Luận Văn Tìm hiểu quy trình sinh sản nhân tạo cá Lăng Chấm (Hemibagrus guttatus) tại Trung tâm giống thủy đặc

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2011
    Đề tài: Tìm hiểu quy trình sinh sản nhân tạo cá Lăng Chấm (Hemibagrus guttatus) tại Trung tâm giống thủy đặc sản tỉnh Nam Định
    Định dạng file word



    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    MỤC LỤC

    PHẦN 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
    1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1
    1.1.1. Điều kiện tự nhiên. 1
    1.1.1.1. Vị trí địa lý. 1
    1.1.1.2. Địa hình đất đai 1
    1.1.1.3. Thời tiết, khí hậu. 2
    1.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên. 2
    1.1.1.5. Giao thông, thủy lợi 3
    1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4
    1.1.2.1. Tình hình kinh tế. 4
    1.1.2.2. Tình hình xã hội 5
    1.1.3. Tình hình sản xuất 5
    1.1.4. Các hoạt động chủ yếu của trung tâm 6
    1.1.4.1. Cơ sở vật chất 6
    1.1.4.2. Tổ chức bộ máy, nhân lực. 7
    1.1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ. 7
    1.1.4.4. Nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ. 8
    1.1.4.5. Sản xuất giống, dịch vụ. 9
    1.1.5. Đánh giá chung. 9
    1.1.5.1. Thuận lợi 9
    1.1.5.2. Khó khăn. 9
    1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT. 10
    1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 10
    1.2.2. Phương pháp tiến hành. 10
    1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất 10
    1.2.3.1. Công tác cho cá đẻ và ấp trứng. 11
    1.2.3.2 Công tác ương nuôi cá bột thành cá hương. 12
    1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 13

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    1.3.1. Kết luận. 13
    1.3.2 Đề nghị 13
    PHẦN 2: ĐỀ TÀI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP. 14
    2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 14
    2.1.1. Đặt vấn đề. 14
    2.1.2. Mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc đề tài 15
    2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 15
    2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 15
    2.2.1.1. Đặc điểm phân loại 15
    2.2.1.2. Đặc điểm hình thái 16
    2.2.1.3. Đặc điểm phân bố. 17
    2.2.1.4. Đặc điểm sinh sản. 17
    2.2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng. 19
    2.2.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng. 20
    2.2.1.7. Đặc điểm tế bào sinh dục cá cái 20
    2.2.1.8. Một số nghiên cứu về kĩ thuật sinh sản nhân tạo cá Lăng Chấm 22
    2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước. 23
    2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu về cá Lăng Chấm trên thế giới 23
    2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu về cá Lăng Chấm tại Việt Nam 25
    2.3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
    2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 27
    2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành. 28
    2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 28
    2.3.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các dụng cụ phục vụ cho sinh sản cá Lăng Chấm 28
    2.3.5. Phương pháp nghiên cứu. 29
    2.3.5.1. Phương pháp nuôi vỗ cá bố mẹ. 30
    2.3.5.2. Phương pháp sinh sản nhân tạo. 31

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    2.3.5.3. Phương pháp ương cá bột lên cá hương. 33
    2.3.5.4. Phương pháp ngoài thực địa. 35
    2.3.5.5. Phương pháp xử lý số liệu. 36
    2.4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 37
    2.4.1. Tỷ lệ thành thục cá bố mẹ tại ao nuôi vỗ. 37
    2.4.2. Sức sinh sản của cá nuôi vỗ trong ao. 38
    2.4.3. Tỷ lệ thụ tinh của trứng qua các đợt sinh sản. 39
    2.4.4. Tỉ lệ nở của cá bột 40
    2.4.5. Tỉ lệ dị hình của cá bột 42
    2.4.6. Kết quả ương từ cá bột lên cá hương 15 ngày tuổi trong bể kính. 43
    2.4.7. Kết quả ương cá hương 15 ngày tuổi lên cá hương 30 ngày tuổi trong bể xi măng 44
    2.4.8. Một số chỉ tiêu theo dõi trong quá trình sinh sản. 45
    2.5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 46
    2.5.1 Kết luận. 46
    2.5.2. Tồn tại 47
    2.5.3. Đề nghị 47
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
    I. Tài liệu Tiếng Việt 48
    II. Tài liệu Tiếng Anh. 49
    PHỤ LỤC 50


    PHẦN 1
    CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

    1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
    1.1.1. Điều kiện tự nhiên
    1.1.1.1. Vị trí địa lý
    Nam Định là tỉnh nằm ở phía Đông Nam của vùng đồng bằng sông Hồng. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Bình, ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình, ranh giới là sông Đáy. Phía Nam và Đông giáp biển. Tỉnh nằm trong tọa độ 19[SUP]o[/SUP]54’-20[SUP]o[/SUP]40’ Bắc và 105[SUP]o[/SUP]55’-106[SUP]o[/SUP]45’ Đông, cách Hà Nội khoảng 90km. Nam Định là tỉnh ở vị trí trung chuyển giữa bộ phận phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và các tỉnh Bắc Trung Bộ.
    1.1.1.2. Địa hình đất đai
    Nam Định là tỉnh nằm ở hạ lưu của hai con sông lớn là sông Hồngsông Đáy. Địa hình chủ yếu là đồng bằng ven biển. Phía Tây Bắc có một ít đồi núi thấp như: núi Gôi (Côi Sơn), núi Ngăm (Trang Nghiêm), núi Nề (Thanh Nê), núi Hồ (Hồ Sơn), núi Tiên Hương, núi Phương Nhi, núi Ngô Xá, núi Mai Sơn thuộc hai huyện Vụ Bản, Ý Yên. Đồi núi của Nam Định không cao và có dòng chảy của khe ngòi liền kề tạo nên cảnh non nước hữu tình. Phía Nam tỉnh được phù sa sông Hồng, sông Đáy bồi đắp nên miền đất này tương đối bằng phẳng, phì nhiêu.
    Địa hình Nam Định thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nhìn chung, có thể chia Nam Định thành 3 vùng: Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường. Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển. Vùng trung tâm công nghiệp - dịch vụ: thành phố Nam Định. Nơi đây từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và là trung tâm thương mại - dịch vụ, cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng.
    1.1.1.3. Thời tiết, khí hậu
    Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với một mùa đông lạnh và một mùa hạ nóng ẩm, nhiều mưa. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23-24[SUP]o[/SUP]C. Biên độ nhiệt trung bình trong năm khoảng 12,6[SUP]o[/SUP]C.
    Lượng mưa phân bố khá đều trên lãnh thổ, khoảng từ 1.750 - 1.800 mm. Mưa tập trung nhiều vào mùa hạ (nhất là các tháng 7-8-9), chiếm khoảng 70% lượng mưa cả năm. Mưa trong mùa đông thường là mưa nhỏ, mưa phùn, tháng ít mưa nhất là tháng 1.
    Hằng năm, toàn tỉnh Nam Định nhận được một lượng bức xạ phong phú 110-120kcal/cm[SUP]2[/SUP]/năm, cán cân bức xạ cao trên 87 kcal/cm[SUP]2[/SUP]/năm. Độ ẩm trung bình năm là 84%. Mặt khác, do nằm trong cùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm.Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m.
    Nhìn chung, khí hậu Nam Định có các chỉ số cao về độ ẩm, ánh sáng và ít có sự phân hóa theo lãnh thổ. Đặc điểm khí hậu này thích hợp với việc phát triển trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động du lịch.
    1.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
    * Đất
    Diện tích đất tự nhiên của Nam Định là 163.740,3 ha, bao gồm các loại: đất cát (ven sông và ven biển), đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất feralit, đất sỏi đá và đất mới biến đổi. Trong đónguồn đất chủ yếu là đất dành cho nông nghiệp, chiếm khoảng 65%, đất chuyên dùng chiếm khoảng 15,4%, đất thổ cư chiếm khoảng 5,8%, đất lâm nghiệp chiếm khoảng 2,9%, còn lại là đất chưa sử dụng.
    Hàng năm, vùng ven biển Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng được bồi tụ ra biển với tốc độ rất nhanh, bình quân mỗi năm tiến ra biển được 80 - 120 m và cứ sau 5 năm, diện tích đất của Nam Định có khả năng tăng thêm từ 1.500 - 2.000 ha.
    Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của tỉnh Nam Định rất thấp (550 m[SUP]2[/SUP]), trong khi bình quân chung của cả nước là 1.120 m[SUP]2[/SUP]. Tuy nhiên, đặc điểm nông hóa thổ nhưỡng tạo cho đất nông nghiệp của tỉnh có khả năng thâm canh cao, nhất là cây lúa và các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
    * Rừng
    Toàn tỉnh có hơn 4.723 ha rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ ở các huyện ven biển để chắn sóng bảo vệ đê biển, ở các đồi trọc thuộc huyện Ý Yên, Vụ Bản và các bãi bồi ven biển.
    * Khoáng sản
    Khoáng sản của Nam Định nghèo cả về chủng loại lẫn trữ lượng. Nam Định có một số loại khoáng sản như:
    - Nhiên liệu: than nâu ở Giao Thuỷ, được phát triển dưới dạng mỏ nhỏ và nằm sâu dưới lòng đất; dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa Giao Thuỷ.
    - Kim loại: có các vành phân tán Inmenit, Ziarcon, mônazit, mới chỉ tìm kiếm và phát hiện tại Hải Hậu và Nghĩa Hưng, có quy mô nhỏ. Ngoài ra, còn có quặng titan, zicôn phân bố dưới dạng vết, trữ lượng ít.
    - Nguyên liệu sét: bao gồm sét làm gốm sứ phân bố tại núi Phương Nhi đã được khai thác phục vụ xí nghiệp gốm sứ Bảo Đài, sét gạch ngói nằm rải rác ở các bãi ven sông như Đồng Côi (Nam Trực), trữ lượng 2 triệu tấn, Sa Cao (Xuân Trường) trữ lượng 5 – 10 triệu tấn, Hoành Lâm (Giao Thuỷ) , sét làm bột màu có ở Nam Hồng (Nam Trực).
    1.1.1.5. Giao thông, thủy lợi
    Giao thông qua Thành phố Nam Định tương đối thuận tiện: Có quốc lộ 10 từ Hải Phòng, Thái Bình đi Ninh Bình chạy qua và QL21A nối Nam Định với QL1A. Ngoài ra còn có các tuyến QL21B đi các huyện Trực Ninh, Hải Hậu, Giao Thuỷ, Xuân Trường, tỉnh lộ 55 đi Nghĩa Hưng, Tỉnh lộ 38A đi Lý Nhân (Hà Nam). Thành phố Nam Định còn có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua. Ga Nam Định là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt, thuận tiện cho hành khách đi đến các thành phố lớn trong cả nước như Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
    Nam Định có hệ thống sông dày đặc. Nhìn chung, các sông đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển. Các sông chảy qua địa phận Nam Định phần lớn đều thuộc hạ lưu nên lòng sông thường rộng và không sâu lắm, có quá trình bồi đắp phù sa ở cửa sông. Chịu ảnh hưởng của đặc điểm địa hình và khí hậu nên chế độ nước sông chia làm hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Vào mùa lũ, lưu lượng nước sông khá lớn, lại gặp lúc mưa to kéo dài, nếu không có hệ thống đê điều ngăn nước thì đồng bằng sẽ bị ngập lụt. Vào mùa cạn, lượng nước sông giảm nhiều, các sông chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều, khiến cho vùng cửa sông bị nhiễm mặn.
    Các sông lớn gồm có sông Nam Định (còn gọi là sông Đào), sông Ninh Cơ, sông Hồng. Ngoài ra, Nam Định còn có các mạng lưới sông nhỏ góp phần vào việc tưới tiêu và cung cấp nước dùng cho người dân địa phương.
    1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
    1.1.2.1. Tình hình kinh tế
    - Dân số địa phương
    Nam Định có diện tích là 1.676 km², bao gồm 01 thành phố và 09 huyện. Theo điều tra dân số 01/04/2009 Nam Định có 1.825.771 người, mật độ dân số là 1.196 người/km², với hơn 84% dân số sống ở khu vực nông thôn.
    - Tình hình phát triển kinh tế
    Những những năm qua kinh tế tỉnh Nam Định có bước phát triển về quy mô và hiệu quả. Trong 5 năm (2005 – 2010) tốc độ tăng trưởng bình quân tỉnh Nam định là 10,2%, cao hơn bình quân thời kỳ 2000-2005 là 7,3%. Quy mô nền kinh tế được mở rộng so với thời kỳ 5 năm trước: Tổng GDP tăng hơn 1,63 lần, GDP bình quân đầu người tăng lên 2,6 lần, giá trị sản xuất
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. Tài liệu Tiếng Việt
    1. Phạm Báu, Nguyễn Đức Tuân, Nguyễn Công Thắng, Bùi Đình Đặng (2000), Điều tra nghiên cứu hiện trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng: Cá Anh vũ Semilabeo notabilis (Peters, 1880); Cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (Oshima,1926); Cá Lăng Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803); Cá Chiên Bagarius yarrelli (Sykes, 1841).
    2. Hứa Chấn Bình (2001), Báo cáo tổng kết sinh sản nhân tạo cá Lăng tại Trung Quốc, Tạp chí nghề cá nước ngọt của Trung Quốc, Tập san số 2 năm 2001, Bản dịch của Thái Bá Hồ.
    3. Nguyễn Dương Dũng, Nguyễn Đức Tuân và ctv (2001), Lưu giữ nguồn gen và giống thuỷ sản nước ngọt, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài năm 2001, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1
    4. Nguyễn Văn Hảo, 1993. Ngư loại học tập 2. Nhà xuất bản nông nghiệp.
    5. Nguyễn Đức Tuân (2004), Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Lăng Chấm, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1
    6. Nguyễn Đức Tuân, Khương Văn Thưởng, Lê Thiên Lý (2004), Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Lăng Chấm (Hemibagrus guttatus) trong điều kiện nuôi
    7. Nguyễn Đức Tuân (2005), Quy trình kĩ thuật sản suất giống nhân tạo cá Lăng Chấm (Hemibagrus guttatus) trong điều kiện nuôi, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1
    8. Ngũ Hiến Văn (1963), Các loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế của Trung quốc, bản dịch của Nguyễn Bá Mã, Nxb khoa học.
    9. Mai Đình Yên (1966), Phương pháp tính tuổi (vòng năm) bằng vảy và lát cắt ngang tia gai vây ngực của một số loài cá sông Hồng và Hồ Tây (miền Bắc Việt Nam).
    10. Mai Đình Yên (1983), Các loài cá kinh tế miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
    11. Mai Đình Yên (2000), Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803) trên hệ thống sông Hồng, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1
    12. Bộ Khoa học – Công nghệ và môi trường (1992), Sách đỏ Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
    II. Tài liệu Tiếng Anh
    13. Booraham et al, (1996), Induce sp Wining by pituitory injection of plasawai (Panagasius Hamilton) in eativity.
    14. Chu Xinluo et chen Yinrui (1989, 1990), The Fishes of Yunna, China. Part 1.
    15. David E. H (1990), Method for fish biology American Fishery society, Bethesda Mary land, USA. Histological Technique. P. P 191 – 200 in C. B. Shrech and P. B. Moyle editors
    16. Niall R. Bromage and Ronald J. Roberts (1995) Broodstock management and egg and larval quality.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...