Luận Văn Tìm hiểu quy trình kiểm toán Hàng tồn kho tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt Vietvalues

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tìm hiểu quy trình kiểm toán Hàng tồn kho tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt Vietvalues

    CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

    Tổng quan.

    1. Sự cần thiết của đề tài.

    Kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán độc lập xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, và hoạt động kiểm toán đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với HĐKD và nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, hoạt động kiểm toán xuất hiện và phát triển mạnh mẽ trong khoảng 10 năm gần đây và đang chứng tỏ tầm quan trọng đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, quản lý và sự phát triển kinh tế. Đặc biệt là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO.

    Trong hoạt động kiểm toán BCTC, việc ước tính ban đầu và phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục là rất quan trọng và hết sức cần thiết. Điều này sẽ quyết định công việc phải thực hiện về sau của KTV đối với các khoản mục đó. Trong quá trình học hỏi trên giảng đường, tìm hiểu và nghiên cứu thực tế khi thực tập tại Vietvalues. Tôi nhận thấy đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại thì HTK có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn: dự trữ - tiêu thụ. Do đó các doanh nghiệp cần bảo vệ mình tránh khỏi nguy cơ tồn đọng qua nhiều khi hàng lưu kho qua lớn; hoặc nguy cơ bị động trong sản xuất- tiêu thụ do lưu kho quá ít. Bên cạnh đó, HTK thường được bảo quản, cất giữ ở nhiều nơi khác nhau, do nhiều bộ phận quản lý nên HTK luôn phải đối mặt với nguy cơ mất mát, biển thủ Ngoài ra, HTK là khoản mục thường có giá trị lớn trong tổng số tài sản được thể hiện trên bảng CĐKT, có mối liên hệ trực tiếp và mật thiết với GVHB được thể hiện trên bảng BCKQKD. Với những lý do nêu trên, HTK là khoản mục thường xảy ra sai phạm ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của BCTC. Do đó khi kiểm toán BCTC, KTV luôn đánh giá HTK là khoản mục trọng yếu, quy trình kiểm toán phức tạp và được đảm trách bởi KTV có kinh nghiệm.

    Chính sự quan trọng và cần thiết của khoản mục, cộng với sự quan tâm dành cho qui trình kiểm toán HTK, tôi quyết định chọn đối tượng nghiên cứu cho khóa luận thực tập là “quy trình kiểm toán HTK tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt (Vietvalues).

    2. Mục tiêu của đề tài.

    Mục tiêu của đề tài nhằm làm rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng của khoản mục HTK lên BCTC của doanh nghiệp, đồng thời mong muốn tìm hiểu sâu hơn về các bước tiến hành kiểm toán cho khoản mục và cung cấp những hiểu biết nhất định trong việc áp dụng lý luận vào thực tế kiểm toán tại Vietvalues. Mục tiêu gồm:

    - Cơ cở lý luận về kiểm toán hàng tồn kho.

    - Quy trình kiểm toán Hàng tồn kho tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt (vietvalues).

    - Nhận xét và kiến nghị về quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn việt (Vietvalues)

    3. Phương pháp luận nghiên cứu.

    Đề tài là sự kết hợp của việc nghiên cứu lý luận chung về kiểm toán HTK và quy trình kiểm toán thực tế được áp dụng tại Vietvalues.

    Việc nghiên cứu các chuẩn mực, quyết định, thông tư đã ban hành liên quan đến kế toán HTK, hay cơ sở lý lận về kiểm toán HTK từ giáo trình và các tài liệu liên quan khác sẽ đưa đến cái nhìn chung nhất, toàn diện nhất về kiểm toán, kiểm toán HTK, cũng như hệ thống KSNB của doanh nghiệp đối với khoản mục này.

    Việc nghiên cứu quy trình kiểm toán thực tế tại Vietvalues thông qua:

    - Thông qua file hồ sơ kiểm toán: là những hồ sơ lưu của khách hàng tại Vietvalues, những hồ sơ này là kết quả có được của những cuộc kiểm toán các năm trước.

    - Phỏng vấn và quan sát trực tiết tại công ty khách hàng, tìm hiểu quy trình làm việc của khách hàng đối với khoản mục HTK, thu thập thông tin trực tiếp qua tiếp xúc, trao đổi với những người có liên quan.

    Qua những tài liệu, quy trình ở vietvalues sẽ giúp phần nào tiếp cận thực tế kiểm toán HTK, sau đó có thể so sánh, đánh giá điểm khác biệt giữa thực nghiệm và lý luận để có cái nhìn tổng quan hơn và đưa ra những nhận xét, kiến nghị thích hợp.

    4. Phạm vi, hạn chế của đề tài.

    HTK là khoản mục rất nhạy cảm, đồng thời quy trình kiểm toán HTK thườn gắn liền với quy trình kiểm toán GVHB. Nhưng do thời gian thực tập không nhiều, trình độ hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn ít ỏi nên tôi không thể nắm bắt đầy đủ và sâu sắc tất cả các vấn đề để có thể đưa ra một quy trình kiểm toán HTK và GVHB hoàn chỉnh tại Vietvalues. Chuyên đề thực tập chỉ nêu lên những khái quát và nỗi bật của quy trình kiểm toán tại vietvalues, đặc biệt đi sâu phân tích và nghiên cứu khoản mục “Thành phẩm” (155) mà không đi sâu nghiên cứu các tài khoản khác. Hơn thế nữa do yêu cầu bảo mật thông tin của khách hàng, công ty được lấy làm ví dụ minh họa trong chuyên đề thực tập được đổi tên thành công ty ABC và chỉnh sữa số liệu một cách nhất định.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...