Luận Văn Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) thương phẩm tạ

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) thương phẩm tại Trại nuôi Duy Phong, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CẢM ƠN . i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC BẢNG .v
    DANH MỤC HÌNH vi
    MỞ ĐẦU .1
    PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Đặc điểm sinh học của tôm he chân trắng 3
    1.1.1. Đặc điểm phân loại và hình thái 3
    1.1.2. Đặc điểm sinh thái và phân bố .4
    1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng .5
    1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng .5
    1.1.4. Đặc điểm sinh sản 6
    1.1.5. Một số bệnh ở tôm he chân trắng 7
    1.2. Các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm he chân trắng 8
    1.2.1. Yếu tố hữu sinh 8
    1.2.2. Yếu tố vô sinh 8
    1.2.2.1. Yếu tố thủy lý 8
    1.2.2.2. Yếu tố thủy hóa .9
    1.3. Tình hình nuôi tôm he chân trắng trên thế giớivà Việt Nam 11
    1.3.1. Tình hình nuôi tôm he chân trắng trên thế giới .11
    1.3.2. Tình hình nuôi tôm he chân trắng ở Việt Nam 12
    1.3.3. Tình hình nuôi tôm he chân trắng ở huyện VạnNinh, tỉnh Khánh Hòa . 13
    1.4. Tiềm năng phát triển và thách thức đối với nghề nuôi tôm he chân trắng .14
    PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
    2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 16
    2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .16
    iii
    3.2. Phương pháp thu thập số liệu .16
    3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp: .16
    3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp: .17
    PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
    3.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu 20
    3.1.1. Vị trí địa lý và khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản 20
    3.1.2. Khí hậu thủy văn 21
    3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội .22
    3.2. Hệ thống công trình và chuẩn bị ao nuôi 24
    3.2.1. Hệ thống công trình ao nuôi 24
    3.2.1. Hệ thống cung cấp khí .25
    3.2.3. Hệ thống máy cho ăn tự động 26
    3.2.4. Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi 27
    3.3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi 30
    3.3.1. Kỹ thuật chọn giống, vận chuyển và thả giống .30
    3.3.2. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi .31
    3.3.2.1. Chế độ cho ăn và quản lý thức ăn .31
    3.3.2.1.1. Kỹ thuật cho ăn và quản lý thức ăn (không dùng máy cho ăn) .32
    3.3.2.1.2. Kỹ thuật cho ăn và quản lý thức ăn (cho tôm ăn bằng máy) .35
    3.3.2.2. Quản lý môi trường ao nuôi 36
    3.3.2.2.1 Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi 36
    3.3.2.2.2. Diễn biến một số yếu tố môi trường trongao nuôi 40
    3.3.3. Phòng và trị bệnh trong ao nuôi: 43
    3.3.3.1. Phòng bệnh 44
    3.3.3.2. Trị bệnh .45
    3.3.4. Theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi: 46
    3.3.4.1. Tốc độ tăng trưởng 46
    3.3.4.2. Tỷ lệ sống 48
    3.3.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng máy cho ăn thức ăncông nghiệp: 48
    iv
    3.4. Thu hoạch và đánh giá hiệu quả kinh tế .49
    3.4.1. Thu hoạch 49
    3.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế: .49
    PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN. 50
    4.1. Kết luận 50
    4.2. Đề xuất ý kiến .50
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .51
    v
    DANH MỤC BẢNG
    Trang
    Bảng 1.1. Sản lượng và giá trị tôm he chân trắng trên thế giới (2001-2005) .11
    Bảng 1.2. Diện tích và sản lượng nuôi tôm he chân trắng ở nước ta 12
    Bảng 1.3. Tình hình nuôi tôm he chân trắng năm 2010tại huyện Vạn Ninh .14
    Bảng 2.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường 17
    Bảng 3.1. Chế độ quạt nước trong ao nuôi 25
    Bảng 3.2. Liều lượng vôi CaO dùng cải tạo ao .28
    Bảng 3.3. Các loại thức ăn sử dụng, và thông số dinh dưỡng thức ăn 32
    Bảng 3.4. Lượng thức ăn bỏ nhá và thời gian kiểm tra nhá theo ngày tuổi 33
    Bảng 3.5. Tỷ lệ thức ăn sử dụng trong ngày .34
    Bảng 3.8. Diễn biến màu nước trong ao A1, A2 .39
    Bảng 3.7. Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng ao nuôi A1 46
    Bảng 3.8. Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng ao nuôi A2 47
    Bảng 3.9. Kết quả hoạch toán kinh tế ở ao A1 và A2. 49
    vi
    DANH MỤC HÌNH
    Hình 1.1. Tôm he chân trắng .3
    Hình 1.2. khu vực phân bố của tôm he chân trắng 4
    Hình 1.3. Vòng đời của tôm he .6
    Hình: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .16
    Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Khánh Hòa .20
    Hình 3.2. Sơ đồ trại nuôi tôm 24
    Hình 3.3. Bảng điều khiển tự động máy cho tôm ăn 26
    Hình 3.4. Mô tơ của máy cho tôm ăn 26
    Hình 3.5. Thùng đựng thức ăn của máy cho tôm ăn .26
    Hình 3.6. Máy bơm nước của trại nuôi .26
    Hình 3.7. Trải bạt đáy ao nuôi 28
    Hình 3.8. Giăng lưới chắn chim cò .28
    Hình 3.9. Kiểm tra nhá thức ăn .33
    Hình 3.10. Đường cho tôm ăn .35
    Hình 3.11. Thức ăn phun ra khi máy hoạt động 36
    Hình 3.12. Diễn biến độ trong các ao theo thời giannuôi 38
    Hình 3.13. Diển biến pH trong ao A1 và A2 40
    Hình 3.14. diễn biến độ kiềm trong ao nuôi A1 và A2 .41
    Hình 3.15. Diễn biến nhiệt độ trong ao nuôi A1 và A2 42
    Hình 3.16. Diễn biến độ mặn trong ao nuôi A1 và A2 .43
    Hình 3.17. Sự tăng trưởng về chiều dài tôm trong aonuôi A1 và A2 47
    vii
    DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
    h: Giờ
    ha: Hecta
    FCR: Hệ số thức ăn
    ppm: phần triệu
    PL: poslarvea
    HP: sức ngựa
    DHA: Axít docosahexaenoic
    EPA: Axít eicosapentaenoic
    ARA: Axít arachidonic
    DO: Hàm lượng oxy hòa tan
    1
    MỞ ĐẦU
    Trong những năm gần đây, nghề Nuôi trồng Thủy sản trên thế giới, đặc biệt là
    các quốc gia Châu Á đang phát triển rất mạnh và đạtđến trình độ kỹ thuật cao, thu
    hút các thành phần kinh tế và nhiều lực lượng tham gia. Cùng với đó, diện tích được
    đưa vào nuôi thủy sản ngày càng tăng, đối tượng nuôi ngày càng được đa dạng hóa
    và kỹ thuật nuôi không ngừng được cải tiến. Một trong số các đối tượng nuôi đang
    được chú ý là tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931). Đây là đối
    tượng dễ nuôi, năng suất cao, có giá trị thương phẩm lớn, là loài có khả năng thích
    nghi với biên độ nhiệt độ và độ mặn rộng, sức khángbệnh khá tốt, sinh trưởng
    nhanh, chu kỳ nuôi ngắn có thể nuôi 3 – 4 vụ/năm.
    Cũng trong thời gian này, ở Việt Nam, phong trào nuôi tôm sú phát triển không
    ngừng tăng lên về diện tích nuôi và sản lượng. Tuy nhiên, do thiếu sự quy hoạch
    đồng bộ đã là cho môi trường nuôi ngày một ô nhiễm,dịch bệnh bùng phát, gây thiệt
    hại lớn cho người nuôi. Trước tình hình đó, tôm he chân trắng là đối tượng nuôi thay
    thế cho những diện tích nuôi tôm sú kém hiệu quả. Tôm he khi đưa vào nuôi ở nước
    ta đã phát triển rất tốt. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ thất bại của viêc nuôi tôm sú
    thì chúng ta đang cố gắng phát triển theo hướng tăng năng suất hiệu quả bền vững.
    Mặt khác, thì trên thế giới hiện nay tình hình kinhtế khó khăn nên việc nghiên cứu
    để tìm ra mô hình nuôi tiết kiệm được chi phí, rút ngắn thời gian nuôi mà vẫn mang
    lại hiệu quả cao đang là vấn đề cấp thiết đối với các cán bộ và kỹ sư của ngành Nuôi
    trồng Thủy sản.
    Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, được sự phân công của Khoa Nuôi trồng
    Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang cho phép tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu quy
    trình kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931)
    thương phẩm tại Trại nuôi Duy Phong, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh
    Khánh Hòa”.
    2
    Đề tài được thực hiện với các nội dung sau:
    Tìm hiểu đặc điểm điều kiên tự nhiên của khu vực nuôi và hệ thống công trình
    trang thiết bị phục vụ trại nuôi tôm he thương phẩmcủa trại nuôi.
    Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi, chọn giống và thả giống.
    Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi.
    Thu hoạch và sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế.
    Mục tiêu của đề tài:
    Làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học.
    Tiếp cận thực tế sản xuất, áp dụng kiến thức đã họcvào kiến thức sản xuất.
    Rèn luyện khả năng thu thập, xử lý số liệu và viết báo cáo khoa học.
    Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng trong quá trình thực hiện đề tài khó
    tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đ óng góp của quý thầy cô và các bạn.
    3
    PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Đặc điểm sinh học của tôm he chân trắng
    1.1.1. Đặc điểm phân loại và hình thái
    Đặc điểm phân loại:
    Tôm he chân trắng có hệ thống phân loại như sau:
    Nghành chân khớp: Athropoda
    Lớp giáp xác: Crustacea
    Bộ mười chân: Decapoda
    Bộ phụ bơi lội: Natania
    Họtôm he: Pennaeidae
    Giống: Litopenaeus
    Loài tôm he chân trắng: Litopenaeus vannameiBoone, 1931.
    Ngoài ra tôm he chân trắng còn có tên tiếng Anh: White leg shrimp hoặc white
    shrimp, camaron patiplanco. Tên tiếng Việt: Tôm he chân trắng, tôm thẻ chân trắng
    hoặc tôm chân trắng.
    Hình 1.1. Tôm he chân trắng
    Đặc điểm hình thái ngoài:
    Nhìn hình thái bên ngoài của tôm he chân trắng ta thấy gần giống với tôm bạc
    (Penaeus meiguiensis) và tôm he Trung Quốc (Penaeus chinensis). Vỏ tôm có màu
    4
    trắng đục, mỏng có thể quan sát rõ đường ruột và các đốm trắng nhở ở lưng xuống
    bụng, các chân bò có màu trắng ngà (nên gọi là tôm he chân trắng), các chân bơi có
    màu vàng mơ, viền chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh.Râu tôm có màu đỏ, chiều
    dài râu tôm gấp 1,5 lần chiều dài thân tôm. Phía trên tủy tôm có 8-9 gai, ở phía giới
    có 2 gai. Tôm he chân trắng là loài tôm mà cá thể cái có thelycum hở, chiều dài có
    thể tới 230 mm [1].
    1.1.2. Đặc điểm sinh thái và phân bố
    Trên thế giới, tôm he chân trắng phân bố chủ yếu ở các vùng biển tây Thái
    Bình Dương, Châu Mỹ từ ven biển Mehico đến miền trung Peru, nhiều nhất là ở
    vùng biển gần Ecuado. Đây là loài tôm được nuôi phổbiến nhất (chiếm tới 70% sản
    lượng tôm nuôi) ở tây bán cầu [2].
    Sự phân bố theo độ sâu của tôm he chân trắng nói riêng và tôm he nói chung
    tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn ấu trùng, tôm he chân trắng
    sống trôi nổi, dần dần thích nghi sống đáy. Khi chuyển sang giai đoạn ấu niên và
    tiền trưởng thành, tôm sống ở vùng cửa sông. Khi trưởng thành sống ở ven biển gần
    bờ, ban ngày tôm thường vùi mình ẩn nấp dưới bùn, ban đêm mới bò đi kiếm ăn.
    Trong tự nhiên, tôm he chân trắng sống ở vùng đáy cát, độ sâu khoảng 72m, nhiệt độ
    ổn định từ 20-30
    0
    C, độ mặn từ 5- 30‰, pH từ 7.5ư8.3 [3].
    Hình 1.2. khu vực phân bố của tôm he chân trắng
    Trong tự nhiên tôm he chân trắng sống ở vùng đáy cát, có thể sống được ở
    những nơi có độ sâu lên tới 72 m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi từ 0,5-45‰ ,
    thích hợp ở độ mặn nước biển từ 28-34‰ , pH =7,7ư8,5, nhiệt độ thích hợp là 25-
    5
    32
    0
    C, tuy nhiên chúng có thể sống ở nhiệt độ 12-28
    0
    C. Tôm trưởng thành sống ở ven
    biển gần bờ, tôm còn ưa sống ở cửa sông nơi có nhiều thức ăn từ nhiên và có độ mặn
    thấp. Ban ngày tôm thường vùi mình ẩn nấp dưới cát,ban đêm chúng bơi hoặc bò đi
    kiếm ăn. Tôm he chân trắng thích nghi tốt với sự thay đổi đột ngột của môi trường
    sống. Sức chịu đựng hàm lượng O
    2thấp nhất là 1,2 mgO
    2
    /L, tôm càng lớn thì
    ngưỡng oxy càng cao dần (với cỡ dưới 2 cm thì ngưỡng oxy là 1,05 mg O
    2
    /L còn với
    cỡ tôm 2-4 cm là 2 mg O
    2
    /L).
    1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
    Tôm he chân trắng là loài ăn tạp, thức ăn của chúngcần một tỷ lệ trong thành
    phần dinh dưỡng như protein, lipid, gluxid, vitamin, khoáng Dinh dưỡng thiếu
    hoặc không cân đối đều ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng và sức khỏe của tôm [9].
    Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm he chân trắng là rất cao (FCR=1,2),
    chúng không cần đòi hỏi thức ăn có hàm lượng protein cao như tôm sú. Thành phần
    protein 35% được coi là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm he
    chân trắng trong khi đó với tôm sú cần 40% protein trong thức ăn, tôm he Nhật Bản
    cần 60% protein trong thức ăn [1], [9].
    Tôm he chân trắng có thể sử dụng thức ăn tự nhiên trong ao nuôi (Wyban &
    Sweeny, 1991) [2]. Chúng bắt mồi linh hoạt, khả năng bắt mồi tương đương nhau
    nên tôm ít bị phân đàn [5]. Những kết quả nghiên cứu gần đây ở Indonesia đã cho
    thấy khi nuôi tôm he chân trắng với thức ăn chứa 30-32% protein thì tỷ lệ tăng
    trưởng, tỷ lệ sống và sản lượng tôm nuôi cao hơn khi sử dụng thức ăn chứa 38-40%
    protein ở cùng mật độ nuôi 60 con/m
    2
    [12].
    1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng
    Tôm he chân trắng là loài có tốc độ sinh trưởng nhanh đặc biệt là ở 2 tháng đầu
    mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g với mật độ 100 con/m
    2
    [1], [13]. Do đó khi nuôi tôm
    he chân trắng chú ý giai đoạn đầu cần tăng cường lượng thức ăn cho tôm ăn ngay từ
    đầu để tận dụng hết khả năng lớn nhanh của tôm, rútngắn thời gian nuôi. Sau đó khi
    đạt cỡ 20g/con tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1 g/tuần. Tôm cái thường lớn
    nhanh hơn tôm đực [13].


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1]. GS.TS Nguyễn Trọng Nho - TS Tạ Khắc Thường - Th.S Lục Minh Diệp. Kỹ
    thuật nuôi Giáp xác. NXB Nông Nghiệp : s.n., 2006.
    [2]. Đào Văn Trí. Tôm thẻ chân trắng và thử nghiệm nuôi thương phẩm tại Khánh
    Hòa và Phú Yên. Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản3 : s.n., 2002.
    [3]. Trần văn Quỳnh, 2004; "những thông tin về đặc điểm sinh học và nuôi tôm he
    chân trắng (litopenaeus vannamei) ở một số nước và Việt Nam" trung tâm
    khuyến ngư quốc gia.
    [4]. http:// www.fistenet.gov.vn/Anpham_TS/TapchiTS/2008
    [5]. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3. Áp dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật xây
    dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) ven biển Miền Bắc
    - Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bô - Miền Trung.
    [6]. “Tình hình sản xuất và thương mại thủy sản nuôi trồng ở Việt Nam”, Tạp chí
    thông tin chuyên đề thủy sản 02/2005, trang 10 -15.
    [7]. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội, Bệnh học
    thủy sản,NXB Nông Nghiệp, 2006
    [8]. Trần Minh Anh. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi tôm he. NXB TP.HCM ,1989.
    [9]. Lê Minh Cát - Đỗ Thị Nhung - Ngô Ngọc Cát. Nước nuôi thủy sản chất lượng
    & giải pháp cải thiện chất lượng. NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội : s.n.
    [10]. Phạm Thị Anh. Tìm hiểu quy trình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng tại
    Đồng Bò - Nha Trang. 2006.
    [11]. Nguyễn Đình Trung. Quản lý chất lượng nước. NXB Nông Nghiệp : s.n., 2004.
    [12]. http:// www.fistenet.gov.vn/thongtinchuyende .
    [13]. Vũ Thế Trụ ( 2001), Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại việt nam, NXB Nông nghiệp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...