Luận Văn Tìm hiểu quy trình vận hành và các thông số kĩ thuật của trạm 110KV E3.5 Hà Nam

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Trong công cuộc Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước ta hiện nay, các nghành công nghiệp nói chung và ngành điện công nghiệp nói riêng có vai trò hết sức quan trọng. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành điện cũng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đồng thời nó cũng không ngừng xâm nhập vào tất cả các ngành kinh tế quốc dân như: Cơ khi, hoá chất, nông nghiệp, giao thông vận tải.

    Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu dùng điện ngày càng cao. Do vậy nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là luôn đặt ra cho ngành điện tính liên tục cung cấp điện và chất lượng điện năng. Vì vậy việc thiết kế hệ thống cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ, các nhà máy, xí nghiệp là vấn đề ngành điện phải quan tâm đúng mức. Bởi vì mỗi đề tài thiết kế, mỗi nội dung tính toán đều vạch ra cho chúng ta những phương án, những hướng cho phát triển kinh tế hiện tại và dự báo được cho tương lai.Điều này mang tính chất sống còn cho việc phát triển kinh tế.kinh tế muốn phát triển và ổn định cần có một hệ thống điện năng phát triển, ổn định. Trong đó nổi bật là hai chỉ tiêu cơ bản là chỉ tiêu kinh tế và chỉ tiêu kỹ thuật. Về kinh tế phải có vốn đầu tư phù hợp, còn về chỉ tiêu kĩ thuật thì phai co độ tin cậy cung cấp điện. Do vậy việc tìm hiểu, phân tích vế hệ thống cung cấp điện là vấn đê bắt buộc cho việc điều hành va cung cấp điện năng hợp lí.

    Với đề tài được giao là: “ Tìm hiểu quy trình vận hành và các thông số kĩ thuật của trạm 110KV E3.5 Hà Nam”. sẽ giúp em hiẻu rõ hơn về hệ thống cung cấp điện, nó phục vụ tốt cho công việc sau này của em.

    Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu có gì thiếu sót, mong các thầy cô giúp đỡ. Em xin cảm ơn và trân trọng mọi góp ý của người đọc để bài tập này được hoàn thiện hơn nữa.



    Báo cáo thực tập trạm điện 11oKV- E3.5 TX. Phủ lý- Hà nam

    Đề cương thực tập trạm điện





    Những vấn đề chung của trạm biến áp



    1. Tên trạm biến áp thực tập: Trạm quản lý vận hành 110KV- E3.5 Phủ Lý Hà Nam

    2. Địa điểm: Thôn Bầu Cừu- Xã Thanh Châu-T.X Phủ Lý- Tỉnh Hà Nam

    3. Kích thước trạm:

    4. Cơ quan chủ quản của trạm:

    5. Nhân sự của trạm biến áp( tổng số CBCNV, chức danh,bậc ).

    6. Ngàyđưa MBA vào vận hành.

    7. Nội dung và các quy định an toàn,vận hành trong trạm.

    Những vấn đề kỹ thuật

    1. Số lượng máy biến áp của trạm.

    2. Sơ đồ nối điện một sợi của trạm biến áp.

    3. Công suất mã hiệu từng MBA, cấp điện áp các cấp, sơ đồ tổ nối dây của MBA

    4. Máy biến áp có điều áp dưới tải không? nếu có thì nguyên lý làm việc của tự động điều áp dưới tải.

    5. Loại đầu phân áp, nấc đầu phân áp hiện đang vận hành của từng MBA? Độ gia tăng điện áp của đầu phân áp đó là bao nhiêu phần trăm so với điện áp định mức?

    6. Hệ thống thanh góp trong sơ đồ nối điện là loại sơ đồ gì?ưu nhựơc điểm trong quá trình vận hành sửa chữa hệ thống thanh góp này.

    7. Có bảo vệ quá tải, ngắn mạch trong máy biến áp không? nếu có thì dùng loại gì? Nguyên lý làm việc.

    8. Số lộ, tên lộ xuất tuyến của từng máy biến áp và cả trạm biến áp.

    9. Thiết bị bảo vệ phía cao áp của MBA ( máy cắt .là loại gì? nguyên lý làm việc, dập hồ quang của thiết bị bảo vệ đó).

    10. Khi cách ly đường dây cao áp với máy biến áp người ta dùng thiết bị gì? Mã hiệu, công suất, điện áp làm việc của thiết bị đó

    11. Phía cao áp trạm biến áp có đặt thiết bị bù không? nếu có công suất, cấp điện áp và sơ đồ nguyên lý của thiết bị đó).

    12. Có bảo vệ rơle & đo lường phía cao áp của máy biến áp không? nếu có thì tìm hiểu các rơle đó: sơ đồ khối, nguyên lý làm việc của từng loại, trong đó lưu ý tên , mã hiệu, các số liệu định mức của từng loại như dòng điện, điện áp, tiếp điểm hệ số biến dòng,biến áp, nguồn thao tác.

    13. Có thiết bị chống sét phía cao áp của MBA không? Mã hiệu thông số định mức của chống sét đó.

    14. Thiết bị bảo vệ phía trung, hạ áp của MBA là loại gì? mã hiệu và các thông số cơ bản của thiết bị đó,nguyên lý làm việc và nguyên lý dập hồ quang của thiết bị bảo vệ đó

    15. Phía trung, hạ áp của MBA có đặt thiế bị bù không? nếu có công suất cấp điện áp và sơ đồ nguyên lý của thiết bị đó.

    16. Có bảo vệ rơle & đo lường phía trung áp của máy biến áp không? Nếu có thì tìm hiểu nguyên lý làm việc của loại bảo vệ và đo lường, tìm hiểu các rơle, sơ đồ khối của từng loại, trong đó lưu ý tên, mã hiệu và các số liệu định mức của từng loại như dòng điện, điện áp và tiếp điểm hệ số biến dòng biến áp, sơ đồ nối của máy biến dòng biến áp, cách đọc số liệu loại nguồn thao tác

    17. Có bảo vệ đựơc máy biến áp khi ngắn mạch một pha với đất không? nếu có thì dùng loại gì? Nguyên lý làm việc

    18. Có thiết bị chống sét lan truyền trên đường dây phía trung áp, hạ áp của máy biến áp không? Mã hiệu thông số định mức của chống sét đó.

    19. Có hệ thống chống sét đánh trực tiếp cho trạm không ? Số lượng, chiều cao cột thu lôi

    20. Có hệ thống nối đất làm việc, nối đất bảo vệ, an toàn cho MBA không? Vị trí sơ đồ nối.

    21. Có hệ thống cọc nối đất chống sét đánh trực tiếp, nối đất bảo vệ( an toàn) nối đất làm việc không? Hệ thống cọc nối đất đó riêng rẽ hay chung? Số lượng cọc. kích thước của cọc nối đất, giá trị điện trở nối đất của từng loại(Số liệu đo đếm gần nhất). Giá trị đó có đảm bảo không? Gía trị cho phép là bao nhiêu.

    Những vấn đề vận hành trạm biến áp.

    1. Lượng điện năng tiêu thụ trong tháng trước khi thực tập.
    2. Các công việc hằng ngày của công nhân vận hành trạm.
    3. Giá trị điện áp định mức, điện áp cực đại, cực tiểu của thanh cái cao áp của MBA tại một ngày điển hình? Khi đó có đảm bảo tiêu chuẩn độ lệch điện áp tại thanh cái đó khi xuất hiện điện áp cực đại, cực tiểu không
    4. Có phương tiện biển, báo khi thao tác vận hành trạm không? Loại phương tiện an toàn đó.
    5. Có chế độ phiếu thao tác phiếu công tác khi vận hành, sửa chữa trạm biến áp không
    6. Trình tự thao tác khi cắt điện đưa máy biến áp ra sửa chữa, bảo dưỡng.
    7. Trình tự thao tác khi đóng điện để đưa MBA vào vận hành.
    8. Trình tự thao tác khi ngắt chống sét lan truyền trên đường dây khi kiểm định, sửa chữa
    9. Giá trị điện trở nối đất của từng loại(số liệu đo đếm gần nhất), giá trị đó có đảm bảo không
    10. Khi nào phải thử nghiệm và kiểm tra các thiết bị chống sét lan truyền trên đường dây? Cơ quan bộ phận nào tiến hành thí nghiệm.
    11. Cơ quan bộ phận nào tiến hành thí nghiệm kiểm tra hệ thống nối đất? Loại đồng hồ và nguyên tắc vận hành đo đếm của đồng hồ đó.
    12. Thời gian thí nghiệm dầu MBA? Và thời gian thay dầu MBA gần ngày thực tập nhất?
    13. Cơ quan nào tiến hành thí nghiệm dầu MBA?
    14. Bao nhiêu lâu phải tiến hành thí nghiệm dầu MBA và thay dầu MBA kể từ ngày thí nghiệm, kiểm tra gần nhất?
    15. Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy trong trạm không? Số lượng và số liệu của các thiết bị đó.







    Giới thiệu chung

    Trạm quản lý vận hành 110KV- E3.5 Phủ Lý Hà Nam được thành lập năm 1992 thuộc Điện lực Nam Hà, đến tháng 4 năm 1997 được tách ra thành điện lực Hà Nam. Tháng 6 năm 2006 Trạm quản lý vận hành 110kV Phủ lý Hà Nam thuộc Phân Xưởng Quản Lý Vận Hành Lưới Điện(PXQLVHLĐ) 110kV Hà Nam là đơn vị thành viên của Xí nghiệp điện cao thế miền Bắc.

    Trạm nằm trên địa phận Thôn Bầu Cừu-Xã Thanh Châu-T.X Phủ Lý-Tỉnh Hà Nam với diện tích
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...