Luận Văn Tìm hiểu quy trình nuôi thương phẩm cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss)

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN NTTS
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC BẢNG vi
    DANH MỤC HÌNH vii
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    PHẦN I: TỔNG QUAN 3
    A. Tình hình nuôi cá hồi vân ở Việt Nam 3
    B. Đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồi 4
    I. Hệ thống phân loại 4
    II. Đặc điểm hình thái 5
    III. Đặc điểm phân bố và môi trường sống 5
    3.1. Đặc điểm phân bố 5
    3.2. Môi trường sống 6
    3.2.1. Nhiệt độ nước 6
    3.2.2 Ôxy hoà tan 6
    3.2.3 Độ mặn 7
    3.2.4 Độ pH 7
    3.2.5. Độ cứng 8
    3.2.6. Ammonia 8
    IV. Đặc điểm dinh dưỡng 9
    4.1. Tính ăn 9
    4.2. Dinh dưỡng protein 10
    4.3. Dinh dưỡng lipid 10
    4.4. Dinh dưỡng gluxit 11
    4.5. Nhu cầu Vitamine 11
    4.6. Dinh dưỡng chất khoáng 11
    V.Tốc độ sinh trưởng 11
    VI. Đặc điểm sinh sản 12
    PHẦN II : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
    I. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 13
    1. Đối tượng nghiên cứu 13
    2. Địa điểm nghiên cứu 13
    3. Thời gian nghiên cứu 13
    II. Sơ đồ khối nghiên cứu: (xem hình 2.1) 13
    III. Phương pháp nghiên cứu 13
    3.1. Phương pháp thu thập số liệu 13
    3.2 Xác định một số yếu tố môi trường 13
    3.3 Theo dõi tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá trong quá trình nuôi
    3.4 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 15
    PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17
    I. HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH NUÔI 17
    1.1 Hệ thống ao nuôi 17
    1.1.1 Vị trí ao nuôi 17
    2.1.2.Tiêu chuẩn kỹ thuật ao nuôi 17
    2.2. Hệ thống cấp thoát nước 17
    III. Kỹ thuật nuôi thương phẩm 19
    3.1. Chuẩn bị ao nuôi 19
    3.2. Nguồn giống và mật độ cá nuôi trong ao 19
    3.2.1 Nguồn giống 19
    3.2.2 Mật độ thả nuôi 19
    3.3 Quản lý và chăm sóc 20
    3.3.1 Thức ăn và kỹ thuật cho ăn 20
    3.3.2 Các yếu tố môi trường trong ao 22
    3.4 Phòng và trị bệnh cho cá nuôi 24
    3.5 Thu hoạch 24
    3.5 Tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống 25
    3.5.1 Tốc độ sinh trưởng 25
    3.5.2 Tỉ lệ sống 27
    4. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế 28
    4.1 Chi phí đầu tư, sản xuất 28
    4.2 Doanh thu và lợi nhuận 29
    PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 30
    A. KẾT LUẬN 30
    B. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 31
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong những năm gần đây nghề nuôi trồng thủy sản đã có những bước tiến bộ nhảy vọt. Diện tích nuôi ngày càng mở rộng, với nhiều hình thức nuôi phong phú như: Nuôi trong ao, đìa, đăng chắn, lồng bè, nuôi ruộng lúa, Tử nuôi quảng canh đến bán thâm canh và đỉnh cao là thâm canh. Để đáp ứng ngày càng cao của sản xuất, khai thác có hiệu quả các loại hình mặt nước, khả năng lao động và nguồn vốn của nhân dân, bên cạnh nâng cao sản lượng và chất lượng của các đối tượng nuôi quen thuộc, chúng ta cần phải lựa chọn và phát triển nhiều đối tượng nuôi mới, đây là việc làm hết sức cần thiết cho nghề NTTS hiện nay. Để thực hiện vấn đề trên trong thời gian gần đây nhiều đối tượng đã được đưa vào nuôi thử nghiệm ở Việt Nam
    Việc di nhập một số loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế cho phép sử dụng nguồn lợi nước lạnh Việt Nam có hiệu quả hơn. Cá hồi được coi là một trong những đối tượng có giá trị kinh tế phù hợp nuôi trong điều kiện nước lạnh và kỹ thuật đã được phát triển tương đối hoàn chỉnh. Hiện nay đã có nhiều cơ sở nuôi cá hồi tại Việt Nam mang lại nguồn thu nhập lớn. Cá hồi vân được nuôi tại Việt Nam thỏa mãn nhu cầu như: Thay thế một lượng cá hồi nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, sử dụng nguồn nước lạnh cho nuôi trồng thủy sản, khuyến khích phát triển du lịch của các địa phương và phát triển các ngành khác (chế biến, vận chuyển, sản xuất nước đá ), triển vọng xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á nơi không có điều kiện tự nhiên như một số vùng ở Việt Nam.
    Tuy vậy nghề nuôi cá hồi ở Việt Nam vẫn còn gặp một số khó khăn như con giống, thị trường, công nghệ nuôi và đặc biệt là thức ăn cho cá hồi vẫn đa số là nhập ngoại. Thức ăn nhập thường là có giá cao, khó chủ động nguồn cung do vậy giá cá sẽ cao đồng nghĩa với sức tiêu thụ sản phẩm giảm và khó canh tranh.
    Với mục đích rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học, nâng cao kĩ năng thực tế và hoàn thành khóa học. Được sự phân công của khoa NTTS trường đại học Nha Trang tôi đã tiến hành làm đề tài “ Tìm hiểu quy trình nuôi thương phẩm cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss)” với nội dung nghiên cứu là:
    + Giới thiệu hệ thống công trình nuôi.
    + Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm cá hồi.
    + Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế.
     
Đang tải...