Thạc Sĩ Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Kh

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 7/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MÔ TÌM HIỂU TÁC NHÂN GÂY BỆNH LỞ LOÉT TRÊN CÁ CHẼM (Lates calcarifer) NUÔI LỒNG BIỂN TẠI NHA TRANG - KHÁNH HÒA

    MỞ ĐẦU

    Cá chẽm (Lates calcarifer, Bloch 1790) hay còn gọi là cá vược, là một loài cá có giá trị kinh tế quan trọng ở vùng Nhiệt đới và Cận nhiệt đới thuộc châu Á - Thái Bình Dương. Với đặc tính dễ nuôi và thời gian sinh trưởng nhanh, sau một năm thả nuôi từ cá giống cỡ 4 - 5cm, cá có thể đạt trọng lượng từ 1,5 - 3kg. Hơn nữa, thịt cá chẽm thơm ngon, giá thành khá cao nên loài này đã được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Philippin, Indonesia, Australia . Ở nước ta, sau khi trường Đại học Nha Trang sản xuất nhân tạo thành công giống cá chẽm (năm 2006) và chuyển giao công nghệ sản xuất giống cho các tỉnh thì nghề nuôi cá chẽm đã phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh ven biển, đến nay cá chẽm trở thành đối tượng nuôi xóa đói giảm nghèo, thay thế các đối tượng nuôi khác đang bị suy thoái. Trong thời gian gần đây, cá chẽm nuôi thương phẩm ở vùng biển Vũng Ngán - Nha Trang bị bệnh lở loét trên thân và chết (tỷ lệ mắc bệnh khoảng 30 - 40% cá thể trong đàn), bệnh xảy ra ở tất cả các cỡ cá nuôi, từ cá mới thả nuôi cho đến cá đã nuôi lớn (2 - 3kg). Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định và cách phòng trị bệnh vẫn chưa có giải pháp hiệu quả. Xuất phát từ tình hình đó, việc tìm ra tác nhân gây bệnh để đưa ra cơ sở cho việc phòng và trị bệnh lở loét trên cá chẽm là vấn đề khá cần thiết và cấp bách hiện nay. Đề tài “Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi lồng biển tại Nha Trang – Khánh Hòa” được thực hiện với mục tiêu “xác định được tác nhân gây bệnh lở loét và đề xuất được biện pháp phòng trị bệnh cá hiệu quả”.
    Các nội dung nghiên cứu gồm:
    - Phân tích tác nhân vi khuẩn, ký sinh trùng và vi nấm trên cá chẽm (Lates calcarifer) biểu hiện lở loét.
    - Phân tích sự biến đổi mô học tại vết loét, gan và thận của cá bệnh.
    - Thử nghiệm cảm nhiễm tác nhân gây bệnh có tần số bắt gặp cao để làm cơ sở xác định đúng tác nhân gây bệnh lở loét.
    - Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh lở loét ở cá chẽm.
    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài sẽ bổ sung vào nguồn tư liệu nghiên cứu dịch bệnh trên cá chẽm nuôi ở nước ta.
    Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm cơ sở để phòng và trị bệnh trên cá chẽm, góp phần phát triển nghề nuôi cá chẽm ở nước ta.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...