Luận Văn Tìm hiểu tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hải Dương phục vụ phát triển du lịch

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Du lịch từ xa xưa đã được ghi nhận là một thích, một hoạt động của con người. Ngày nay với xu thế toàn cầu hoá, du lịch trở thành một nhu cầu thiết yếu trên thế giới. Du lịch không những đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí đơn thuần mà nó còn giúp con người nâng cao sự hiểu biết, giao lưu văn hoá giữa các quốc gia dân tộc, nó góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần, nó hỗ trợ sự phát triển của quốc gia nơi đón khách. Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ; từ năm 1990 tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch khá cao, khách du lịch quốc tế tăng 11 lần từ 250.000 lượt( 1990) lên xấp xỉ 3 triệu lượt người (2004), khách du lịch nội địa tăng 14,5 lần từ 1 triệu người (1990) lên 14.5 triệu lượt người(2004). Thu nhập xã hội từ du lịch tăng từ 1350 tỷ đồng(1990) lên 26000 tỷ đồng (2004). Không chỉ là nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước mà du lịch còn tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp trong xã hội. Vì thế du lịch đang ngày càng khẳng định là một ngành kinh tế mũi nhọn trong lộ trình hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam.
    Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ và là một tỉnh có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của miền Bắc, là cầu nối của tam giác phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là cái nôi của nền văn minh châu thổ sông Hồng.Vì vậy Hải Dương có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng phong phú và đa dạng. Hiện nay Hải Dương có 1089 di tích, bao gồm: mộ cổ, đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ, các di tích cách mạng cùng hàng chục thắng cảnh và làng nghề đa dạng. Trong đó có 175 di tích lịch sử được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc Gia.
    Đây là những tiềm năng to lớn thúc đẩy du lịch Hải Dương phát triển, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế đem lại hiệu kinh tế cao.
    Tuy nhiên trong xu thế phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng của ngành du lịch Việt Nam, du lịch Hải Dương vẫn đang ở tình trạng chậm phát triển( ngoài 2 di tích được xếp hạng đặc biệt quan trọng của quốc gia là Côn Sơn - Kiếp Bạc), phần lớn nguồn tài nguyên du lịch nhân văn còn ở dạng tiềm năng, đóng góp khiêm tốn vào nền kinh tế của tỉnh và gây lãng phí nguồn tài nguyên. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo, nguồn thu nhập không cao, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, chất lượng cuộc sống chưa được nâng cao.
    Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hải Dương, theo học chuyên ngành văn hoá du lịch em mong muốn trong tương lai không xa, du lịch Hải Dương sẽ phát triển vững mạnh, đời sống của nhân dân được cải thiện, góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước. Trong khuôn khổ đề tài "Tìm hiểu tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hải Dương phục vụ phát triển du lịch" em chỉ nêu ra những ý kiến nhỏ bé của mình để du lịch Hải Dương ngày càng phát triển sao cho xứng đáng với tiềm năng của tỉnh.

    2. Mục đích nghiên cứu.
    Mục đích chính của đề tài này là tìm hiểu tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hải Dương phục vụ cho việc khai thác, phát triển du lịch nói chung và ở Hải Dương nói riêng.

    3. Nhiệm vụ của đề tài.
    Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
    -Tìm hiểu lý luận chung về du lịch, tài nguyên du lịch, tài nguyên du lịch nhân văn và xu hướng phát triển du lịch hiện nay.
    -Tìm hiểu về tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hải Dương, thực trạng khai thác chúng cho hoạt động du lịch hiện nay.
    -Đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển phục vụ phát triển du lịch.

    4. Phạm vi nghiên cứu.
    Đề tài này tập trung nghiên cứu tất cả nguồn tài nguyên du lịch nhân văn trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trong đó chú trọng đến việc nêu thực trạng cũng như đưa ra những giải pháp khắc phục dựa trên tình hình kinh tế xã hội của tỉnh.


    5. Phương pháp nghiên cứu.
    Để hoàn thành khoá luận này người viết phải sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
    v Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:
    Để có được thông tin đầy đủ và cập nhật, em đã tìm hiểu, thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn khách nhau như tài liệu ở Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, ban quản lý các di tích, sách báo, mạng Internet từ đó tiến hành xử lý để đưa ra được các kết luận cần thiết.
    v Phương pháp khảo sát thực địa:
    Đây là phương pháp rất quan trọng được sử dụng để tăng thêm tính thuyết phục cho bài viết với những ghi nhận chân thực trong quá trình người viết đi thu thập thực tế để hiểu sâu sắc hơn về nội dung.
    v Phương pháp tổng hợp và phân tích:
    Là phương pháp được sử dụng để phân tích, đánh giá vấn đề sau những nghiên cứu chung.

    6. Bố cục của khoá luận
    Khoá luận này ngoài 2 phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung gồm 3 chương chính:
    Chương 1: Một số lý luận chung về du lịch, tài nguyên du lịch - xu hướng phát triển du lịch hiện nay.
    Chương 2: Tiềm năng du lịch nhân văn và thực trạng khai thác để phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Hải Dương.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn để phục vụ phát triển du lịch tỉnh Hải Dương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...