Báo Cáo Tìm hiểu quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của hợp tác xã thêu may Kim Chi và một số giải ph

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I. PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài:

    Xuất nhập khẩu là hoạt động không thể thiếu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như đóng vai trò vô cùng quan trọng với nền kinh tế quốc dân, nó tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, làm cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, đảm bảo sự cân bằng cán cân thanh toán ngoại thương. Với chính sách kinh tế mở, các công ty, xí nghiệp đã đẩy mạnh tiến trình về thương mại, mà đặc biệt về việc buôn bán, vận chuyển hàng hoá và thanh toán quốc tế.

    Quy trình xuất khẩu được diễn ra qua rất nhiều bước nghiệp vụ phức tạp như: Giao dịch và đàm phán để kí kết hợp đồng, chuẩn bị hàng xuất khẩu, giao hàng xuất khẩu bằng đường biển, làm thủ tục hải quan hàng hoá xuất nhập khẩu, nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu, mua bảo hiểm cho hàng hoá, thanh toán tiền hàng trong xuất nhập khẩu . Sau khi gia nhập các tổ chức ASEAN, AFTA, APEC, thực hiện thương mại Việt – Mỹ . . . và đang đàm phán gia nhập WTO đã mở ra cho các doanh nghiệp trong nước một thị trường cũng như những khó khăn và thử thách. Để thúc đẩy xuất khẩu thì cần phải cải tiến, nâng cao, hoàn thiện các bước nghiệp vụ; do đó, đòi hỏi những doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải thực sự hiểu rõ, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ và hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ của mình.

    Sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có mức độ tăng trưởng khá cao trong những năm qua, bình quân khoảng 20%/ năm, với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 750 triệu USD vào năm 2007, năm 2008 mặc dù bị tác động ít nhiều của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu cũng đã đạt gần 1 tỷ USD. Thời gian qua, thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta ngày càng được mở rộng, có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đây cũng là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu rất lớn.

    Tại Việt Nam, hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất ra chủ yếu dành cho xuất khẩu, tiêu dùng trong nước rất ít. Để hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta ngày càng có tính cạnh tranh cao hơn các doanh nghiệp Việt Nam đã dần loại bớt đi những khâu trung gian không hiệu quả, làm tăng chất lượng thành phẩm. Ngày nay ngoài những doanh nghiệp chuyên thu mua, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ; một số doanh nghiệp trước đây chuyên kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ cũng bắt đầu được phép xuất khẩu. Tuy vậy, hiện trạng này cũng dẫn đến một hậu quả đó là các nhà xuất khẩu thủ công mỹ nghệ thiếu kiến thức hoặc có nhưng không thực sự rõ ràng về quy trình xuất nhập khẩu làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời dễ tạo điều kiện để phía nhập khẩu gây khó khăn cho hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.

    Do ý thức được sự phức tạp và tầm quan trọng của quy trình xuất nhập khẩu đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Cũng như trước đòi hỏi thực tế của việc nâng cao hiệu quả công tác thực hiện hợp đồng đối với hàng thủ công mỹ nghệ. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của hợp tác xã thêu may Kim Chi và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình”.

    2. Mục tiêu chung:

    Mục tiêu của chuyên đề này nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn các bước trong quy trình xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ đó có thể hoàn thiện dần các nghiệp vụ trong quy trình xuất nhập khẩu của hợp tác xã (HTX) thêu may Kim Chi.

    3. Mục tiêu cụ thể:

    Để thực hiện được mục tiêu trên, chuyên đề này cần phải làm rõ được những nội dung sau:

    - Tìm hiểu thực trạng quy trình xuất khẩu tại hợp tác xã Kim Chi.

    - Nêu ra một số giải pháp hoàn thiện quy trình xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ cho hợp tác xã Kim Chi trong thời gian tới.

    4. Ý nghĩa của đề tài:

    Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Với vốn kiến thức hiện tại, tôi cố gắng nêu ra được những nét nổi bật trong quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ đó nêu ra một số giải pháp để cuối cùng hợp tác xã thêu may Kim Chi có thể hiểu rõ hơn, nâng cao và hoàn thiện quy trình xuất khẩu của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...