Luận Văn Tìm hiểu quy trình ương giống cá rô phi (Oreochromis niloticus) chuyển giới tính đực 21 ngày tuổi bằ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) tạo ra sản phẩm phục vụ cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển KT – XH của đất nước. Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam liên tục tăng trong suốt mấy thập niên vừa qua. Tỷ lệ sản phẩm thủy sản xuất khẩu từ NTTS chiếm khoảng 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu ( Bộ thủy sản, 2004). Tuy nhiên, những đầu tư về kĩ thuật nhằm khai thác hết tiềm năng mặt nước hiện có và nâng cao sản lượng NTTS vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển.
    Cùng với sự phát triển chung của ngành thủy sản, trong hơn một thập niên qua diện tích NTTS không ngừng được mở rộng ở cả ba loại hình mặt nước: nước ngọt, nước lợ và nước biển. Nhiều đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế được đưa vào hệ thống nuôi trồng đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Đặc biệt diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh liên tục được mở rộng qua các năm, góp phần làm tăng năng suất và sản lượng NTTS của cả nước. Để phát triển NTTS, ngoài vấn đề mở rộng diện tích mặt nước NTTS, việc tạo ra nhiều loại con giống có phẩm chất tốt đang là vấn đề được quan tâm. Con giống tốt là cơ sở đầu tiên cho một quy trình nuôi thương phẩm đạt năng suất cao.
    Cá rô phi là loài được nhập vào nước ta từ khá lâu (năm 1973) và đã trở thành đối tượng nước ngọt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm 1994 – 1997 viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I (viện NCNTTS I) đã nhập nội và phát triển một số dòng cá rô phi vằn khác nhau từ Thái Lan (dòng Thái) và từ Philippin (dòng GIFT).
    Từ năm 2000 đến nay, cá rô phi dòng GIFT đã được công nhận là ưu việt và được phát tán nuôi trong cả nước. Trong năm 2000 – 2003 viện NNTTS I đã cấp cá rô phi dòng GIFT cho 60 tỉnh thành trong cả nước để nuôi thành cá bố mẹ, sản xuất cá giống, cung cấp cho người nuôi. Cùng với chương trình chọn giống, điều khiển giới tính cá rô phi dòng GIFT tạo con giống đực cũng được thực hiện. Tốc độ sinh trưởng của cá rô phi đơn tính dòng GIFT đơn tính trong nuôi thương phẩm cũng đã được khảo nghiệm tại viện NCNTTS I ở cả hai hệ thống nuôi trong ao đất và bể xi măng . Kết quả cho thấy cá rô phi đơn tính dòng GIFT lớn nhanh hơn dòng Thái Lan và đặc biệt là có thể nuôi đạt cỡ cá thương phẩm trên 500 g/con trong vòng 5 tháng nuôi.
    Tình hình nuôi cá rô phi ở nước ta trong những năm vừa qua đã phát triển mạnh do cá rô phi dễ nuôi với nhiều hình thức, thịt cá không có xương dăm, chất lượng thịt thơm ngon, có hiệu quả kinh tế nên được xác định là loài nuôi chủ yếu trong cơ cấu đàn cá nuôi nước ngọt.
    Thực tế là nhu cầu về giống cá rô phi đơn tính đực ở nước ta ngày càng tăng trong khi đó những cơ sở sản xuất giống hiện có không đáp ứng đủ nhu cầu của người nuôi. Mặt khác, do sử dụng các dòng rô phi chất lượng kém để sản xuất giống đơn tính nên chất lượng con giống của nhiều cơ sở sản xuất cũng chưa đảm bảo làm cho người nuôi gặp nhiều rủi do như cá chậm lớn, cỡ cá thương phẩm nhỏ dẫn đến năng suất nuôi thấp. Do vậy, những nghiên cứu về sản xuất giống cá rô phi là vô cùng cần thiết nhằm tạo ra những phẩm giống có chất lượng tốt cung cấp cho người nuôi.
    Với mục đích học hỏi quy trình kĩ thuật sản xuất giống, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chất lượng giống cá rô phi đơn tính đực, cung cấp đủ con giống có chất lượng tốt cho thị trường, tôi chọn đề tài:
    Tìm hiểu quy trình ương giống cá rô phi (Oreochromis niloticus) chuyển giới tính đực 21 ngày tuổi bằng hormone 17α _Methyltestosteron (17α _MT)
    Đề tài bao gồm những nội dung sau:
    1. Tìm hiểu quy trình ương nuôi cá rô phi chuyển đổi giới tính đực bằng hormone 17 α _MT.
    2. Tìm hiểu ảnh hưởng của Vitamin C lên sinh trưởng và tỷ lệ sống cá rô phi giống trong ương nuôi chuyển đổi giới tính đực trong 21 ngày.
    Do thời gian thực hiện đề tài và kiến thức còn hạn chế nên kết quả đạt được không tránh khỏi những sai sót. Mong quý thầy cô và các bạn góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!



    MUÏC LUÏC
    Trang
    LỜI CẢM ƠN i
    MUÏC LUÏC ii
    DANH MUÏC BAÛNG v
    DANH MUÏC HÌNH vi
    CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT vii
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

    1.1. Đặc điểm hình thái, phân bố cá rô phi Oreochromis 4
    1.1.1. Hình thái cá rô phi 4
    1.1.1.2.Hệ thống phân loại 5
    1.1.2. Đặc điểm phân bố và sinh thái 6
    1.1.2.1. Đặc điểm phân bố 6
    1.1.2.2. Đặc điểm sinh thái 6
    1.2. Đặc điểm sinh học 8
    1.2.1. Đặc điểm dinh dưỡng 8
    1.2.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển 9
    1.2.3. Đặc điểm sinh sản 9
    1.3. Nghiên cứu và sản xuất cá rô phi trên thế giới và ở Việt Nam 11
    1.3.1. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới 11
    1.3.2. Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam 13
    1.3.3. Tình hình nghiên cứu công nghệ sản xuất giống cá rô phi trên thế giới 15
    1.3.4. Tình hình nghiên cứu, sản xuất giống cá rô phi tại Việt Nam 17


    CHƯƠNG II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
    2.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu 19
    2.1.1. Thời gian nghiên cứu 19
    2.1.2. Địa điểm 19
    2.1.3. Đối tượng nghiên cứu. 19
    2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 19
    2.3. Vật liệu, dụng cụ thí nghiệm 21
    2.3.1. Ao, giai để ương cá. 21
    2.3.2. Thức ăn. 21
    2.3.2. Vitamin C. 21
    2.3.3. Vật liệu khác 21
    2.4. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của vitamin C lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi 21 ngày tuổi 21
    2.5. Phương pháp thu thập số liệu. 22
    2.5.1. Thu thập số liệu gián tiếp. 22
    2.5.2. Thu thập số liệu trực tiếp. 23
    2.5.2.1. Thu thập số liệu về tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá 23
    2.5.2.2. Thu thập sô liêu môi trường 23
    2.6. Phương pháp xử lý số liệu. 24
    CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
    3.1. Quy trình ương nuôi cá rô phi chuyển đổi giới tính đực 25
    3.1.1. Chuẩn bị dụng cụ ương và thả giống 25
    3.1.2. Thức ăn và chế độ cho ăn 25
    3.1.3. Quản lý môi trường ao ương và chăm sóc cá 26
    3.1.3.1. quản lý môi trường ao ương 26
    3.1.3.2. Chăm sóc cá 28
    3.1.4. Thu hoạch 30
    3.2. Ảnh hưởng của Vitamin C lên sinh trưởng khối lượng và tỷ lệ sống cá rô phi 30
    3.2.1. Ảnh hưởng của Vitamin C lên sinh trưởng khối lượng cá rô phi 30
    3.2.2 Ảnh hưởng của Vitamin C đến tỷ lệ sống của cá rô phi 33
    CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 36
    4.1. KẾT LUẬN 36
    4.2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 36
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
    PHỤ LỤC

    DANH MUÏC BAÛNG
    Bảng 1: Phân biệt cá đực và cá cái rô phi 11
    Bảng 2: Sản lượng cá nuôi tại Việt Nam (Phạm Anh Tuấn, 2007). 14
    Bảng 3 : Các yếu tố môi trường đo được trong quá trình ương cá 27
    Bảng 4: Các chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá thu được trong quá trình ương. 29
    Bảng 5: Sinh trưởng khối lượng của cá sau 21 ngày ương 31
    Bảng 6: tỷ lệ sống của cá ở các Nghiệm thức qua các lần Kiểm tra 34

    DANH MUÏC HÌNH
    Hình 1. Cá rô phi vằn Oreochromis niloticus 4
    Hình 2: Hình thái ngoài của cá rô phi vằn và cá rô phi đen 5
    Hình 3: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 20
    Hình 4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của Vitamin C lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi giống 21 ngày tuổi 22
    Hình 5: Biến động nhiệt độ trong ao ương cá rô phi 28
    Hình 6: biểu đồ thể hiện sự gia tăng khối lượng cá rô phi trong quá trình ương. 33


    CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

    NTTS: Nuôi trồng thủy sản
    ĐVTS: Động vật thủy sản
    Viện NCNTTS I: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I
    NT: Nghiệm thức
    ĐC: Đối chứng
    KT: Kiểm tra
    TB: Trung bình
    L1: Lần 1
    L2: Lần 2
    L3: Lần 3
    Cả QT: Cả quá trình
    ST: Sinh trưởng
    STHN: Sinh trưởng hàng ngày
    TLS: Tỷ lệ sống
    MIN: Giá trị nhỏ nhất
    MAX: Giá trị lớn nhất
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...