Luận Văn Tìm hiểu quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học công ty TNHH XD - thương mại & sản xuất Nam Thành N

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 1
    Chương 1. Giới thiệu chung về công ty 6
    1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 6
    1.2 Chức năng và nhiệm vụ công ty 8
    1.3 Bố trí nhân sự 9
    1.4 Bộ máy của công ty . 9
    1.5 Tình hình hoạt động và sản xuất của công ty . 11
    1.6 Tình hình sản xuất – thị trường tiêu thụ 12
    1.7 Lợi thế cạnh tranh . 14
    1.8 Sản phẩm thị trường và các yêu cầu . 14
    1.9 Phương án tiêu thụ sản phẩm 16
    Chương 2. Tổng quan về dây chuyền sản xuất . 18
    2.1 Tổng quan phương pháp xử lý chất thải rắn làm COMPOST 18
    2.1.1 Khái niệm . 18
    2.1.2 Mục đích và lợi ích của quá trình COMPOST . 18
    2.1.3 Quá trình COMPOST . 19
    2.2 Sơ đồ bố trí dây chuyền sản xuất . 20
    ii
    2.2.1 Rác thải đô thị . 21
    2.2.2 Nhà tiếp nhận 22
    2.2.3 Khu phân loại 23
    2.2.4 Hầm ủ 23
    2.2.5 Bãi ủ chín 24
    2.2.6 Khu tinh chế 24
    2.2.7 Khu hoàn thiện 24
    2.2.8 Phòng thí nghiệm 25
    Chương 3. Quy trình công nghệ sản xuất . 26
    3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất 26
    3.2 Thiết bị sản xuất 27
    3.3 Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất . 28
    3.3.1 Đội vệ sinh môi trường . 28
    3.3.2 Quy trình sản xuất phân xưởng 1 28
    3.3.3 Quy trình sản xuất phân xưởng 2 30
    3.3.4 Quy trình sản xuất phân xưởng 3 32
    3.3.5 Quy trình sản xuất phân xưởng 4 33
    3.3.6 Quy trình sản xuất phân xưởng 5 33
    3.4 Nhận xét chung . 35
    3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình COMPOST . 36
    3.5.1 Nhiệt độ . 36
    3.5.2 Nước và độ ẩm . 36
    3.5.3 pH . 37
    3.5.4 Kích thước nguyên liệu . 37
    3.5.5 Nguồn đạm trong nguyên liệu . 38
    3.6 Các yêu cầu trong khi ủ . 39
    3.6.1 Tiêu chuẩn rác trước khi đưa vào hầm ủ 39
    3.6.2 Đưa vi sinh vật vào rác và tạo ẩm . 40
    3.6.3 Các yêu cầu khi ủ chín 40
    Chương 4. Các vấn đề gây ô nhiễm môi trường . 41
    4.1 Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực nhà máy sản xuất . 41
    4.1.1 Hiện trạng môi trường không khí . 41
    4.1.2 Hiện trạng môi trường nước 43
    4.2 Sự cố hoạt động . 46
    4.3 Tiếng ồn 46
    4.4 Chất thải rắn 47
    iv
    Chương 5. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường công ty 48
    5.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại nhà máy . 48
    5.1.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí , tiếng ồn . 48
    5.1.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước . 49
    5.1.3 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm mùi 51
    5.1.4 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn 52
    5.1.5 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đối với các thành phần có tỷ trọng thấp
    (nilon , giấy, ) . 53
    5.2 Chương trình giám sát môi trường . 53
    Chương 6. Hiệu quả kinh tế . 55
    6.1 Vốn cố định . 55
    6.2 Nguồn vốn 55
    6.3 Xác định doanh thu . 55
    6.4 Thiết bị công nghệ 56
    6.5 Phương tiện vận chuyển . 57
    6.6 Khai toán các hạng mục xây dựng 59
    Chương 7. Kết luận 63
    7.1 Kết luận . 63
    7.2 Khó khăn . 64
    Tài liệu tham khảo . 65

    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm
    vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng. Trong tiến trình
    hội nhập, công tác bảo vệ môi trường là một điều kiện tiên quyết để Việt Nam
    nâng tầm, hội nhập với thế giới. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
    2001 – 2010 được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, thông qua
    cũng đã khẳng định “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế
    đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.
    Trong thời gian gần đây, hệ thống chính sách, thể chế ở nước ta từng bước
    được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả cho công tác bảo
    vệ môi trường. Cùng với sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Chính trị
    (Khóa VIII) cũng đã ban hành Nghị quyết số 41 NQ/TƯ, chỉ thị số 36 – CT/TƯ
    về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện
    đại hóa. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có những văn bản, chỉ thị về bảo vệ môi
    trường, nhất là ở các đô thị, khu công nghiệp. Nhận thức về tầm quan trọng của
    bảo vệ môi trường cũng được các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân ngày
    càng quan tâm, mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng
    bước được hạn chế.
    Tuy nhiên, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có
    lúc đã đến lúc báo động, đất đai bị xói mòn, thoái hóa, chất lượng các nguồn
    nước suy giảm mạnh. Ở nhiều đô thị, khu dân cư, không khí bị ô nhiễm nặng,
    khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng, điều kiện
    vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch không bảo đảm. Tốc độ công nghiệp
    hóa, đô thị hóa, gia tăng dân số, đã gây áp lực lớn cho công tác bảo vệ môi
    2
    trường, nhất là ở các đô thị. Chỉ thị số 23/2005/CT – TTG của Thủ tướng chính
    phủ đã nhận định, công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công
    nghiệp vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém. Lượng chất thải rắn thu gom chỉ mới
    đạt khoảng 70% và chủ yếu tập trung ở nội thị, công nghệ xử lý chất thải rắn
    chưa được chú trọng nghiên cứu và chưa hoàn thiện, còn phân tán, khép kín theo
    địa giới hành chính, việc đầu tư, quản lý còn kém hiệu quả,
    Nhiều địa phương trên cả nước đã nhập khẩu các dây chuyền xử lý rác thải
    của nước ngoài, tuy nhiên, hiện công nghệ này chỉ xử lý được rác hữu cơ, còn lại
    phải chôn lấp khoảng 70 – 80%, chưa kể giá nhập khẩu thiết bị rất cao, vốn đầu
    tư cho lắp đặt lớn, Cũng đã xuất hiện những dây chuyền công nghệ xử lý rác
    do các công ty tư nhân đầu tư, nghiên cứu thử nghiệm ở một số địa phương trong
    nước, Nhưng cho đến nay, vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi cũng bởi
    nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan.
    Công ty TNHH XD – TM & SX NAM THÀNH NINH THUẬN là một ty
    có bề dày kinh nghiệm về lĩnh vực xử lý rác thải – sản xuất các sản phẩm phục
    vụ nhu cầu cho các tỉnh Duyên Hải Miền Trung, Cao Nguyên, Đông Nam Bộ,
    các tổng công ty Lâm – Nông Trường trồng rừng.
    Công ty đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào
    sản xuất. Công ty hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã xử lý một khối
    lượng rác thải lớn trong tỉnh nhiều năm qua, do tỉnh Ninh Thuận là một tỉnh còn
    kém phát triển trong cả nước nên việc xử lý chất thải rắn mang tính thô sơ chủ
    yếu là chôn lấp đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái môi trường. Từ
    khi công ty TNHH XD – TM & SX NAM THÀNH NINH THUẬN ra đời cho đến nay đã giải bài toán khó khăn cho tỉnh nhà về chất thải rắn. Giãm nguồn chi
    ngân sách tỉnh hàng năm về hoạt động thu gom, xử lý rác thải.
    Vì vậy em chọn đề tài “Tìm hiểu quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học
    công ty TNHH XD – TM & SX NAM THÀNH NINH THUẬN”. Năm 2003
    công ty TNHH XD – TM & SX NAM THÀNH NINH THUẬN được thành lập
    với mức đầu tư 24.195.000.000 VNĐ. Xử lý bình quân đạt 150 tấn rác/ngày.
    Sản xuất đạt 60 tấn phân bón vi sinh/ngày. Ngoài phân bón, công ty còn sản xuất
    ra các sản phẩm khác từ rác thải như: Phôi nhựa, hạt nhựa, bao bì, với công
    suất bình quân đạt 1.5 tấn nhựa/ngày, 240.000 – 300.000 cái bao bì/năm. Từ
    những thành tích đạt được, công ty góp phần mang lại hiệu quả đầu tư cao cho
    xã hội. Giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động ở nông thôn. Làm
    cho môi trường cuộc sống ngày càng sạch đẹp. Giãm nguồn chi ngân sách tỉnh
    hàng năm về hoạt động thu gom, xử lý rác thải. Vì vậy em chọn đề tài này để
    đánh giá mô hình hoạt động của công ty qua đó có thể nhân rộng mô hình sản
    xuất của công ty ở nhiều địa phương trong cả nước.
    Mục tiêu nghiên cứu
    Nghiên cứu quy trình sản xuất của công ty TNHH XD – TM & SX NAM
    THÀNH NINH THUẬN.
    Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH XD – TM & SX NAM THÀNH NINH
    THUẬN.
    Trên cơ sở khảo sát thu thập tài liệu và số liệu sẵn có về quy trình sản xuất
    phân hữu cơ sinh học của công ty.
    4
    Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp luận
    Nắm vững kiến thức về quy trình sản xuất và hoạt động của công ty.
    Phân tích đánh giá hệ thống trang thiết bị sản xuất của công ty.
    Phương pháp cụ thể
    Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập và kế thừa chọn lọc các cơ sở dữ
    liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn tài liệu (Sách vở, giáo trình,
    internet, .). Chủ yếu tập trung vào các dữ liệu sau:
    - Thu thập các số liệu về công tác thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn tỉnh
    Ninh Thuận.
    - Thành phần và tính chất của CTR ở Ninh Thuận.
    - Các phương pháp xử lý CTR mà công ty áp dụng thành công.
    - Thu thập các số liệu về tình hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh học của nhà
    máy.
    - Nhu cầu tiêu thụ của thị trường về phân hữu cơ sinh học của nhà máy.
    Ý nghĩa của đề tài
    Ý nghĩa: Đề tài đưa ra biện pháp xử lý chất thải rắn một cách khoa học và
    sản xuất phân hữu cơ sinh học phục vụ cho ngành nông nghiệp. Có thể nhân
    rộng mô hình sản xuất của công ty ở nhiều địa phương trên cả nước, đồng nghĩa
    5
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...