Luận Văn Tìm hiểu tài nguyên du lịch quận Hải An – Hải phòng phục vụ khai thác phát triển du lịch

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Phần mở đầu 1

    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Nhiệm vụ của đề tài . 3
    4. Phạm vi nghiên cứu 3
    5. Phương pháp nghiên cứu . 3
    6. Kết cấu của khóa luận 4
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HIỆN NAY
    1.1.Tài nguyên du lịch . 5
    1.1.1. Khái niệm tài nguyên du lịch 5
    1.1.2 Đặc điểm của tài nguyên 6
    1.1.3 Vai trò của tài nguyên du lịch 6
    1.1.4. Phân loại tài nguyên du lịch 7
    1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên 10
    1.2.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch tự nhiên 10
    1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên 10
    1.2.2.1 Tài nguyên địa hình 10
    1.2.2.2. Tài nguyên khí hậu 11
    1.2.2.3. Tài nguyên nước . 11
    1.2.2.4. Tài nguyên sinh vật 12
    1.3.Tài nguyên du lịch nhân văn . 13
    1.3.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch nhân văn 13
    1.3.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn 14
    1.3.3. Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn 14
    1.3.3.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể 14
    1.3.3.1.1. Các di tích lịch sử văn hóa . 14
    1.3.3.1.2. Các tài nguyên du lịch nhân văn khác 16
    1.3.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn vô thể . 16
    1.3.3.2.1. Lễ hội . 16
    1.3.3.2.2. Nghề và làng nghề thủ công truyền thống 17
    1.4. Xu hướng phát triển du lịch hiện nay . 17
    1.4.1. Khái niệm du lịch 17
    1.4.2. Chức năng du lịch . 18
    1.4.2.1. Chức năng về kinh tế và ý nghĩa về kinh tế của du lịch . 19
    1.4.2.2. Chức năng xã hội và ý nghĩa xã hội của du lịch 20
    1.4.2.3. Chức năng chính trị . 22
    1.4.2.4. Chức năng sinh thái 22
    1.4.3. Mối quan hệ giữa du lịch với các lĩnh vực khác 23
    1.4.3.1. Mối quan hệ của du lịch với xã hội . 23
    1.4.3.2. Mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa . 24
    1.4.3.3. Mối quan hệ giữa môi trường và du lịch . 25
    1.4.3.4. Mối quan hệ giữa du lịch và kinh tế 26
    1.4.3.5. Mối quan hệ giữa du lịch với hòa bình và chính trị . 27
    1.4.4. Xu hướng phát triển du lịch hiện nay . 28
    1.4.4.1.Gia tăng nhanh chóng về mặt số lượng 28
    1.4.4.2.Xã hội hóa thành phần du khách . 28
    1.4.4.3.Mở rộng địa bàn 29
    1.4.4.4.Kéo dài thời vụ du lịch . 29
    CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG DU LỊCH VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH QUẬN HẢI AN – HẢI PHÒNG
    2.1. Tổng quan về thành phố Hải Phòng . 30
    2.1.1. Lịch sử, địa lý và cảnh quan 30
    2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và đời sống dân cư . 34
    2.1.3. Sự phát triển du lịch Hải Phòng 35
    2.1.3.1. Tài nguyên du lịch Hải phòng . 35
    2.1.3.2. Hiện trạng phát triển du lịch Hải Phòng . 37
    2.1.3.2.1. Đẩy mạnh khai thác mở rộng thị trường 38
    2.1.3.2.2. Công tác quảng bá và xúc tiến du lịch 39
    2.1.3.2.3. Đầu tư phát triển cơ sở vui chơi giải trí 40
    2.1.3.2.4. Hệ thống giao thông . 41
    2.1.3.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch 41
    2.2.Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch ở quận Hải An 42
    2.2.1.Giới thiệu về quận Hải An . 42
    2.2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển quận Hải An . 42
    2.2.1.2.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên . 43
    2.2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội và đời sống dân cư . 44
    2.2.2.Tiềm năng phát triển du lịch quận Hải An . 46
    2.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên . 46
    2.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn . 48
    2.2.2.2.1. Các di tích lịch sử văn hóa . 49
    2.2.2.2.2. Lễ hội và phong tục tập quán . 62
    2.2.2.2.3. Làng hoa truyền thống Hạ Lũng . 66
    2.2.3. Thực trạng hoạt động du lịch của quận Hải An 69
    2.2.3.1.Vị trí của ngành du lịch trong đời sống kinh tế - xã hội quận Hải An 69
    2.2.3.2. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch . 72
    2.2.3.2.1. Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc . 72
    2.2.3.2.2. Hệ thống điện, nước và y tế 73
    2.2.3.2.3. Hệ thống nhà hàng, khách sạn và cơ sở vui chơi giải trí.74
    2.2.3.3.Tình hình lao động phục vụ trong ngành du lịch
    của quận Hải An . 74
    2.2.3.4.Tình hình khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch trên địa bàn quận Hải An 75
    2.2.4. Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch – dịch vụ trên địa bàn quận Hải An . 78
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH QUẬN HẢI AN – HẢI PHÒNG PHỤC VỤ KHAI THÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
    3.1. Mục tiêu và chiến lược phát triển du lịch quận Hải An đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 của UBND quận Hải An . 81
    3.1.1. Mục tiêu chung . 81
    3.1.2. Định hướng phát triển du lịch quận 81
    3.1.3. Phân kỳ đầu tư . 82
    3.1.4. Công trình du lịch 83
    3.1.5. Một số giải pháp chủ yếu và tổ chức thực hiện các mục tiêu 84
    3.1.5.1. Các giải pháp thực hiện mục tiêu 84
    3.1.5.2. Cách tổ chức thực hiện . 85
    3.2. Đề xuất cụ thể một số giải pháp nhằm khai thác các giá trị tài nguyên du lịch trên địa bàn quận Hải An cho việc phát triển du lịch 86
    3.2.1. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng phục vụ du lịch 86
    3.2.1.1. Tăng cường xây dựng cơ sở lưu trú 86
    3.2.1.2. Tăng cường xây dựng cơ sở ăn uống 87
    3.2.1.3. Tăng cường xây dựng các khu vui chơi giải trí . 87
    3.2.1.4. Giải pháp về giao thông vận tải và thông tin liên lạc . 87
    3.2.1.5. Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống cung cấp điện, nước, y tế.88
    3.2.2. Tăng cường đội ngũ phục vụ du lịch 89
    3.2.2.1. Đào tạo bồi dưỡng nhân lực . 89
    3.2.2.2. Thu hút nguồn nhân lực . 90
    3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch . 90
    3.2.4. Các giải pháp về huy động vốn 91
    3.2.5. Một số giải pháp trong việc bảo tồn và tôn tạo tài nguyên du lịch 92
    3.2.5.1. Đối với tài nguyên du lịch nhân văn . 92
    3.2.5.1.1 Đối với các di tích lịch sử văn hóa . 93
    3.2.5.1.2. Đối với các làng nghề truyền thống 94
    3.2.5.1.3. Đối với các lễ hội và phong tục tập quán truyền thống 94
    3.2.5.2. Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên . 95
    3.2.6. Tăng cường phối hợp giữa du lịch quận Hải An với các địa phương khác 95
    3.3. Xây dựng một số tour nhằm khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch quận Hải An 96
    3.4. Một số đề xuất và khuyến nghị để phát triển du lịch quận Hải An 97
    KẾT LUẬN
    Tài liệu tham khảo .
    Phụ lục

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Hoà chung với nhịp đập phát triển của nền kinh tế trong nhiều năm qua, đánh dấu bằng sự kiện trọng đại vào tháng 11/2006 Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO đã đặt ra cho ngành du lịch những cơ hội và thách thức. Tuy cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập, nhưng Nhà nước ta cho rằng “Du lịch” là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế đất nước. Vì thế mục tiêu đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải biết khai thác một cách tối ưu những tài nguyên sẵn có kết hợp với việc bảo tồn di sản và đào tạo nhân lực nhằm tăng doanh thu cho nền kinh tế. Là sinh viên năm cuối của khoa Văn hoá du lịch trường Đại học Dân lập Hải Phòng thì việc nghiên cứu về các tài nguyên du lịch để đưa vào khai thác hoạt động du lịch một cách có hiệu quả là điều cần thiết.
    Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hải Phòng và chứng kiến mảnh đất Hải Phòng đang thay da đổi thịt từng ngày. Hòa nhịp cùng sự phát triển của thế giới và đất nước những người con của mảnh đất anh hùng đã tiếp nối truyền thống của nữ tướng Lê Chân không ngừng phát triển và vươn lên trở thành một trong 5 thành phố trực thuộc TW.
    Hải Phòng được cả nước biết đến không chỉ là một thành phố anh hùng trong kháng chiến mà còn là thành phố anh hùng trong công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Hải Phòng vững bước đi lên trong đó có phần đóng góp không nhỏ của ngành Du lịch. Khi Du lịch được coi là “con gà đẻ trứng vàng”- được Đảng – Nhà nước ngày càng quan tâm và phát triển.
    Hải phòng là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa, là nơi có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đặc biệt thiên nhiên đã ưu đãi cho Hải Phòng một bán đảo Đồ Sơn với không gian nối liền giữa biển, đồi và rừng, hay Cát Bà với Vườn quốc gia Cát Bà – là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới, nơi bảo tồn những loài thú quý hiếm như Vọoc . Nằm trên đường trung chuyển giữ các điểm di tích trong thành phố, giữa Đồ Sơn với Cát Bà đó là quận Hải An. Đây là một quận mới thành lập từ năm 2003 nhưng tại đây cũng chứa đựng nhiều di tích lịch sử có giá trị, nơi còn lưu giữ được những di vật từ thời Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (Từ Lương Xâm), nơi gắn liền với tên tuổi của Trần Hưng Đạo (đền Phú Xá), những tích liên quan đến Mẫu Liễu Hạnh (phủ Thượng Đoạn) và các lễ hội cũng như các làng nghề truyền thống . Ngoài ra với hệ thống cảng nước sâu Đình Vũ và hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển cũng là một trong những đối tượng để khai thác cho hoạt động du lịch.
    Xét về vị trí cũng như các giá trị tại địa bàn quận Hải An em nhận thấy đây là vùng đất có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch cũng như là điểm nối giữa các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Hải Phòng trở thành một quần thể du lịch thống nhất.
    Xuất phát từ những lý do trên, em đã chọn đề tài “Tìm hiểu tài nguyên du lịch quận Hải An – Hải phòng phục vụ khai thác phát triển du lịch” làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn góp phần phát triển hoạt động du lịch của quận và thành phố, tận dụng triệt để các giá trị tài nguyên trong hoạt động du lịch cũng như tìm ra các giải pháp bảo tồn giá trị tài nguyên, tránh lãng phí tài nguyên. Từ đó đưa ra những giải pháp trong khai thác sử dụng tài nguyên trên địa bàn quận Hải An – Hải phòng. Khi lựa chọn đề tài trên làm khóa luận em luôn ý thức được tầm quan trọng, tính cấp thiết của đề tài là mang giá trị phục vụ cho hoạt động du lịch, nhằm thõa mãn tâm nguyện của em về sự phát triển của du lịch trên địa bàn quận Hải An nói riêng của cả thành phố Hải phòng nói chung trong một ngày không xa.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở tìm hiểu hoạt động du lịch trên địa bàn quận Hải An. Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về tài nguyên du lịch trên địa bàn quận Hải An – Hải Phòng phục vụ cho hoạt động du lịch. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên của quận Hải An cho phục vụ khai thác phát triển du lịch. Đồng thời trên cơ sở đó sẽ xây dựng các tour du lịch kết hợp với các điểm du lịch trong thành phố, với các huyện và các tỉnh lân cận để tạo thành một quần thể du lịch thống nhất.


    3. Nhiệm vụ của đề tài
    Để thực hiện những mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
    - Tìm hiểu lý luận chung về tài nguyên du lịch, xu hướng phát triển du lịch hiện nay.
    - Tìm hiểu tài nguyên du lịch quận Hải An – Hải Phòng, thực trạng khai thác phục vụ hoạt động du lịch hiện nay.
    - Đưa ra một số giải pháp thích hợp nhất nhằm khai thác hợp lý tài nguyên, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch của quận Hải An – Hải phòng.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu tất cả nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn quận Hải An - Hải Phòng. Trong đó chú trọng đến việc đánh giá về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn; thực trạng của tài nguyên đó trong hoạt động du lịch. Từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục dựa trên tình hình kinh tế trên địa bàn quận Hải An cũng như những định hướng quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành bài khóa luận này, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    · Phương pháp thực địa và thu thập tài liệu
    Đây là phương pháp địa lý truyền thống để khảo sát thực tế, áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn liền với thực tiễn bổ sung cho lý luận ngày càng hoàn chỉnh hơn. Quá trình thực địa giúp cho em sưu tầm thu thập tài liệu được phong phú thêm. Để việc học tập và nghiên cứu đạt hiệu quả cao gắn lý thuyết với thực tiễn. Đây là phương pháp quan trọng giúp người viết tiếp cận được các thông tin chính xác, thiết lập được ngân hàng số liệu cho việc hoàn thiện đề tài.
    · Phương pháp bản đồ
    Phương pháp này cho phép em thu thập những thông tin mới, phát hiện phân bố không gian đối tượng nghiên cứu. Từ đó có thể nhận thức đầy đủ hơn về giá trị tài nguyên. Đặc biệt phương pháp này còn là phương tiện để cụ thể hóa biểu đạt kết quả nghiên cứu trên thực tế, có điều kiện đối chiếu, bổ sung vào các thông tin trên đề tài.
    · Phương pháp thống kê, phân tích và so sánh tổng hợp
    Phương pháp này nhằm định hướng, thống kê, phân tích cho người viết tính tương quan để phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của các yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu. Việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu cũng như các vấn đề thực tiễn được người viết tiến hành một cách hệ thống. Kết quả của phương pháp này là mang lại cho người viết cơ sở khoa học trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định hướng, các chiến lược và giải pháp phát triển du lịch trong pham vi nghiên cứu của đề tài mà em đang thực hiện.
    · Phương pháp điều tra xã hội học
    Phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn du khách tham gia hoạt động du lịch tài địa bàn quận Hải An – Hải Phòng, những người làm công tác quản lý các giá trị tài nguyên trên địa bàn và những người trực tiếp tham gia bảo tồn và phát triển các giá trị tài nguyên. Nhằm nắm được tâm tư, nguyện vọng của người dân địa phương cũng như nhu cầu của du khách, từ đó có cái nhìn chính xác về hiện trạng sử dụng tài nguyên cho việc phục vụ khai thác phát triển du lịch.
    6. Kết cấu của khóa luận
    Trong khóa luận, ngoài phần lời nói đầu, kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung khóa luận bao gồm 3 chương.
    Chương 1: Một số lý luận chung về tài nguyên du lịch và xu hướng phát triển du lịch hiện nay.
    Chương 2: Tiềm năng du lịch và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch quận Hải An – Hải phòng.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch quận Hải An – Hải Phòng phục vụ khai thác phát triển du lịch.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...