Luận Văn Tìm hiểu sự nhận thức và phòng bệnh cúm gia cầm (H5N1 ) của người dân xã Hương Sơ, Thành phố Huế

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1.Định nghĩa 3
    1.2. Vài nét lịch sử bệnh cúm gia cầm 3
    1.3. Tình hình bệnh cúm H5N1 trên thế giới và Việt Nam 4
    1.3.1. Tình hình H5N1 trên thế giới 4
    1.3.2. Tình hình nhiễm H5N1 ở Việt Nam 5
    1.4. Tính chất virus học và khả năng gây bệnh 6
    1.4.1. Một số đặc điểm virus học 6
    1.4.2. Tính chất gây bệnh 6
    1.5. Bệnh cúm gia cầm làm cho con người lo lắng hiện nay? 7
    1.5.1. Khả năng hình thành một biến thể cúm người 7
    1.5.2. Con đường hình thành biến thể virus cúm người từ H5N1 8
    1.6. Các biện pháp phòng và điều trị hiện nay 9
    1.6.1. Các biện pháp phòng 9
    1.6.1.1. Các biện pháp phòng chung 10
    1.6.2. Biện pháp điều trị 14
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
    2. 1. Địa bàn và đối tượng nghiên cứu 15
    2.1.1. Địa bàn nghiên cứu 15
    2.1.2. Đối tượng 17
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 17
    2.2.1. Thiết kế bản câu hỏi điều tra 17
    2.2.2. Tiến hành điều tra nghiên cứu 18
    2.2.3. Thống kê - xử lý số liệu 18
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
    Chương 4: BÀN LUẬN 32
    4.1. Kiến thức về nguyên nhân - đường lây truyền và nguy cơ
    mắc cúm gia cầm 32
    4.1.1. Về nguyên nhân 32
    4.1.2. Đường lây truyền 33
    4.1.3. Các yếu tố nguy cơ 34
    4.1.4. Khả năng lây từ người sang người 35
    4.2. Kiến thức về hậu quả và mức độ nguy hiểm của bệnh 35
    4.3. Kiến thức về phòng bệnh 36
    4.3.1. Biện pháp tiêu huỷ gia cầm 37
    4.3.2. Không tiếp xúc và ăn thịt gia cầm 37
    4.3.3. Không chăn nuôi gia cầm 37
    4.3.4. Mang khẩu trang khi tiếp xúc với gia cầm 39
    4.3.5. Vắc xin phòng bệnh cho người 40
    4.3.6. Được truyền thông về bệnh 40
    KẾT LUẬN 41
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Cúm A H5N1 là một bệnh nhiễm trùng virus ở động vật, các loài chim nước như vịt, ngỗng, ngan hay các loài chim trời, bệnh do virus H5N1 ở các loài chim này rất thay đổi từ gây chết cho động vật đến tình trạng nhiễm trùng tiềm ẩn không có triệu chứng.
    Những năm gần đây bệnh cúm H5N1 xảy ra ở người tại nhiều nước ở châu Á. Bệnh cúm H5N1 ở người xuất hiện đầu tiên được xác định từ tháng 5 đến tháng 12 năm 1997 tại Hồng Kông. Vụ dịch cúm H5N1 ở người xảy ra tại Hồng Kông 1997 làm 18 người mắc và 6 người tử vong. Đây là một hồi chuông báo động về một loạt bệnh nguy hiểm lây từ động vật sang người - sáu năm sau dịch bệnh cúm gà H5N1 đã thực sự xảy ra ở một số quốc gia và lan rộng trên 13 nước Châu Á. Ở Việt Nam bệnh cúm H5N1 ở người được phát hiện tháng 12/2003 [8], [11], [12], [13], [14]
    Hiện nay dịch cúm A H5N1 ở gia cầm vẫn tiếp tục xảy ra thành dịch ở nhiều nước châu Á, dịch lan nhanh ở gia cầm do chim di trú bị nhiễm virus, nhiều trường hợp H5N1 ở người tiếp tục được thông báo ở Thái Lan và Indonesia. Sự lưu hành liên tục của dịch cúm H5N1 ở gia cầm và xuất hiện thỉnh thoảng các trường hợp bệnh ở người luôn luôn đặt ra một mối hiểm hoạ khó lường cho con người khi có một sự chuyển đổi virus cúm H5N1 trở thành một virus cúm mới của người với độc lực cao hơn nhiều các virus cúm người đã biết trước đây. Một khi sự chuyển đổi của virus cúm H5N1 thành chủng cúm người xảy ra, nó không những gây chết cho hàng trăm người ở một số quốc gia như hiện nay có dịch cúm gia cầm. Dịch do virus cúm mới ở người sẽ có phạm vi toàn thế giới với số người bị bệnh khó có thể ước lượng được và số tử vong dự đoán có thể đến hàng triệu người. [6]
    Đứng trước mối đe dọa báo trước đó, trong những năm gần đây nhiều quốc gia và Tổ Chức Y tế thế giới, đặc biệt là các nước nằm trong vùng bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm H5N1 đã tiến hành nhiều chương trình có tính chất quốc gia và quốc tế nhằm kiểm soát bệnh cúm lưu hành ở động vật và hạn chế sự lây lan của virus sang người ở Việt Nam chương trình phòng chống dịch cúm gia cầm được tiến hành rộng khắp ở nhiều ngành và các tổ chức xã hội. [23]
    Sự nhận thức về mối nguy hại của bệnh đối với cá nhân và đối với cộng đồng sẽ giúp cho người dân có trách nhiệm hơn trong chăn nuôi gia cầm ở gia đình, và có các biện pháp để phòng ngừa bệnh với hiểm họa bệnh cúm gia cầm truyền cho người. Chúng tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu sự nhận thức phòng bệnh cúm gia cầm (H5N1 ) của người dân xã Hương Sơ, Thành phố Huếnhằm mục đích:
    - Biết được tỷ lệ hiểu biết về nguyên nhân, đường lây và tính chất nguy hại của cúm (H5N1).
    - Biết được tỷ lệ hiểu biết về các biện pháp phòng bệnh của người dân về bệnh cúm gia cầm (H5N1).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...