Luận Văn Tìm hiểu tác động của kinh tế thị trường đối với giáo dục gia đình việt nam

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài: TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VIỆT NAM



    Phần mở đầu


    1. Lý do chọn đề tài


    Qua hơn hai thập kỉ thực hiện đường lối đổi mới của đảng, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực của đời sống - xã hội. Cùng với các lĩnh vực khác, kinh tế có bước phát triển vượt bậc với những thành tựu hết sức lớn lao, đó chính là nhờ vào đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta đồng thời không thể không nhắc đến vai trò tích cực chủ đạo của giáo dục gia đình đã góp phần làm nên thắng lợi vẽ vang đó. Giáo dục gia đình đã được áp dụng một cách phù hợp, nhạy bén, thích ứng và ngày càng hiệu quả hơn với cơ chế mới của nền kinh tế - cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


    Tuy nhiên,đó chỉ là những thành quả bước đầu mà chúng ta đạt được, nó còn rất khiêm tốn so với những hạn chế mà nó để lại. Do đó chúng ta cần phải phấn đấu và nổ lực liên tục trong một thời gian dài mới có thể đưa giáo dục gia đình trong nền kinh tế thị trường như hiện nay đạt hiệu quả như các nước tiên tiến khác.


    Trong những năm gần đây chiến lược phát triển của các quốc gia đã có những thay đổi lớn. Thế giới đang chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên hạn hẹp sang nền kinh tế trí tuệ, trong đó đầu tư phát triển giáo dục gia đình được coi là quan trọng hơn so với các dạng đầu tư khác. Có thể nói toàn bộ bí quyết phát triển thành công của các quốc gia xét đến cùng đều nằm ngay trong chân lí giản đơn: chiến lược trồng người.


    Đối với Việt Nam, từ nhiều năm nay đặc biệt là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta luôn khẳng định nguồn lực quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường là con người sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải lấy việc phát huy giáo dục con người làm yếu tố để phát triển nhanh và bền vững. Nên giáo dục nói chung và giáo dục gia đình nói riêng có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trên cơ sở nắm vững về thực trạng kinh tế thị trường nước ta, từ đó có những biện pháp phù hợp để phát huy vai trò giáo dục gia đình thực hiện thắng lợi sự
    nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thiết nghĩ đây là vấn đề bức xúc đang đặt ra.


    Đe hạn chế mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của kinh tế thị trường tác động đối với giáo dục gia đình, tác giả chọn đề tài “ Tìm hiểu tác động của kinh tế thị trường đối với giáo dục gia đình Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp đại học của mình.


    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


    - Mục đích nghiên cứu


    Phân tích thực trạng tác động của kinh tế thị trường đối với giáo dục gia đình nhằm tìm ra giải pháp để hạn chế mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của nó.


    -Nhiệm vụ nghiên cứu


    Để thực hiện mục đích trên, cần tập trung giải quyết ba nhiệm vụ sau:


    + Làm rõ kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và giáo dục gia đình ở Việt Nam; vai trò của giáo dục gia đình đối với sự phát triển của kinh tế thị trường ở nước ta.


    + Làm rõ thực trạng tác động của kinh tế thị trường đối với giáo dục gia đình ở nước ta.


    + Tìm ra phương hướng và giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn ché mặt tiêu cực tác động của kinh tế thị trường đối với giáo dục gia đình ở nước ta.


    3. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu


    - Đối tượng nghiên cứu


    Tìm hiểu “ tác động của kinh tế thị trường đối với giáo dục gia đình ở Việt Nam”.


    - Phạm vi nghiên cứu


    Đe tài nghiên cứu phạm vi cả nước, từ khi nước ta đổi mới chủ trương kinh tế kế hoạch tập trung sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho đến nay.


    4. Phương pháp nghiên cứu
    Quá trình nghiên cứu của tác giả sử dụng những phương pháp cơ bản: Lịch sử và logic, khảo sát, thống kê phân tích và tổng hợp .


    5. Kết cấu luận văn


    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vãn gồm có 3 chương 6 tiết.


    Chương 1: Kinh tế thị trường và giáo dục gia đình ở Việt Nam


    Chương 2: Tác động của kinh tế thị trường đối với giáo dục gia đình ở Việt Nam


    Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường đối với giáo dục gia đình ở Việt Nam.
    Mục LỤC


    Trang


    Mở đầu .01


    1. Lí do chọn đề tài 02


    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .02


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 02


    4. Phương pháp nghiên cứu .02


    5. Kết cấu luận văn 03


    Chương 1: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH Ở


    VIỆT NAM


    1.1 Kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam .04


    1.1.1 Khái niệm kinh tế thị trường và lịch sử phát triển của nó 04


    1.1.2 Sự cần thiết phát triển kinh tế thị trường và đặc điểm của nền kinh tế


    thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 08


    1.1.2.1. Sự càn thiết phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam .08


    1.1.2.2. Đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở


    Việt Nam .10


    1.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam 14


    1.2 Giáo dục gia đình ở Việt Nam ừong điều kiện phát triển kinh tế thị trường . 21


    1.2.1 Khái niệm gia đình và giáo dục gia đình ở Việt Nam 22


    1.2.1.1 Khái niệm về gia đình và đặc điểm của gia đình Việt Nam .22


    1.2.1.2 Khái niệm về giáo dục gia đình và truyền thống giáo dục gia đình


    Việt Nam .24


    1.2.2. Giáo dục gia đình trong điều kiện phá triển kinh tế thị trường ở Việt


    Nam hiện nay 28


    Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI GIÁO DỤC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM


    2.1 Tác động của kinh tế thị trường đối với giáo dục gia đình .31


    2.1.1 Những tác động tích cực của kinh tế thị trường đối với giáo dục gia


    đình .31
    2.1.2 Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với giáo dục gia đinh .


    34


    Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC, HẠN CHẾ MẶT TIÊU CỰC CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI GIÁO DỤC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM


    3.1 Phương hướng .40


    3.2 Giải pháp .48


    Kết luận .56


    Tài liệu tham khảo 58
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...