Luận Văn Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài
    Nguyễn Trãi, người mở đầu cho nền thơ cổ điển Việt Nam và có
    thể nói ông cũng là người đầu tiên vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao vào
    trong sáng tác của mình một cách sáng tạo và có hệ thống.
    Thiết nghĩ, tìm hiểu thơ văn của Nguyễn Trãi sẽ thiếu sót rất lớn
    nếu chúng ta không đi sâu tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc
    âm thi tập. Đây là một trong những vấn đề quan trọng góp phần khẳng định
    giá trị của tập thơ nói riêng và tài năng của Nguyễn Trãi nói chung trong
    việc kế thừa, phát huy và sáng tạo ngôn ngữ văn học dân tộc.
    Hơn nữa, việc tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc độ thi pháp học
    chính là chìa khóa giúp người đọc đi vào khám phá tác phẩm một cách
    nhanh chóng và cũng rất sâu sắc.
    Với những lí do trên cộng với niềm đam mê và hứng thú riêng của
    bản thân, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tìm hiểu sự vận dụng thành
    ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”.
    2. Lịch sử vấn đề
    Trong bài viết về Nguyễn Trãi “Thời đại – con người – văn
    nghiệp” (Lê Bảo, 1997: 18 – 24), tác giả Lê Bảo đã chỉ ra một số cách thức
    vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn
    Trãi.
    Xuân Diệu trong bài viết “Đọc Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”
    (Xuân Diệu, 2000: 64-69) cũng có đề cập đến sự ảnh hưởng của thành ngữ,
    tục ngữ, ca dao trong thơ Nguyễn Trãi.
    Đặc biệt là tác giả Bùi Văn Nguyên trong bài viết “Âm vang tục
    ngữ ca dao trong thơ Quốc âm thi tập” (Nguyễn Hữu Sơn, 2003: 960 –
    965) đã phác họa một cách khá toàn diện sự ảnh hưởng của ca dao tục ngữ
    trong toàn bộ tập thơ Quốc âm thi tập.
    Nhìn chung, vấn đề “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca
    dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” cũng được một số tác giả lưu
    tâm nhưng vẫn chưa có một tác giả nào cũng như chưa có một công trình
    nghiên cứu trực tiếp nào đi sâu khám phá và tìm hiểu một cách khoa học,
    đầy đủ và có hệ thống.
    Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp Mai Thị Vân
    Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, Trang 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Khóa luận tập trung nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ, ca dao được sử
    dụng trong 254 bài thơ Quốc âm thi tập. Trong đó, chúng tôi sẽ đi sâu tìm
    hiểu những bài thơ, câu thơ có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng những phương
    pháp sau:
    4.1.Phương pháp thống kê, phân loại
    4.2.Phương pháp phân tích, tổng hợp
    4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
    4.4.Phương pháp hệ thống
    5. Đóng góp của khóa luận
    Thứ nhất, đề tài nghiên cứu này sẽ là bước khởi đầu mở ra những
    hướng khai thác, tiếp cận mới, đạt hiệu quả cao trong việc khám phá giá trị
    nội dung cũng như giá trị nghệ thuật đặc sắc của Quốc âm thi tập.
    Thứ hai, đề tài giúp ta hiểu thêm về tài năng của Nguyễn Trãi
    trong việc vận dụng ngôn ngữ dân tộc vào trong tác phẩm văn chương.
    Thứ ba, đề tài còn có ý nghĩa sư phạm thiết thực góp phần phục vụ
    cho công tác giảng dạy sau này của người nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...