Luận Văn Tìm hiểu sự hiểu biết và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Hương Hồ, huyện Hư

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
    NĂM 2010
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Chương 1 TỔNG QUAN
    1.1. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM
    1.1.1. Trên thế giới
    1.1.2. Ở Việt Nam
    1.1.3. Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế .
    1.2. BỆNH SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM .
    1.2.1. Định nghĩa suy dinh dưỡng .
    1.2.2. Nguyên nhân suy dinh dưỡng .
    1.2.3. Biểu hiện lâm sàng của suy dinh dưỡng .
    1.2.4. Hậu quả của suy dinh dưỡng
    1.2.5. Phòng bệnh suy dinh dưỡng .
    1.3. PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG SUY DĨNH DƯỠNG CHO TRẺ EM VIỆT NAM
    1.3.1. Kế hoạch thực hiện .
    1.3.2. Chỉ tiêu
    1.4. THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNG ĐÚNG DÀNH CHO TRẺ DƯỚI 6 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI
    1.4.1. Trẻ dưới 6 tháng
    1.4.2. Trẻ từ 6 đến 12 tháng .
    1.4.3. Trẻ từ 12 tháng đến 2 tuổi
    1.4.4. Trẻ từ 2 tuổi và lớn hơn .
    1.5. PhỤC HỒI TRẺ suy dinh DƯỠNG TẠI NHÀ .
    1.5.1. Nguyên nhân phương pháp nuôi dưỡng .
    1.5.2. Do nhiễm khuẩn
    1.5.3. Nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
    1.5.4. Thay đổi thành phần máu .
    1.5.5. Thay đổi các chức năng của cơ thể .
    1.5.6. Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng .
    Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .
    2.1.1. Đối tượng .
    2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
    21.3. Thời gian nghiên cứu .
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .
    2.2.2. Phương pháp chọn mẫu .
    2.2.3. Cỡ mẫu
    2.2.4. Phương pháp tiến hành
    2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
    2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
    2.3.1. Xử lý thông tin
    2.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH XỬ LÝ SỐ LIỆU .
    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    3.1. ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU .
    3.1.1. Tình hình tổng quát về các bà mẹ được phỏng vấn
    3.1.2. Thông tin của trẻ < 5 tuổi
    3.2.2. Trọng lượng lúc sinh của trẻ
    3.2.3. Trẻ bị dị tật bẩm sinh
    3.3. KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ .
    3.3.1. Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ
    3.3.2. Thời gian cho trẻ bú sữa mẹ sau sinh .
    3.3.3. Thời gian cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn và cai sữa .
    3.3.4.Cách thức cho trẻ bú .
    3.4. KIẾN THỨC CỦA BÀ MẸ .
    3.4.1. Chế độ ăn của bà mẹ trong thời gian cho con bú .
    3.4.2. Chế độ lao động của bà mẹ trong thời gian cho con bú .
    3.4.3. Tình hình truyền thông giáo dục về việc nuôi con bằng sữa mẹ .
    3.4.3.1. Tỷ lệ các bà mẹ được tuyên truyền về việc nuôi con bằng sữa mẹ
    3.4.4. Tình hình các bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung .
    3.4.5. Tình hình xử trí trẻ khi ốm .
    3.4.6. Tình hình theo dõi dinh dưỡng và tiêm chủng .
    3.5. NHẬN THỨC VỀ THỰC HÀNH DINH DƯỠNG
    3.5.1. Tỷ lệ các bà mẹ được hướng dẫn về thực hành bữa ăn
    dinh dưỡng cho trẻ .
    3.5.2. Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho trẻ
    3.5.3. Cách chế biên thức ăn
    3.5.4. Cách cho trẻ ăn bổ sung
    3.5.5. Nhóm thức ăn đủ trong một bữa ăn .
    3.5.6. Số bữa ăn chính, phụ trong ngày .
    3.5.7. Tô màu bát bột
    Chương 4. BÀN LUẬN
    4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON < 5 TUỔI .
    4.1.1. Tình hình tổng quát của các bà mẹ
    4.1.2. Đặc tính chung của trẻ < 5 tuổi
    4.2. KIẾN THƯC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ .
    4.2.1. Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ
    4.2.2. Thời gian và cách thức cho trẻ bú của các bà mẹ .
    4.2.3. Thời gian cai sữa cho trẻ .
    4.3. SỰ HIỂU BIẾT CỦA BÀ MẸ VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG, SINH HOẠT VÀ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC VỀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ .
    4.3.1. Chế độ ăn và lao động của các bà mẹ trong thời gian cho con bú
    4.3.2. Tình hình truyền thông, giáo dục về nuôi con bằng sữa mẹ .
    4.3.3. Tinh hình các bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung .
    4.3.4. Tình hình tiêm chủng, theo dõi dinh dưỡng và xử trí khi trẻ ốm
    4.4. NHẬN THỨC VỀ THỰC HÀNH DINH DƯỠNG
    4.4.1. Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng
    4.4.2. Hiểu biết về các nhóm thức ăn đủ, bữa ăn chính, phụ .
    KẾT LUẬN

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Chưa bao giờ các vấn đề về dinh dưỡng lại được quan tâm như hiện nay. Rõ ràng không phải phòng chống suy dinh dưỡng chỉ được chú trọng trong điều kiện thiếu ăn mà ngay cả khi an ninh thực phẩm đã cải thiện hơn, thì công tác phòng chống suy dinh dưỡng càng cần đựơc quan tâm nhiều hơn. Sở dĩ như vậy là vì cải thiện dinh dưỡng đòi hỏi đồng thời phải giải quyết nhiều yếu tố kết hợp trong đó cải thiện kiến thức nuôi dưỡng là mấu chốt - song là một quá trình, không thể trong ngày một ngày hai. Mặt khác suy dinh dưỡng để lại hậu quả lâu dài, qua nhiều thế hệ, qua đó hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cần liên tục, duy trì. [8].
    Mặc dù Việt Nam được WHO (Tổ chức Y tế Thê giới) và UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc) đánh giá là quốc gia duy nhất có tốc độ giảm suy dinh dưỡng nhanh chóng khu vực trong những năm qua [28], song hiện vẫn nằm trong nhóm nước có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao và hay dao động theo vùng địa lý và tình trạng kinh tế - xã hội. Điểm đáng lưu ý là tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi còn rất cao và việc cải thiện tăng trưởng chiều cao của trẻ em Việt Nam là vấn đề đầy thách thức.
    Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIII xác định giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đến năm 2010 xuống còn 20% là một trong những nhiệm vụ chiến lược của Tỉnh. Năm 2007 Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ Thừa Thiên Huế và Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản phối hợp thực hiện công tác truyền thông với nhiều hình thức trong đó xây dựng các thông điệp : “Thực hiện ô vuông thức ăn và cân trẻ đúng lịch, các bà mẹ đi khám thai đúng 3 lần 3 thời kỳ” [ 29].Năm 1966, Bộ môn Nhi trường Đại học Y Dược Huế đã kết hợp với Trạm Y tế xã triển khai chương trình “Phục hồi dinh dưỡng”. Từ 10 điểm ban đầu đến nay con 6 điểm phục hồi dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng tại xã Hương Hồ.
    Qua hoạt động truyền thông dinh dưỡng bước đầu đã đem lại hiệu quả kiến thức về dinh dưỡng của người dân được nâng cao, cộng đồng ngày càng quan tâm hơn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ, biết sử dụng và chế biến thức ăn hợp lý, hợp vệ sinh. Năm 2007 tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi toàn tỉnh đạt 19,8% nhưng trong đó huyện miền núi A Lưới tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn cao 40,27%, Nam Đông 27,28%.
    Do vậy, nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và giảm tỷ lệ tử vong của trẻ đồng thời góp phần cải thiện hoạt động chăm sóc sức khoẻ trẻ em ở cộng đồng, nhất là tuyến y tế cơ sở và tại nhà, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu sự hiểu biết và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế
    Mục tiêu:
    -Tìm hiểu kiến thức nuôi con của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Hương Hồ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế
    - Đánh giá thực hành dinh dưỡng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Hương Hồ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...