2
    IV.Giả thuyết nghiên cứu 3
    V.Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    VI. Giới hạn đề tài 3
    VII. Phương pháp nghiên cứu 4
    PHẦN NỘI DUNG
    I.Cơ sở lý luận
    1.Lịch sử nghiên cứu 4
    1.1 Nguyên nhân 4
    1.2 Hậu quả của cuộc sống độc thân 4
    2.Các khái niệm định nghĩa 5
    2.1 Nhận thức 5
    2.2 Thái độ 6
    2.3 Mối tương quan giữa nhận thức và thái độ 7
    2.4 Sinh viên 8
    2.5 Cuộc sống độc thân 9
    II. Kết quả nghiên cứu 9
    1.Mô tả mẫu nghiên cứu 9
    2.Dụng cụ nghiên cứu 10
    3.Cách thu thập số liệu 10
    4.Cách xử lý số liệu 10
    5.Các kết quả 11
    5.1 Thành phần mẫu nghiên cứu 11
    5.2 Kết quả tính trên toàn mẫu 12
    5.3 So sánh giữa các nhóm 13
    5.4 Kết quả về nhận thức 16
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...