MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn 1 Mục lục 2 A. Phần mở đầu: 4 I. Lý do chọn đề tài : 4 II. Mục đích nghiên cứu: 4 III. Nhiệm vụ nghiên cứu: 4 IV. Phạm vi nghiên cứu: 4 1. Về nội dung: 4 2. Về không gian: 4 V. Quan điểm nghiên cứu: 4 VI. Phương pháp nghiên cứu: 5 B. Phần nội dung: 6 Chương 1: Cơ sở lý luận về tài nguyên du lịch tự nhiên 6 1.1 Các khái niệm: 6 1.1.1 Tài nguyên. 6 1.1.2 Du lịch. 6 1.1.3 Tài nguyên du lịch. 6 1.1.4 Tài nguyên du lịch tự nhiên. 6 1.2 Phân loại tài nguyên du lịch. 6 1.3 Vai trò của tài nguyên du lịch trong việc phát triển du lịch: 6 1.4 Tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên du lịch tự nhiên: 6 a. Tác động đến tài nguyên địa hình: 6 b. Tác động đến tài nguyên nước: 7 c. Tác động đến tài nguyên sinh vật 8 Chương 2: Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình. 10 2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình. 10 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên. 10 2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội. 11 2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình. 13 2.2.1 Tài nguyên địa hình 13 2.2.2 Tài nguyên động, thực vật. 20 2.2.3 Tài nguyên nước: 22 Chương 3: Định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình. 27 3.1 Cơ sở để đưa ra định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Quảng Bình. 27 3.1.1 Tài nguyên du lịch: 27 3.1.2 Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch 28 3.1.3 Đầu tư cho phát triển du lịch: 29 3.1.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. 29 3.2 Định hướng khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình. 30 3.2.1 Định hướng phát triển các loại hình du lịch: 30 3.2.2 Định hướng phát triển không gian: 30 3.2.3 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 30 3.2.3 Xác định các chương trình dự án ưu tiên đầu tư: 31 3.3 Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình. 31 C. Phần kết luận và kiến nghị: 34 I. Kết luận: 34 II. Kiến nghị: 34 Tài liệu tham khảo 35 A. Phần mở đầu: I. Lý do chọn đề tài: du lịch là một ngành kinh tế đem lại nhiều lợi nhuận, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một phần rất quan trọng và không thể thiếu được trong du lịch đó chính là tài nguyên du lịch, sự phối hợp giữa tài nguyên du lịch với các thành phần khác để tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ du khách đem lại hiệu quả kinh tế, Nhận thấy được tầm quan trọng đó của tài nguyên du lịch cho nên cần phải nghiên cứu, tìm hiểu nguồn tài nguyên du lịch hiện có đồng thời phát hiện thêm những tài nguyên du lịch mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch. Đối với Việt Nam hiện nay nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng đây là một tiền đề hết sức quan trọng để đưa ngành du lịch nước ta ngành càng phát triển. Quảng Bình là một tỉnh có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch, trong đó thế mạnh về tài nguyên du lịch mà đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên được biểu hiện rất rõ. Tuy nhiên hiện nay ngành du lịch của tỉnh vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, chưa khai thác được nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên một cách có hiệu quả nhất. Hiện nay du lịch là một ngành kinh tế mà đang được tỉnh Quảng Bình chú trọng đầu tư phát triển. Để có thể tìm hiểu về nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên một cách có hệ thống và từ đó đưa ra những định hướng, những giải pháp nhằm khai thác hợp lý, có hiệu quả và có định hướng góp phần phát triển ngành du lịch của tỉnh nên tôi chọn đề tài này. II. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên để từ đó đưa ra những định hướng, những giải pháp nhằm khai thác hợp lý, có hiệu quả và có định hướng góp phần phát triển ngành du lịch. III. Nhiệm vụ nghiên cứu: - xây dựng cơ sở lý luận của tài nguyên du lịch tự nhiên - Tìm hiểu về tài nguyên du lịch tự nhiên - Đưa ra những định hướng và giải pháp khai thác nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên. IV. Phạm vi nghiên cứu: 1. Về nội dung: Tài nguyên du lịch tự nhiên 2. Về không gian: Tỉnh Quảng Bình V. Quan điểm nghiên cứu: 1. Quan điểm tổng hơp 2. Quan điểm lịch sử 3. Quan điểm viễn cảnh 4. Quan điểm kinh tế 5. Quan điểm hệ thống 6. Quan điểm bền vững 7. Quan điểm lãnh thổ VI. Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau: 1. Phương pháp thu thập tài liệu 2. Phương pháp phân tích tổng hợp 3. Phương pháp bản đồ 4. Phương pháp thực địa 5. Phương pháp thống kê