Luận Văn Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) t

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 21/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
    III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
    1.Thời gian , địa điểm, đối tượng nghiên cứu. 4
    2. Phương pháp nghiên cứu 4
    IV. QUY TRÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 5
    1. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng 5
    1.1. Hình thái, phân loại và phân bố 5
    1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển 6
    1.3. Đặc điểm dinh dưỡng 6
    1.4. Đặc điểm sinh sản 7
    2. Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng 7
    2.1. Cải tạo ao nuôi và chuẩn bị nước. 7
    2.2. Kỹ thuật tuyển chọn và thả giống 10
    2.3. Chăm sóc và quản lý 11
    2.4. Sinh trưởng của tôm. 24
    2.5. Thu hoạch 26
    V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27
    Kết luận 27
    Kiến Nghị 27
    VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 28


    I. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên ưu đãi có đường bờ biển dài, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằn chịt rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ và nước ngọt. Các hình thức nuôi rất đa dạng như nuôi trong bể, trong ao đất, lồng bè trên sông và trên biển. Hình thức nuôi phổ biến là quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh Vì vậy tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ta là rất lớn như nghề nuôi cá tra, basa, tôm, thân mềm trong đó nghề nuôi tôm ở khu vưc nước mặn có sản lượng cao và thị trường tiêu thụ mạnh.
    Vào những năm trước, nghề nuôi tôm sú chiếm tỉ trọng cao nhất trong nghề nuôi giáp xác. Hiện nay nghề nuôi tôm sú dần đi vào thoái trào do đất đai nuôi tôm sú dần suy thoái. Chính vì lẻ đó, sự thay đổi một đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao và thích nghi hơn với đều kiện sống mới là đều cần thiết. Đồng thời trong năm 2008, nghề nuôi tôm sú gặp rất nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ và giá cả giảm sút. Trong khi đó, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (L.vannamei) đang phát triển mạnh ngày càng đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường.
    Trong những năm qua vấn đề nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đang phát triển mạnh ở các tỉnh Miền Trung. Chính sách của nhà nước là đưa tôm chân trắng về nuôi ở các tỉnh ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long được triển khai trong năm 2007- 2008. Tuy nhiên trong năm 2009 tỉ lệ nghề nuôi tôm chân trắng so với tôm sú còn rất thấp. Tôm chân trắng mới được nuôi rãi rác ở một số trại nhỏ, đồng thời là đối tượng mới nên việc tìm hiểu kỹ thuật nuôi là hết sức cần thiết. Được sự phân công của khoa Nuôi Trồng Thủy Sản, tôi thực hiện đề tài “Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) tại Đồng Hòa - Kiên Giang”.
    Do thời gian thực tập có hạn và lần đầu tiên thực hiện đề tài nên không tránh khỏi những thiếu sót tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy.
     

    Các file đính kèm:

    • 4.docx
      Kích thước:
      4.2 MB
      Xem:
      0
Đang tải...