Báo Cáo Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng container tại Công ty TNHH Marine Sky Logistics.

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong quá trình đổi mới và mở cửa của nền kinh tế, Việt Nam đang có sự chuyển biến tốt đẹp hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong đó hàng hải là một ngành hết sức quan trọng, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của ngành kinh tế Việt Nam. Nhất là trong gia đoạn hiện nay nhà nước đang khuyến khích gia tăng sản lượng xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài. Vì vậy ngoại thương không những tạo ra một động lực để phát triển nền sản xuất trong nước mà còn có ý nghĩa trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
    Bên cạnh những Công ty Vận Tải Biển đồ sộ với hoạt động quy mô cao, đội ngũ cán bộ mạnh, giàu kinh nghiệm làm việc lâu năm. Thì Công ty TNHH Marine Sky Logistics chỉ mới thành lập chính vì thế tầm hoạt động của công ty còn bị giới hạn. Tuy nhiên để khắc phục công ty đã tham khảo học hỏi kinh nghiệm của những bậc đàn anh để đầu tư mở rộng và phát triển các phương thức kinh doanh vận tải biển cho công ty.
    Qua đó thì việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng là khâu quan trọng trong mối quan hệ giữa người thuê vận chuyển và người vận chuyển, và quá trình giao nhận hàng hòa xuất nhập khẩu do nhiều ngành, nhiều cơ quan tham gia. Vì vậy đòi hỏi phải có những quy định và những chứng từ dùng làm cơ sở pháp lý để phân định trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cơ quan, góp phần làm giảm tổn thất hàng hóa xuất nhâp khẩu.
    Để thấy được tầm quan trọng của vấn đề này và qua thực tế thực tập tại Công ty TNHH Marine Sky Logistics, em đã thu thập được một số kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu từ các anh chị ở công ty về công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty, và kết hợp với kiến thức em đã được học ở trường, vì thế em chọn đề tài: “Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng container tại Công ty TNHH Marine Sky Logistics”.
    Tuy nhiên, trong quá trình hàon thành báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót do trình độ còn hạn chế, hơn nữa là kiến thức trong lĩnh vực này quá rộng ví thế em kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của quý thầy cô và quý anh chị tại Công ty.




    PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
    I. Khái niệm và nhiệm vụ của người giao nhận
    1. Khái niệm
    Giao nhận vận tải (hay freight forwarding) là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ gửi hàng đến nơi nhận hàng, trong đó người giao nhận (freight forwarder) ký hợp đồng vận chuyển với chủ hàng, đồng thời cũng ký hợp đồng đối ứng với người vận tải để thực hiện dịch vụ.
    Theo quan điểm chuyên ngành, Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) đưa khái niệm về lĩnh vực này như sau: “giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm hàng hóa và thu tiền hay những chứng từ liên quan đến hàng hóa.”
    Giao nhận vận tải ngoại thương
    Giao nhận vận tải phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa, trong đó giao nhận xuất nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn. Trong quá trình này có nhiều bên tham gia, phổ biến bao gồm:
    - Người mua hàng (buyer): người mua đứng tên trong hợp đồng thương mại và trả tiền mua hàng.
    - Người bán hàng (seller): người bán hàng trong hợp đồng thương mại.
    - Người gửi hàng (consignor): người gửi hàng, ký hợp đồng vận tải với Người giao nhận vận tải.
    - Người nhận hàng (consignee): người có quyền nhận hàng hóa.
    - Người gửi hàng (shipper): người gửi hàng trực tiếp ký hợp đồng với bên vận tải.
    - Người vận tải, hay người chuyên chở (carrier): vận chuyển hàng từ điểm giao đến điểm nhận theo hợp đồng vận chuyển.
    - Người giao nhận vận tải: Người trung gian thu xếp hoạt động vận chuyển, nhưng đứng tên người gửi hàng (shipper) trong hợp đồng với người vận tải.
    Sự khác nhau giữa consignor và shipper: hai từ này đều có nghĩa là người gửi hàng, và về cơ bản có nghĩa tương tự nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì người ta thường dùng từ consignor chứ không phải là shipper, và ngược lại. Chẳng hạn trong mẫu vận đơn FBL của FIATA, người gửi hàng là “consignor”, còn trên vận đơn của hãng tàu chợ, người gửi hàng thường là “shipper.
    2. Nhiệm vụ
    - Phải thực hiện tất cả những điều khoản trong cam kết của mình tương ứng với khả năng và quyền hạn của mình
    - Phải tuân thủ tới mức cao nhất những hướng dẫn của người ủy thác. Trường hợp người ủy thác không kịp hoặc không có hướng dẫn cụ thể hoặc không có tập quán thong lệ nào khác thì người giao nhận hành động theo sự hướng dẫn của mình miễn không vi phạm những điều kiện cam kết.
    - Phải hoàn trả những khoản tiền mà người giao nhận đã nhận thay cho người ủy thác, không được kinh doanh trên số tiền nhận.
    - Phải luôn sẵn sàng với khả năng tài chính để đáp ứng với từng công việc của Hợp Đồng đã ký và chuẩn bị những tài liệu lien quan đến chính sách chủ trương của người ủy thác và sẵn sang giới thiệu với ngưới khác khi cần.
    II. Phạm vi giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
    Việc kinh doannh xuất nhập khẩu nói chung và giao nhận vận tải nói riêng là một quá trình phức tạp, đầy rủi ro, vì đặc điểm nổi bật trong buôn bán quốc tế là nguời mua và người bán ở cách xa nhau dể hàng hóa đến tay người mua ta phải thực hiện hàng loạt các công việc khác nhau có liên quan đến quy trình làm thủ tục nhập hàng. Mặt khác, để có thề giải phóng hàng nhanh, tránh tình trạng lưu kho, lưu bãi, phát sinh chi phí, chất lượng hang hóa bị giảm sút. Người giao nhận cần nắm rõ quy trình giao nhận hang nhập khẩu, có đủ năng lực giải quyết các vướng mắc, có quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền để có thể đua hang nhập khẩu đến tay người nhận hang nhanh nhất.
    1. đại diện người gửi hàng
    người giao nhận với những thỏa thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (người xuất khẩu) những công việc sau:
    - lựa chọn tuyến đường vận tải.
    - đặt/thuê địa điểm đóng hàng theo yêu cầu của người vận tải.
    - giao hàng hóa và các chứng từ liên quan (như biên lai nhận hàng – the forwarder certificate of receipt hay chứng từ vận tải – the forwarder certificate of transport).
    - nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng (l/c) và các văn bản của chính phủ liên quan đến vận chuyển hàng hóa của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, kể cả các quốc gia chuyển tải (transit) hàng hóa, cũng như chuẩn bị các chứng từ cần thiết.
    - đóng gói hàng hóa (trừ khi hàng hóa đã được đóng gói trước khi giao cho người giao nhận).
    - tư vấn cho người xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hóa (nếu được yêu cầu).
    - chuẩn bị kho bảo quản hàng hóa, cân đo hàng hóa nếu cần.
    - vận chuyển hàng hóa đến cảng, thực hiện các thủ tục về lệ phí ở khu vực giám sát hải quan, cảng vụ và giao hàng hóa cho người vận tải.
    - nhận B/L từ người vận tải, sau đó giao cho người xuất khẩu.
    - theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa tới cảng đích bằng cách liên hệ với người vận tải, hoặc đại lý của người giao nhận ở nước ngoài.
    - ghi chú về những tổn thất, mất mát với hàng hóa nếu có.
    - giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại với những mất mát, tổn thất, hư hỏng của hàng hóa nếu có.
    1.3.2. đại diện người nhận hàng
    khi là đại diện cho người nhập khẩu thì người giao nhận thường làm các công việc sau :
    - theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa trong trường hợp người nhập khẩu chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển.
    - nhận và kiểm tra các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa.
    - nhận hàng từ người vận tải.
    - chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát hải quan, cũng như các lệ phí khác liên quan.
    - chuẩn bị kho hàng chuyển tải nếu cần thiết.
    - giao hàng cho người nhập khẩu.
    - giúp người nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những mất mát, tổn thất của hàng hóa.
    1.3.3. các dịch vụ khác
    ngoài các dịch vụ kể trên, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ khác nảy sinh trong quá trình chuyên chở và cả những dịch vụ đặc biệt khác như: gom hàng có liên quan đến hàng công trình: công trình chìa khóa trao tay (cung cấp thiết bị, xưởng . sẵn sàng vận hàng) .
    Người giao nhận cũng có thể thông báo cho khách hàng của mình về nhu cầu tiêu dùng, những thị trường mới, tình huống cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, các điều kiện giao hàng phù hợp, những điều khoản cần đưa vào hợp đồng mua bán ngoại thương và tất cả những vấn đề có liên quan đến công việc của anh ta.











    PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MARINE SKY LOGISTICS
    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MARINE SKY LOGISTICS
    I. Lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH Marine Sky Logistics
    1. Sự hình thành
    Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Sự giao thương giữa Việt Nam với các nước ngày càng phát triển mạnh dẫn đến nhu cầu về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng không ngừng phát triển. Đồng thời, dịch vụ giao nhận vận tải ngày càng thể hiện và chứng minh vai trò quan trọng của mình trong quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế ngoại thương.
    Trên thực tế cho thấy bản thân các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu không thể thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhất việc đưa hàng hóa của mình ra nước ngoài và ngược lại do sự hạn chế trong chuyên môn và nghề nghiệp. Chính vì vậy việc ra đời của các công ty dịch vụ giao nhận vận tải đang là nhu cầu cần thiết. Công ty TNHH Marine Sky Logistics cũng là một trong số đó.
    Tên giao dịch Tiếng Việt : Công ty TNHH Marine Sky Logistic
    Tên giao dịch quốc tế : MARINE SKY LOGISTICS CO.LTD
    Ngày thành lập : 08/01/2008
    Mã số thuế : 0310964526
    Biểu tượng của công ty : [​IMG]
    Vốn điều lệ : 9.000.000.000 VND
    Văn phòng chính : Số 812/1, đường Trường Chinh, QuậnTân Bình,Thành Phố Hồ Chí Minh
    Điện thoại : (848) 38114857
    Fax : (848) 38114836
    Email : <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="5d34333b321d303c2f3433382e3624733e3230732b33">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();

    Website : http://www.marinesky.com.vn
    Chủ doanh nghiệp : Lê Tuấn Phương
    Lĩnh vực hoạt động chính : Vận tải và giao nhận hàng hóa
    2. Quá trình phát triển :
    Công ty TNHH Marine Sky là một công ty tư nhân, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán độc lập phù hợp với pháp luật Việt Nam. Công ty luôn hoạt động theo slogan : “hãy để chúng tôi nói lên sự uy tín của bạn”. Chính vì thế, tuy mới thành lập nhưng công ty đã tạo dựng cho mình một vị thế khá vững trong ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và đã được nhiều khách hàng lớn cả trong, ngoài nước tin cậy và chọn lựa.
    Công ty không những mở rộng được mạng lưới kinh doanh mà còn đẩy mạnh các loại hình kinh doanh như: đại lý giao nhận vận tải quốc tế, vận tải nội địa, dịch vụ khai thuê hải quan, xuất nhập khẩu ủy thác, Với sự tận tâm và lòng nhiệt tình, mọi thành viên trong công ty luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của mình và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng, để hướng đến mục tiêu trở thành cầu nối hiệu quả giữa công ty với các đại lí, các đối tác nước ngoài và khách hàng. Công ty luôn nổ lực nâng cao chất lượng các dịch vụ để tạo được lòng tin và sự ủng hộ của khách hàng.
    Ngày 10/02/2010, công ty chính thức trở thành hội viên hợp tác của Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận - FIATA (International Federation of Freight Forwarders Associations). Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) thành lập năm 1926 là tổ chức giao nhận vận tải lớn nhất thế giới. FIATA là một tổ chức phi chính trị, tự nguyện, là đại diện của 35.000 công ty giao nhận ở 130 nước trên thế giới. FIATA được thừa nhận của các cơ quan Liên hiệp quốc như Hội đồng kinh tế xã hội liên hiệp quốc (ECOSOC), Ủy ban Châu Âu của Liên hiệp quốc (ECE), Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) .
    Những thành quả đạt được hôm nay cho thấy công ty đã có những chiến lược kinh doanh phù hợp, đúng đắn, kết hợp giữa đầu tư và am hiểu thị trường .Vì vậy, công ty đã đạt được mục tiêu đề ra:
    - Đảm bảo và phát triển nguồn vốn.
    - Nâng cao doanh thu nhằm đạt được lợi nhuận cao.
    - Nâng cao chất lượng cuộc sống của công nhân viên.
    - Hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước.
    II. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của công ty
    1. Chức năng
    Phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài nước để tổ chức chuyên chở, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng ngoại giao, hàng quá cảnh, hàng hội chợ triển lãm, hàng tư nhân, tài liệu chứng từ liên quan, chứng từ phát nhanh.
    Nhận ủy thác dịch vụ về giao nhận, kho vận, thuê kho bãi, mua bán cước các phương tiện vận tải (ô tô, tàu biển, máy bay, xà lan, container ) thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa nói trên như : việc gom hàng, chia hàng lẻ, làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa và giao hàng đó cho người chuyên chở để chuyên chở đến nơi quy định.
    Thực hiện các dịch vụ tư vấn về vấn đề giao nhận, vận tải kho hàng và các vấn đề khác có liên quan theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
    Tiến hành các dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam và ngược lại bằng các phương tiện vận chuyển khác nhau.
    Làm đại lý cho các hãng tàu, hãng hàng không trong và ngoài nước, liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước trong lĩnh vực vận chuyển, giao nhận, kho bãi, thuê tàu

    2. Nhiệm vụ
    Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh theo quy chế hiện hành nhằm thực hiện mục đích và chức năng mà công ty đề ra.
    Bảo đảm việc bảo toàn và bổ sung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, bảo đảm trang trải về tài chính, sử dụng hợp lý theo đúng chế độ, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước.
    Thông qua các liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện việc giao nhận, chuyên chở hàng hóa bằng các phương thức tiên tiến, hợp lý, an toàn trên các luồng, các tuyến vận tải, cải tiến việc chuyên chở, chuyển tải, lưu kho, lưu bãi giao hàng hóa và đảm bảo hàng hóa an toàn trong phạm vi trách nhiệm của mình.
    Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lí tài chính, tài sản các chế độ chính sách cán bộ và quyền lợi của người lao động theo chế độ tự chủ, chăm lo đời sống, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân của công ty để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh ngày càng cao.
    3. Phạm vi hoạt động
    Hiện tại công ty đã ký hợp đồng liên kết với nhiều hãng tàu lớn như OOCL, APL, MOL, EVERGREEN, MAERKS, CMA, VN AIRLINE, JETSTAR, DHL, FEDEX . Dịch vụ giao nhận quốc tế bằng đường biển của công ty được khách hàng đánh giá là đáng tin cậy trên thị trường. Đặc biệt, công ty thường xuyên vận chuyển hàng hoá bằng container tuyến Châu Âu, Châu Á .
    3.1. Dịch vụ giao nhận vận tải đường biển
    Thực hiện các công việc giao nhận hàng nguyên container (FCL – Full container loaded), hàng lẻ (LCL – Less than container loaded) bằng đường biển, làm đại lý hãng tàu nước ngoài, làm thủ tục cho các tàu cập cảng, rời cảng và đảm nhiệm thêm một số dịch vụ nhằm tạo quy trình công việc khép kín như dịch vụ khai thuê hải quan cho hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển, dịch vụ vận chuyển hàng container bằng đường bộ, mua bảo hiểm hàng hóa, thuê giám định .

    3.2. Dịch vụ vận tải hàng không
    Thực hiện giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, khai thuê hải quan, bảo hiểm
    3.3. Dịch vụ vận tải đường bộ
    Thực hiện gom nhiều lô hàng lẻ của các chủ hàng khác nhau và xếp chung vào container để vận chuyển đi nước ngoài, trucking nội địa, (port to port, door to door ) đóng gói hàng hoá, khai thuê hải quan, tư vấn khách hàng .
    3.4. Dịch vụ khai thuê thủ tục hải quan
    Một số doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu theo điều kiện Incoterms, họ tìm đến công ty chỉ để yêu cầu khai thuê hải quan, và công ty cũng đã sẵn sàng thực hiện. Do đó, dịch vụ này cũng được xem là một mảng hoạt động của công ty. Tuy nhiên, lượng nhu cầu này rất ít, và doanh thu cũng không cao.
    Ngoài ra công ty còn là mô phỏng của mô hình xúc tiến thương mại, tư vấn xuất nhập khẩu nhằm bước đầu tạo liên kết chuỗi cung ứng trong tiêu chí hình thành một công ty logistics đúng nghĩa.
    III. Tình hình tổ chức kinh doanh
    1. Bộ máy quản lý của công ty
    Marine Sky là một công ty chuyên về dịch vụ, với số lượng nhân sự ít nhưng tất cả đều liên kết chặt chẽ với nhau, mỗi người được phân bổ một nhiệm vụ rõ ràng cụ thể và kết nối công việc của từng người thành một quy trình hoạt động. Hoạt động từng thành viên ở công ty đều được chỉ dẫn và giám sát của giám đốc với một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản mà hoạt động rất hữu ích.




    Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Marine Sky Logistics
    [​IMG]






















    2. Mối quan hệ giữa các phòng ban
    2.1. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
    Giám đốc: Quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc cùng với phó giám đốc bàn bạc, đề ra phương hướng, mục tiêu và cách thực hiện các hoạt động của công ty trong thời gian dài hạn và ngắn hạn.
    Phó giám đốc: Điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, phó giám đốc cũng là người kiêm luôn bộ phận nhân sự, nghĩa là phó giám đốc cũng là người quản lý nhân viên, tuyển dụng hay sa thải nhân viên, đề ra các chế độ lương thưởng cho nhân viên sau khi đã thông qua ý kiến của giám đốc.
    Trợ lý giám đốc: quản lý thời gian biểu công tác tại công ty, thừa hành quyết định của ban giám đốc, quản lý kỷ luật, tâm sinh lý, yêu cầu công việc của nhân viên, là người soạn thảo hợp đồng và phát ngôn chính của công ty.
    Phòng kinh doanh: Chức năng chính của phòng là liên hệ đến các khách hàng có nhu cầu sử dụng đến các dịch vụ làm hàng xuất khẩu, hoặc làm hàng nhập khẩu của công ty. Liên hệ đến các hãng tàu, hãng hàng không, khu vực kho bãi để tìm ra đối tác thực hiện lô hàng, đồng thời dựa vào giá cước của hãng tàu đưa ra để tiến hành làm hàng.
    Phòng chứng từ và kế toán: Chức năng chính của phòng là làm các chứng từ theo yêu cầu của đơn hàng, tiến hành thu gom chứng từ sau khi đã hoàn thành một lô hàng, thanh toán và giải quyết công nợ, khai báo thuế, thống kê, báo cáo tài chính định kỳ. Tham mưu cho phó giám đốc sử dụng các nguồn vốn và huy động vốn đạt hiệu quả cao, kiểm tra và thực hiện các chế độ chính sách về tài chính, quản lý, tổ chức và sử dụng lao động hợp lý.
    Phòng trucking: tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vận chuyển nội điạ, thuê kho bãi, kết hợp với phòng sale để tiến hành làm hàng port to door hoặc door to door. Khai thác thị trường nội địa gồm tuyến xe tải, xe lửa, xe đầu kéo, xà lan
    Phòng hải quan: nhiệm vụ chính là thông quan lô hàng xuất nhập, tư vấn thuế hàng hóa xuất nhập, lên tờ khai, lấy hàng, bố trí kiểm dịch, giám định hàng hóa, giám sát hàng hóa, bố trí làm hàng, xếp dỡ,
    2.2. Mối quan hệ giữa các phòng ban
    Với bộ máy tổ chức gọn nhẹ như trên nên việc giữ thông tin liên lạc giữa các phòng ban rất kịp thời. Việc phối hợp giữa các phòng ban cũng diễn ra tương đối nhịp nhàng và có hiệu quả vì mặc dù phân chia phòng ban rõ ràng, nhưng khi hoạt động, các nhân viên lại có thể làm đan xen, một nhân viên sales có thể thực hiện luôn tất cả các khâu của việc làm lô hàng mà mình đã đảm nhiệm.
    2.3. Tình hình nhân sự
    Ổn định tổ chức, cải tổ bộ máy hoạt động của đơn vị, coi trọng yếu tố con người có năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất để phân công bố trí công việc hợp lý có năng suất cao và hiệu quả tốt là mối quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo. Từ điểm xuất phát ban đầu, công ty Marine Sky Logistics có khoảng 22 lao động. Qua nhiều đợt tinh giảm biên chế số lao động thiếu trình độ, kết hợp với sự tuyển chọn nhiều lao động trẻ có năng lực, đạo đức, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ để có thể tham gia quản lý và điều hành các hoạt động có hiệu quả hơn, đến nay đội ngũ số cán bộ, công nhân viên của công ty là 14 người trong đó 4 người trình độ cao đẳng và 10 người trình độ đại học với kinh nghiệm làm việc là 2 – 5 năm (lương trung bình của công ty khoảng 3,5 – 7 triệu đồng chưa tính phụ cấp).
    Với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, thích ứng nhanh với môi trường, có trình độ lao động, tay nghề và tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng cùng với tinh thần đoàn kết chặt chẽ đã làm cho uy tín của công ty ngày càng được nâng cao rộng rãi.
    2.4. Guồng quay hoạt động tại công ty
    Nhân viên marketing sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường hàng hóa, lên danh sách khách hàng sơ bộ, song song đó là nhân viên IT sẽ quảng bá, truyền tin trên online company và các diễn đàn cùng ngành Sau đó, nhân viên kinh doanh tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận nhu cầu xuất hoặc nhập khẩu của đại lý, khách hàng có nhu cầu, chào giá dịch vụ của công ty đến đại lý, khách hàng, đàm phán với các hãng tàu, hãng hàng không để có giá cước tốt nhất cho khách hàng (nếu là hàng sea, air), nếu khách hàng chỉ có nhu cầu trucking nội địa hoặc khai hải quan thì nhân viên kinh doanh bàn giao lại cho hai phòng ban đó Sau đó tiến hành xem xét và báo giá, hai bên thỏa thuận và ký kết hợp đồng giao nhận. Trợ lý giám đốc sẽ lên lịch làm hàng, bố trí nhân viên giao nhận làm hàng. Sau khi hoàn thành, nhân viên giao nhận thu hồi biên bản làm hàng có xác nhận của ba bên, trả lại cho phòng chứng từ tiến hành lên debit note và thanh toán lô hàng. Sau mỗi lô hàng, nhân viên care của công ty sẽ lên kế hoạch chăm sóc khách hàng, trình bày cho trợ lý và phó giám đốc, nhằm tìm ra phương pháp hậu mãi tốt nhất.

    III. Nghiên cứu đánh giá loại hình kinh doanh của công ty
    1. Đại lý hãng tàu
    Tính đến cuối năm 2011 công ty đã là đại lý hai hãng tàu nước ngoài:
    - Seaways Shipping Limited là một hãng tàu lớn và có uy tín của Ấn Độ, Seaways Shipping cung cấp dịch vụ đi các tuyến: Nhavasheva, Dubai, Calautta, Tuticorin, Cochin, Chitagong các tuyến này nằm ở Ấn Độ. Ngoài ra còn có một số tuyến ở vùng trung đông.
    - Federated Shipping Limited: hãng tàu của Singapore đi các tuyến Inchon (Hàn Quốc), Qingdao (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Portklang (Malaysia) .
    Các hãng tàu này sẽ cung cấp cho công ty mức giá gọi là tariff (giá thị trường) và Marine Sky Logistics chào khách hàng với giá này, khi khách hàng đồng ý với giá mà công ty đã chào thì nhân viên booking sẽ book trên tàu feeder của các shipping lines có khai thác feeder operation, để vận chuyển đến các cảng trung chuyển mà các tàu mẹ sẽ nhận hàng như: Singapore, Portklang, Hong Kong để chuyển tải sang tàu mẹ và tiếp tục vận chuyển hàng đến cảng đích.
    2. Forwarder
    Ban đầu công ty thành lập lĩnh vực kinh doanh là dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ khai hải quan và dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa nên đây chính là chức năng hàng đầu của công ty và đủ sức cạnh tranh với các đối thủ khác nhờ vào đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, tận tâm trong công việc.
    Công ty thực hiện dịch vụ hải quan đối với hàng xuất và hàng nhập với sự ủy thác của khách hàng:
    - Đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở, công ty hoạt động như cầu nối giữa người gửi hàng và người nhận hàng, công ty nhận ủy thác từ người xuất nhập khẩu để thực hiện các công việc khác nhau như: nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho theo hợp đồng ủy thác.
    - Thực hiện việc gom hàng, trong vận tải bằng container thì việc gom hàng là không thể thiếu, nhằm gom những lô hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên container (FCL) để tận dụng sức chở của container và giảm giá cước.
    - Đóng vai trò là người chuyên chở, tức là người trực tiếp ký kết hợp đồng chuyên chở với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng từ nơi này đến nơi khác, ngay cả dịch vụ giao door to door cũng được công ty đảm nhiệm.
    - Công ty kinh doanh 2 loại hình này thực sự có mối kết hợp hoàn hảo giữa hai bên, thay vì phải mua cước tàu chuyên chở cho lô hàng làm dịch vụ thì kết hợp với việc làm đại lý cho hãng tàu công ty sẽ có nhiều thuận lợi hơn về giá cả khi mua chỗ trên tàu, từ đó công ty thuận lợi hơn trong quá trình giao nhận hàng hóa từ khâu nhận hàng, book tàu, giao nhận, hải quan và các dịch giao door.


    CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MARINE SKY LOGISTICS
    I. Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty trong những năm gần đây
    1. Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2009 – 2011
    Bảng 1. Doanh thu và chi phí của công ty qua các năm
    Đơn vị tính : triệu VNĐ
    [TABLE="width: 594"]
    [TR]
    [TD]Chỉ tiêu
    [/TD]
    [TD]2009
    [/TD]
    [TD]2010
    [/TD]
    [TD]2011
    [/TD]
    [TD="colspan: 4"]So sánh giữa các năm
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]2009 và 2010
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]2010 và 2011
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tương đối
    [/TD]
    [TD]Tuyệt đối (%)
    [/TD]
    [TD]Tương đối
    [/TD]
    [TD]Tuyệt đối (%)
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tổng doanh thu
    [/TD]
    [TD]1726
    [/TD]
    [TD]2021
    [/TD]
    [TD]2321
    [/TD]
    [TD]295
    [/TD]
    [TD]117.09
    [/TD]
    [TD]300
    [/TD]
    [TD]114.84
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tổng chi phí
    [/TD]
    [TD]1091
    [/TD]
    [TD]1305
    [/TD]
    [TD]1400
    [/TD]
    [TD]214
    [/TD]
    [TD]119.62
    [/TD]
    [TD]95
    [/TD]
    [TD]107.28
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tổng lợi nhuận
    [/TD]
    [TD]635
    [/TD]
    [TD]716
    [/TD]
    [TD]921
    [/TD]
    [TD]81
    [/TD]
    [TD]112.76
    [/TD]
    [TD]205
    [/TD]
    [TD]128.63
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thuế (25% lợi nhuận)
    [/TD]
    [TD]158.75
    [/TD]
    [TD]179
    [/TD]
    [TD]230.25
    [/TD]
    [TD="colspan: 4"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Lợi nhuận ròng
    [/TD]
    [TD]476.25
    [/TD]
    [TD]537
    [/TD]
    [TD]690.75
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]% tăng lợi nhuận ròng
    [/TD]
    [TD]--
    [/TD]
    [TD]12.76%
    [/TD]
    [TD]28.63%
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




    Biểu đồ 1. Tình hình kinh doanh của công ty qua các năm
    Đơn vị tính : Triệu VNĐ
    [​IMG]
    Dựa vào bảng thống kê trên ta có một số nhận xét vế tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây như sau :
    Có thể thấy, từ khi thành lập vào năm 2008 đến nay, công ty vẫn hoạt động hiệu quả, dù lợi nhuận có sự biến động mạnh qua các năm, nhưng do công ty chưa đầu tư vào kho bãi, container nên chi phí bỏ ra ít, vì vậy công ty vẫn duy trì được số dương cho lợi nhuận.
    Tổng doanh thu vào năm 2009 chỉ đạt 1726 triệu đồng so vời năm 2010 thì tăng không đáng kể tương ứng 17.09% (tương đương 295 triệu đồng). Do các hoạt động của công ty đều bị ảnh hưởng mạnh bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế khó khăn hàng hóa hiếm hoi, miếng bánh nhỏ phải chia nhiều phần, điều này làm tăng tính cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, nhà nước đã giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% năm 2008 xuống còn 25% năm 2009 và công ty đã giảm chi phí làm hàng xuống mức thấp nhất để duy trì hoạt động kinh doanh, nhưng lợi nhuận ròng của công ty vẫn giảm trên 22%.
    Đến năm 2010 thì doanh thu đạt 2021 triệu đồng so với năm 2011 thì cũng tăng không đáng kể tương ứng 14.84% (tương đương 300 triệu đồng). Vì nền kinh tế năm 2010 vẫn chưa phục hồi sau suy thoái, nhưng vào năm này công ty nhận làm đại lý cho một hãng tàu có tuyến Châu Á mạnh nên doanh thu từ việc làm đại lý chiếm tỷ trọng khá cao. Bước đầu làm đại diện cho các line nhưng đã thu được kết quả tốt trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn, do đó đã làm cho các hãng tàu chú ý về tiềm năng của công ty nên doanh thu từ hoạt động vận tải biển tăng đáng kể. Tổng doanh thu năm 2010 đã bắt đầu tăng trở lại từ quý 3 của năm, công ty đã vượt qua những khó khăn vẫn còn tồn tại sau cuộc suy thoái, đứng vững và phát triển.
    Năm 2011 là một năm đầy sóng gió đối với doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Năng lực sản xuất kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng, khả năng tiếp cận vốn bị suy giảm do lãi suất tín dụng trở nên đắt đỏ và nguồn vốn khan hiếm. Ước tính, khoảng trên dưới 50.000 doanh nghiệp đã lâm vào cảnh phá sản. Công ty MSL đã vượt qua cơn khủng hoảng và sinh lợi cao vào năm này từ các khách hàng lớn của mình .





















    [TABLE="width: 601, align: left"]
    [TR]
    [TD]Dịch vụ
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]Năm 2009
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]Năm 2010
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]Năm 2011
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Giá
    trị
    [/TD]
    [TD]Tỷ
    trọng (%)
    [/TD]
    [TD]Giá
    trị
    [/TD]
    [TD]Tỷ
    trọng (%)
    [/TD]
    [TD]Giá trị
    [/TD]
    [TD]Tỷ
    trọng (%)
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Vận tải biển
    [/TD]
    [TD]865
    [/TD]
    [TD]50.12
    [/TD]
    [TD]973
    [/TD]
    [TD]48.14
    [/TD]
    [TD]1073
    [/TD]
    [TD]46.23
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Vận tải đường hàng không
    [/TD]
    [TD]422
    [/TD]
    [TD]24.45
    [/TD]
    [TD]441
    [/TD]
    [TD]21.82
    [/TD]
    [TD]521
    [/TD]
    [TD]22.45
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Vận tải đường bộ
    [/TD]
    [TD]409
    [/TD]
    [TD]23.70
    [/TD]
    [TD]574
    [/TD]
    [TD]28.40
    [/TD]
    [TD]674
    [/TD]
    [TD]29.04
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thủ tục hải quan
    [/TD]
    [TD]30
    [/TD]
    [TD]1.74
    [/TD]
    [TD]33
    [/TD]
    [TD]1.63
    [/TD]
    [TD]53
    [/TD]
    [TD]2.28
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tổng

    [/TD]
    [TD]1726
    [/TD]
    [TD]100
    [/TD]
    [TD]2021
    [/TD]
    [TD]100
    [/TD]
    [TD]2321
    [/TD]
    [TD]100
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    2. Theo lĩnh vực kinh doanh
    Bảng 2 : Doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh
    Đơn vị tính : Triệu đồng




    Biểu đồ 2. Doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh
    [​IMG]



    [​IMG]
    [​IMG]

    Các dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng là toàn bộ quy trình giao nhận hàng hóa, hoặc các dịch vụ vệ tinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ người gửi đến người nhận, chẳng hạn như làm các thủ tục cần thiết cho hàng hóa, lưu kho, lưu bãi, bốc xếp, chuyển tải, vận tải hàng hóa bằng đường bộ hoặc đường thủy. Trong đó, phần lớn các dịch vụ mà công ty thực hiện đều dành cho hàng xuất nhập khẩu, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ vận tải hàng không rất thấp trong tổng doanh thu, trong đó, dịch vụ chính là vận tải biển.
    Nếu xét về mảng giao nhận, vận tải nội địa, công ty thực sự là một nhà giao nhận chuyên nghiệp và uy tín, với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động. Tuy nhiên, với các dịch vụ như lưu kho hàng hóa, các dịch vụ như bốc xếp hàng hóa, vận tải đường biển, mua bảo hiểm cho hàng hóa công ty phải sử dụng dịch vụ thuê ngoài. Các đối tác thường xuyên của công ty bao gồm các hãng tàu như Hub line, MOL Vietnam, OOCL, K line Logistics các công ty bảo hiểm như Bảo minh, Prodential, AIA ., các công ty bốc xếp như công ty TNHH Hải Thành Vì là một công ty giao nhận uy tín, thường xuyên có những lô hàng lớn, nên khi làm việc với những đối tác này, công ty cũng gặp được nhiều thuận lợi hơn, trong việc thương lượng giá cả, hoặc được nhiều ưu đãi hơn, nhất là với những hàng hóa mang tính mùa vụ như sơ dừa ,bắp ủ chua . khi mà nhu cầu vận chuyển sẽ tập trung vào một số thời điểm, do đó, việc book tàu, mượn container sẽ gặp nhiều khó khăn.
    chủng loại mặt hàng cũng khá đa dạng, ở công ty TNHH Marine Sky Logistics những hàng hóa vận chuyển theo container vẫn là chủ yếu, như hàng sắt phế liệu, bột nhang .
    Còn cơ cấu chi phí của công ty chủ yếu bao gồm chi phí khấu hao, nhiên liệu, vật liệu, lương và các khoản theo lương, các loại chi phí sửa chữa thay thế, các dịch vụ thuê ngoài. Trong đó, các chi phí thuê ngoài chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng chi phí, mà đây là những yếu tố công ty khó kiểm soát được, phụ thuộc nhiều vào tình hình thị trường, đây cũng là một trong những khó khăn của công ty.
    1.5.2 Cơ cấu thị trường
    Bảng số liệu về cơ cầu thị trường qua ba năm 2009, 2010 và 2011
    [TABLE="width: 583"]
    [TR]
    [TD]Thị trường
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]2009
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]2010
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]2011
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Doanh
    thu

    [/TD]
    [TD]Tỷ
    trọng (%)

    [/TD]
    [TD]Doanh
    thu

    [/TD]
    [TD]Tỷ
    trọng (%)

    [/TD]
    [TD]Doanh
    thu

    [/TD]
    [TD]Tỷ
    trọng (%)

    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Trung Quốc
    [/TD]
    [TD]742
    [/TD]
    [TD]42.99
    [/TD]
    [TD]886
    [/TD]
    [TD]43.84
    [/TD]
    [TD]1012
    [/TD]
    [TD]43.60
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hàn Quốc
    [/TD]
    [TD]210
    [/TD]
    [TD]12.17
    [/TD]
    [TD]321
    [/TD]
    [TD]15.88
    [/TD]
    [TD]401
    [/TD]
    [TD]17.28
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hoa Kỳ
    [/TD]
    [TD]342
    [/TD]
    [TD]19.81
    [/TD]
    [TD]384
    [/TD]
    [TD]19.00
    [/TD]
    [TD]442
    [/TD]
    [TD]19.04
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Ấn Độ
    [/TD]
    [TD]101
    [/TD]
    [TD]5.85
    [/TD]
    [TD]153
    [/TD]
    [TD]7.57
    [/TD]
    [TD]201
    [/TD]
    [TD]8.66
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Châu Âu (EU)
    [/TD]
    [TD]331
    [/TD]
    [TD]19.18
    [/TD]
    [TD]277
    [/TD]
    [TD]13.71
    [/TD]
    [TD]26
    [/TD]
    [TD]11.42
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tổng
    [/TD]
    [TD]1726
    [/TD]
    [TD]100
    [/TD]
    [TD]2021
    [/TD]
    [TD]100
    [/TD]
    [TD]2321
    [/TD]
    [TD]100
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu thị trường của MSL qua ba năm
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhìn vào cơ cấu các nước có hàng xuất nhập đến năm 2011, ta thấy Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ là những nước mà công ty làm dịch vụ xuất nhập hàng nhiều nhất. Đây một phần là do quan hệ làm ăn buôn bán, nhưng phần khác là vì nhu cầu tiêu dùng của người dân như mặt hàng bột nhang xuất nhiều sang Trung Quốc, hộp nhựa xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ, cải bắp ủ chua xuất nhiều sang Hàn Quốc ., hàng xuất sang các nước khác ở Châu Âu (như anh, Đức) thì đa số là mặt hàng sơ dừa.
    trong khi đó, đối với các loại hàng nhập do công ty làm dịch vụ, thì chúng được nhập chủ yếu từ các nước Châu Á như thức ăn cho tôm và keo dán kính được nhập chủ yếu từ Hàn Quốc, giày dép được nhập từ Ấn Độ, nhưng đối với mặt hàng rượu thường được nhập chủ yếu từ Nga và Pháp.
    CHƯƠNG III - PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
    I. Đặc điểm – tính chất thị trường
    Thị trường dịch vụ giao nhận, logistics tại Việt Nam là một thị trường quy mô nhỏ, nhưng đang phát triển mạnh, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng nhanh, kéo theo sự gia tăng các dịch vụ hàng hóa, tốc độ phát triển 20-25%/năm, có thể đạt giá trị 1 tỉ USD vào cuối năm 2011. Các công ty xuất nhập khẩu chuyên môn hóa vào sản xuất nên xu hướng thuê ngoài các dịch vụ Logistics ngày càng phổ biến, tỉ lệ ngày càng cao. Theo dự báo, trong tương lai không xa, dịch vụ Logistics sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại Việt Nam, đóng góp tới 15% GDP cả nước. Đặc biệt, trong 10 năm tới, khi kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể đạt mức 200 tỉ USD/năm thì nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics lại càng lớn. Dự báo đến năm 2012, hàng container qua cảng biển Việt Nam sẽ đạt từ 3,6-4,2 triệu TEU, đến năm 2020 sẽ lên đến 7,7 triệu TEU.
    Mặc dù Logistics đã và đang phát triển mạnh trên thế giới, nhưng ở Việt Nam còn khá mới mẻ, phần lớn các dịch vụ Logistics được thực hiện ở các công ty giao nhận.
    Theo Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), đến nay nước ta có khoảng 1000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Logistics, dịch vụ giao nhận. Xét về mức độ phát triển có thể chia các công ty giao nhận thành 4 cấp độ sau:
    · Cấp độ 1: Các đại lý giao nhận truyền thống - chỉ thuần tuý cung cấp các dịch vụ do khách hàng yêu cầu, thông thường là: vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan, lưu kho bãi, giao nhận. Ở cấp độ này có gần 80% các công ty, và họ phải thuê lại kho và dịch vụ vận tải.
    · Cấp độ 2: Các đại lý giao nhận đóng vai trò người gom hàng và cấp vận đơn nhà (House Bill of Lading) và sử dụng vận đơn này như của hãng tàu. Yêu cầu của loại hình này là phải có đại lý độc quyền tại các cảng lớn để thực hiện việc đóng/rút hàng. Hiện nay, khoảng 10% các tổ chức giao nhận có khả năng cung cấp dịch vụ gom hàng tại CFS của chính họ hoặc do họ thuê của nhà thầu.
    · Cấp độ 3: Đại lý giao nhận đóng vai trò là nhà vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Organizations - MTO). Trong vai trò này, các công ty phối hợp với các công ty vận tải, giao nhận nước ngoài, kí hợp đồng đứng ra nhận hàng và chịu trách nhiệm tổ chức vận chuyển đến tận địa điểm yêu cầu.
    · Cấp độ 4: Đại lý giao nhận trở thành nhà cung cấp dịch vụ Logistics. Một số tập đoàn Logistics lớn trên thế giới đã hiện diện tại Việt Nam và đã hoạt động rất hiệu quả trong lĩnh vực Logistics như: Kuehne & Nagel, Schenker, Ikea, APL, TNT, NYK, Maersk Logistics . Các doanh nghiệp này cung cấp tất cả dịch vụ về hàng hóa, là nhà thầu chính trong các hợp đồng khoán trọn gói.
    Chỉ trong vòng hai năm trở lại đây, số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động Logistics ngày càng tăng, hàng loạt các công ty giao nhận đã đổi tên thành công ty dịch vụ Logistics. Nhưng thực tế phần lớn các doanh nghiệp này chỉ thực hiện được dịch vụ giao nhận và kèm theo một số dịch vụ giá trị gia tăng đơn giản khác, tỉ lệ các doanh nghiệp cung ứng được dịch vụ giao nhận tổng hợp chỉ khoảng 7-10%.
    Qua nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp dịch vụ Logistics của Việt Nam phần lớn là các công ty TNHH nhỏ và vừa, khoảng 40% có vốn dưới 1 tỉ đồng, cơ sở hạ tầng không có, chủ yếu đứng ra kí hợp đồng và thuê các nhà thầu thực hiện các dịch vụ, nhân lực chỉ từ 5-7 người, trình độ thấp, hoạt động chia cắt, manh mún. Chỉ có một vài công ty tương đối lớn, có hạ tầng, kho bãi, phương tiện như: Vietrans, Viconship, Vinatrans, Sotrans, Transimex, nhưng cũng chưa có năng lực đủ mạnh để có thể cung ứng được dịch vụ Logistics hiện đại, tích hợp, phong phú, và có khả năng cạnh tranh để tham gia vào hoạt động Logistics toàn cầu.
    Theo nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật Bản), các doanh nghiệp Logistics Việt Nam chỉ đáp ứng khoảng 25% nhu cầu thị trường Logistics trong nước, 75% còn lại là do các tập đoàn đa quốc gia đảm nhận. Các doanh nghiệp giao nhận nước ngoài chỉ chiếm 2% về số lượng, nhưng thị phần lên tới 35%, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm 65% thị phần, lý do là hàng hóa chủ yếu do các công ty FDI sản xuất, kinh doanh, và họ thường sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp lớn tại nước họ, với các hợp đồng đối tác dài hạn từ trước.
    Theo đánh giá của VIFFAS trình độ công nghệ Logistics của VN so với thế giới còn yếu kém, cụ thể: trong vận tải đa phương thức vẫn chưa thể kết hợp một cách hiệu quả các phương tiện, chưa tổ chức tốt các điểm chuyển tải; trình độ cơ giới hoá trong khâu bốc dỡ còn yếu kém; trình độ lao động thấp, chưa đáp ứng yêu cầu; cơ sở hạ tầng thiếu và yếu; công tác lưu kho còn quá lạc hậu so với thế giới; công nghệ thông tin còn có khoảng cách quá xa so với yêu cầu phát triển Logistics toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhỏ, yếu, cần liên kết tập trung sức mạnh để tăng sức cạnh tranh, nhưng thời gian qua sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành rất yếu.
    2) Xu hướng phát triển của thị trường
    Theo xu hướng của sự phát triển, các dịch vụ logistics sẽ tiếp tục được thuê ngoài, tăng về lượng và yêu cầu, các dịch vụ phức tạp hơn cũng dần phổ biến, như lưu kho, logistics thu hồi, cross- docking, tư vấn logistics, xu hướng giao khoán trong 1 hợp đồng duy nhất, tích hợp các dịch vụ ngày càng được nhiều công ty áp dụng.
    Thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu tiếp tục gia tăng và mở rộng, dịch vụ logistics cũng phát triển theo, đáp ứng nhu cầu thị trường, số lượng các công ty giao nhận, logistics ra đời ngày càng nhiều, quy mô và chuyên nghiệp hơn. Khi thị trường dịch vụ logistics Việt Nam được mở cửa, số lượng doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào càng nhiều, áp lực cạnh tranh trong ngành sẽ rất lớn.
    Yêu cầu ngày càng cao của khách hàng đòi hỏi chất lượng phục vụ tốt hơn, các công ty logistics sẽ phân hóa, các doanh nghiệp uy tín, quy mô, có giá cước cạnh tranh sẽ được tín nhiệm, thu hút được khách hàng, các doanh nghiệp nhỏ, thực lực yếu, không cạnh tranh được sẽ thu hẹp dần và bị phá sản.
    PHẦN III: TÌM HIỂU QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH MARINE SKY LOGISTICS
    I - Khái quát chung về giao nhận hàng hóa đường biển bằng container
    Việc tăng tốc độ kỹ thuật của công cụ vận tải sẽ không đạt hiệu quả kinhtế cao nếu không giảm được thời gian công cụ vận tải dừng ở các điểm vận tải.Yếu tố cơ bản nhất để giảm thời gian dừng lại ở các điểm vận tải là tăng cường cơ giới hóa khâu xếp dỡ ở các điểm vận tải. Một biện pháp quan trọng để giải quyết cơ giới hóa toàn bộ khâu xếp dỡ hàng hóa là tạo ra những kiện hàng lớn thích hợp. Và đó cũng chính là lý do container ra đời. Việc sử dụng container trong hoạt động xuất nhập khẩu đã mang đến rất nhiều thuận lợi như: bảo vệ hàng hóa tối đa hơn, tiết kiệm được chi phí bao bì, giảm được thời gian xếp dỡ và chờ đợi ở cảng, bền và có thể sử dụng nhiều lần và một yếu tố nửa là giúp người vận tải vận dụng được dung tích tàu, giảm trách nhiệm về khiếu nại và tổn thất hàng hóa.
    Nước ta có nhiều hệ thông cảng biển gồm 114 cảng lớn nhỏ, phân bố dọc theo bờ biển từ Bắc xuống Nam như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, VICT,Tân Thuận, Cát Lái . Hiện nay, theo thống kê thì có khoảng 95% tổng khối lượng hàng hoá buôn bán quốc tế được vận chuyển bằng đường biển. Do vậy,việc vận chuyển hàng hóa bằng container đối với việc giao nhận hàng hóa bằng đường biển là rất quan trọng.
    Là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hoá, Công ty TNHH đã tổ chức thực hiện các thủ tục và nghiệp vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển rất chặt chẽ, chuyên nghiệp để tiết kiệm chi phí và thời gian.
    II. Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu container bằng đường biển tại Công ty TNHH Marine Sky Logistics
    1. Quy trình giao nhận hang nhập khẩu container tại Công ty Marine Sky Logistics

    Công ty TNHH Marine Sky Logistics là một công ty giao nhận hoạt động chủ yếu với hình thức đại lý và ủy thác có uy tín. Với lô hàng “COCOA BUTTER SUBSTTUTE – MELANO STS(Dầu thực vật đã tinh tế đã hydro hóa) nhập khẩu của Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm và Bành kẹo Phạm Nguyên(gọi tắt là Công ty Phạm Nguyên). Công ty MSL được Công ty Phạm Nguyên ủy thác để tiến hành nhập khẩu lô hàng. Công ty Phạm Nguyên là khách hàng quen của MSL, do tác phong làm việc của MSL tốt được thể hiện trong việc thực hiện giao nhận thành công nhiều lô hàng xuất nhập khẩu của công try Phạm Nguyên. Chính vì vậy Công ty Phạm Nguyên đã giao trách nhiệm nhập khẩu lô hàng này cho MSL. Theo đó, Công ty Phạm Nguyên là công ty đi thuê dịch vụ, công ty MSL đảm nhận thực hiện dịch vụ này để được hưởng phí dịch vụ. Sự hợp tác này được thể hiện trên cơ sở hợp đồng ngoại thương giữa PHAM NGUYEN CONFECTIONNERY CORPORATION và FULL OIL (SINGOPORE) PTE.LTD
    Người nhập khẩu: PHAM NGUYEN CONFECTIONNERY CORPORATION
    613 TRAN DAI NGHIASTR, TAN TAO A WARD
    BINH TAN DIST. HO CHI MINH, VIET NAM
    Người xuất khẩu: FULL OIL (SINGOPORE) PTE.LTD
    45 SENOKO ROAD,SINGAPORE 758114

    Hợp đồng nhập khẩu: VS-ZJ/01/11 ngày 15/12/2011.
    v Lô hàng có nội dung như sau:
    · Tên hàng: COCOA BUTTER SUBSTTUTE – MELANO STS(Dầu thực vật đã tinh tế đã hydro hóa)
    · Số lượng: 800 kiện
    · Trọng lượng: 20.560 MT (GW), (1x20’GP(FCL))
    · Hóa đơn thương mại số: NO : 12/0936. ngày 30/12/2011
    · Vận tải đơn : Số: BR04120325779 ngày 07/04/2012
    · Cảng xếp hàng: SINGAPORE
    · Cảng dỡ hàng: C048. CÁT LÁI PORT,TP.HỒ CHÍ MINH CITY.
    Lô hàng được nhập khẩu theo giá CIF cảng TP.Hồ Chí Minh. Do vậy, trách nhiệm thuê tàu và trả cước phí cho lô hàng này là công ty : FULL OIL (SINGOPORE) PTE.LTD. Người đứng tên trên chứng từ nhận hàng là PHAM NGUYEN CONFECTIONNERY CORPORATION đã ủy thác cho MSL nên nhân viên giao nhận của MSL có trách nhiệm lên tờ khai và lấy các chứng từ cần thiết để nhập khẩu lô hàng. Sau đó các chứng từ này sẽ được Giám Đốc Công ty Phạm Nguyên xem xét ký tên và đóng dấu.
    Trình tự giao nhận lô hàng nhập khẩu Container được thực hiện như sau:

    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




















    DIỄN GIẢI QUY TRÌNH
    1. Nhận thông tin chi tiết hàng từ đại lý và yêu cầu từ khách hàng

    Nhân viên kinh doanh tiếp nhận nhu cầu nhập khẩu của đại lý hoặc khách hàng. Sau đó tiến hành xem xét và báo giá, hai bên thỏa thuận và ký kết hợpđồng giao nhận. Sau khi hoàn tất việc giao hàng và bộ chứng từ cần thiết cho hãng tàu thìđại lý của Công ty ở nước ngoài sẽ gửi chứng từ sang cho Công ty thông qua hệ thống email bao gồm các nội dung được đính kèm file: Master Bill of Lading, House Bill of Lading, Debit/ Credit Note, thông tin về con tàu và ngày dự kiến tàu đến, các nội dung yêu cầu Công ty kiểm tra và xác nhận.
    Trong Master Bill of Lading thể hịên mối quan hệ giữa người gửi hang và người nhận hàng. Debit note: giấy dùng thể thanh toán tỷ lệ hoa hồng mà Công ty phải trả cho đại lý Công ty. Credit note: giấy đòi tiền đại lý phát sinh khi đại lý nhờ Công ty đóng hộ cước hãng tàu.
    Tất cả chứng từ này thể hiện mối liên hệ và tình trạng công nợ giữa đại lý và Công ty nhằm xác định khoản thu chi và lợi nhuận giữa hai bên
    2. Nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng nhập khẩu:
    Cùng với hợp đồng giao nhận Công ty TNHH MSL sẽ nhận được bộ chứng từ gốc do Công ty khách hàng gởi đến, bộ chứng từ gồm: Hợp đồng thương mại (Sale Contract), hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), Vận đơn đường biển (Bill of Lading), Phiếu đóng gói (Packing list) và Giấy báo hàng đến (Arrival Notice).
    Sau khi nhận bộ chứng từ đầy đủ từ phía khách hàng nhân viên giao nhận của Công ty MSL phụ trách lô hàng này có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ trước khi lên tờ khai làm thủ tục Hải quan. Tất cả chứng từ phải khớp với nhau, đặc biệt là với hợp đồng. Vì vậy, nhân viên giao nhận phải kiểm tra thấy tỉ mĩ các chứng từ về tính chính xác, đồng nhất và hợp lệ, giúp công ty tiết kiệm thời gian cũng như chi phí Nếu trong quá trình kiểm tra thấy có sai sót nhân viên giao nhận phải báo ngay cho khách hàng để kịp thời điều chỉnh, nhằm giải quyết nhanh chóng các thủ tục cho lô hàng.



    Ø Kiểm tra hợp đồng ngoại thương:
    Kiểm tra tên người xuất khẩu, người nhập khẩu, số và ngày hợp đồng, tên hàng hóa, số lượng, đơn vị tính, đơn giá, trị giá, ngoại tệ thanh toán, điều kiện thanh toán, điều kiện giao hàng, thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán
    Ø Kiểm tra hóa đơn thương mại
    Kiểm tra số và ngày hóa đơn, các chi tiết: tên hàng hóa, số lượng hàng hóa, đơn giá, trị giá, đơn vị tính bắt buộc giống trên hợp đồng
    Ø Kiểm tra Packing list
    Kiểm tra tên người nhận hàng, người gửi hàng, phải giống tên người nhận hàng trên hóa đơn – invoice, đơn vị tính, số lượng carton hay kiện hàng, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì, quy cách đóng gói, loại bao bì
    Ø Kiểm tra vận đơn đường biển
    Kiểm tra tên người nhận hàng, người gửi hàng, tên tàu, cảng bốc, cảng dỡ, tên hàng, số lượng, trọng lượng tịnh, số khối, số kiện, ngày bốc hàng lên tàu, ngày tàu đi, ngày tàu đến, kiểm tra số cont, số seal.
    3. Đi nhận lệnh giao hàng DO (Delivery Order):
    Sau khi nhận được bộ chứng từ gốc do Công ty khách hàng gửi qua, nhân viên giao nhận phụ trách lô hàng này sẽ đến hãng tàu theo địa chỉ ghi trên giấy thông báo hàng đến để làm thủ tục nhận D/O.
    Lô hàng của Công ty khách hàng, nhân viên giao nhận tiến hành nhận lệnh như sau: Nhân viên đến Hãng tàu có tên trên giấy báo hàng đến, đến gặp bộ phận hàng nhập, nhân viên xuất trình các chứng từ:
    + Giấy giới thiệu của Công ty khách hang
    + Vận đơn đường biển (Bill of Lading-B/L) hay B/L gốc(nếu có)
    + Giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice)
    và nhân viên ghi ra giấy thông tin về Công ty khách hàng như mã số thuế, địa chỉ để nhân viên kế toán hàng tàu tiến hành xuất hóa đơn thu các phí như :
    - Đối với FCL gồm :Vệ sinh cont ,Phí xếp rỡ tại cầu cảng (THC),phí chứng từ (D/O) ,
    - LCL (hàng lẻ) gồm: phí bốc xếp được tính trên khối hay(CBM),phí THC,phí D/O + phí handling (phí làm hàng ) sau khi ra hóa đơn và người giao nhận kiểm tra lại thông tin hóa đơn đển kịp thời sửa chữa ,nếu hợp lệ thì sẽ đóng các phí được in trong hóa đơn. Khi có hóa đơn “đã thu tiền”, nhân viên hãng tàu sẽ dựa vào B/L để cấp lệnh giao hàng .
    Nhận D/O xong nhân viên giao nhận nhanh chóng làm thủ tục để nhân lô hàng của mình. Bởi nếu chậm trễ thì phải chịu chi phí lưu cont ,lưu bãi (đối với FCL) lưu kho đối với (LCL) và các chi phí phát sinh.
    4. Thủ tục hải quan hàng nhập khẩu
    4.1. Chuẩn bị bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan
    Bồ hồ sơ để làm thủ tục hải quan phải sắp xếp theo thứ tự bao gồm:
    Ø Phiếu tiếp nhận bàn giao hồ sơ hải quan dùng để liệt kê các chứng từ nộp vào cho cơ quan hải quan (01 bản chính)
    Ø Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu HQ/2002-NK (02 bản chính)
    Ø Phụ lục tờ khai (02 bản)
    Ø Tờ khai trị giá tính thuế nhập khẩu theo mẫu HQ/2003-TGTT (02 bản chính)
    Ø Hợp đồng ngoại thương (01 bản sao y có đóng dấu của doanh nghiêp)
    Ø Hóa đơn thương mại (01 bản chính + 01 bản sao y,nhưng hiện nay theo thông tư 79/2009/TT-BTC sửa đổ bổ sung còn 01 bản chính)
    Ø Phiếu đóng gói hay bản kê chi tiết hàng hóa (01 bản chính )
    Ø Vận đơn đường biển (01 bản sao y của doanh nghiệp hoặc sao y của hảng tàu cấp D/O)
    4.2 Làm thủ tục hải quan
    QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN
    (Ban hành theo quy định 874/QĐ-TCHQ Ngày 15/5/2006)
    [​IMG][​IMG][​IMG]


    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD="align: left"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="align: left"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD="align: left"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="align: left"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]





    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]Luồng xanh


    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]Luồng vàng

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]Luồng vàng, luồng đỏ


    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    [​IMG][​IMG][​IMG]

    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD="align: left"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="align: left"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]








    Thời hạn khai báo hải quan : trong vòng 30 ngày kể từ khi hàng đến cửa khẩu dỡ hàng được thể hiện trong lượt khai hàng hóa (Cargo Manifest) . Nếu quá hạn nêu trên doanh nghiệp muốn làm thủ tục khai báo nhập hàng thì phải chịu bị phạt vi phạm hành chính về thời hạn làm thủ tục khai báo hải quan theo Điều 8 khoản 1 Nghị định số : 138/2004/ND-CP, ngày 25/06/2004 với mức phạt từ 200.000 > 500.000 VND tùy theo mức độ ( thường là 300.000 VND). Sau khi nộp phạt đầy đủ thì doanh nghiệp mới được khai báo hải quan .
    4.2.1 Nộp hồ sơ mở tờ khai
    Để tiến hành đăng ký mở tờ khai thì nhân viên giao nhận phải tiến hành khai báo Hải Quan từ xa ,sau khi nhận được số tiếp nhận hay phản hồi của Hải Quan .Nhân viên tiến hành mang tờ khai đi đăng ký .
    Nơi đăng ký ở đây là Hải Quan quản lý hàng đầu tư TP HCM ( vì do công ty này thuộc 100% vốn nước ngoài ). Sau khi sắp xếp bộ hồ sơ theo thứ tự, nhân viên giao nhận tới cửa tiếp nhận nộp vào cho công chức hải quan tiếp nhận, công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ, nếu thấy phù hợp với dữ liệu đã truyền công chức tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính tra cứu thông tin doanh nghiệp sau đó sẽ đưa ra lệnh hình thức. Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra được phân làm 03 mức (mức 1, mức 2, mức 3 tương ứng với luồng xanh, vàng, đỏ)
    + Mức 01: miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng xanh: miễn kiểm)
    + Mức 02: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng vàng phân làm 02 trường hợp: miễn kiểm và kiểm tra 5% thực tế lô hàng)
    + Mức 03: kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng đỏ phân 03 trường hợp: kiểm 5%, 10%,100%)
    Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra thuộc mức 03 có các mức kiểm tra thực tế (thực hiện theo quy định tại Thông Tư 112/2005/TT-BTC) như sau:
    * Mức (3)a: Kiểm tra toàn bộ lô hàng
    * Mức (3)b: Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.
    * Mức (3)c: Kiểm tra thực tế 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.
    Đối với lô hàng của Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm và bánh kẹo Phạm Nguyên: doanh nghiệp không bị nợ thuế, không vi phạm nhiều lần. Sau khi kiểm tra đối chiếu công chức hải quan sẽ in ra lệnh hình thức, lệnh hình thức này có số tờ khai là: 43046 ,doanh nghiệp không được ân hạn thuế. Sau đó công chức hải quan sẽ ghi số tờ khai và ngày vào tờ khai, ký tên, đóng dấu vào phần dành cho công chức hải quan và xác định mức độ kiểm tra là kiểm toàn bộ lô hàng, tương ứng với luồng v. Sau đó hải quan tiếp nhận sẽ chuyển bộ hồ sơ sang hải quan kiểm tra giá thuế.
    4.2.2 Kiểm tra giá thuế
    Mục đích của việc kiểm tra giá thuế là xem doanh nghiệp áp dụng mã thuế hay HS code có đúng không,kiểm tra giá nếu kiểm tra không có sai sót gì thì công chức hải quan bộ phận này sẽ ký tên, đóng dấu chuyển cho lãnh đạo để xem xét lại nội dung khai báo nếu hợp lệ tiến hành phân công cán Bộ Hải Quan kiểm hóa. chuyển đến bước kiểm hóa.
    a/ Đối chiếu manifest:
    Khi đã có số tờ khai hải quan và nhân viên giao nhận tiến hành sang bước kiểm hóa hàng hóa. Trước khi kiểm hóa nhân viên giao nhận phải tiến hành đối chiếu manifest .
    Khi đó nhân viên giao nhận sẽ mang D/O đến hải quan giám sát bãi để đối chiếu Manifest, công chức hải quan giám sát bãi và xác nhận “đã đối chiếu” lên D/O. Sau đó đến phòng thương vụ để đăng ký và đóng phí làm hàng. Tại đây, nhân viên cảng sẽ nhận D/O để đưa vào sổ theo dõi, ghi hóa đơn. Nhân viên giao nhận sẽ đóng tiền nâng hạ container, tiền chuyển container từ bãi trung tâm sang bãi kiểm hóa (nếu hàng miễn kiểm thì khỏi phải chuyển bãi) và được phòng thương vụ cấp cho phiếu giao nhận container để tìm vị trí container. Ban lãnh đạo phòng điều độ cảng duyệt và pháp phiếu vào cổng cho xe chở container vào cổng. Liên hệ với kho hàng để thuê bốc xếp (nếu muốn “rút ruột” tại cảng)
    4.2.3 Kiểm hóa
    Trước khi công chức hải quan kiểm hóa thì nhân viên giao nhận phải theo dõi thông tin về tờ khai của mình làm là công chức nào kiểm hóa để lấy số điện thoại và liên lạc với họ ngày giờ kiểm hóa.
    Sau đó liên hệ với bộ phận điều độ cảng để chuyển container qua bãi kiểm hóa. Dựa vào số container, nhân viên giao nhận tìm ra vị trí container trên hộ thống quản lý cont trên mạng internet tại thương vụ. Nếu thấy cont ở vị trí trên cao thì gọi xe nâng hạ container xuống đất, tiếp theo nhân viên dùng D/O ghi rõ thông tin người yêu cầu cắt seal, đến trung tâm điều độ của vị trí cont yêu cầu cắt seal và tiến hành cắt seal, dưới sự giám sát của bảo vệ cảng và công chức hải quan kiểm hóa, mở container và tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa có đúng khai báo không. Nếu có sai sót xảy ra đối với lô hàng thì hải quan lập biên bản vi phạm yêu cầu nhân viên giao nhận đại diện Doanh nghiệp ký vào biên bản .
    Sau khi công chức hải quan kiểm hóa xong, nhân viên đóng container và bấm seal mới hay ổ khóa lại để tránh mất hàng .Việc tiếp theo nhân viên giao nhận mang bộ hồ sơ xuống phòng đội kiểm hóa hải quan đầu tư tại cảng chứa hàng để đóng dấu và ghi kết quả kiểm hóa vào tờ khai, ô “phần ghi kết quả của hải quan”, ký tên, đóng dấu, nhân viên giao nhận ký tên vào ô “đại diện doanh nghiệp” Nếu lô hàng nhập khẩu đóng thuế ngay, thì nhân viên thông báo cho khách hàng biết để đóng thuế hoặc có thể đóng thuế giúp họ, sau đó photo 01 bản để đối chiếu và lấy lại tờ khai. Nếu là đóng thuế sau hay được ân hạn thế trong vòng 30 ngày thì có thể lấy lại tờ khai và lấy hàng cán bộ hải quan sẽ đóng dấu thông quan bên trên góc trái tờ khai (nội dung đã làm thủ tục hải quan ) và dán tem lệ phí hải quan lên tờ khai “bản lưu Hải Quan )ở ô 35 mục lệ phí Hải Quan và trả tờ khai bản lưu người khai Hải Quan cho nhân viên giao nhận tiến hành lấy hàng.
    4.2.4 Trả tờ khai Hải quan
    Sau khi kiểm tra và đóng dấu xong Hải quan sẽ chuyển qua cửa trả tờ khai Hải quan. Nhân viên giao nhận mua tem ( lệ phí Hải quan) mệnh giá 30.000 VNĐ dán vào tờ khai. Hải quan trả lại bộ chứng từ bao gồm :
    + Tờ khai Hải quan
    + Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ
    + Phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa
    4.3 Xuất phiếu EIR
    Nhân viên giao nhân đến phòng Thương vụ (ở cảng) nộp D/O ( có dấugiao thẳng của Hãng tàu ) và đóng tiền nâng/ hạ, lưu container để xuất phiếuEIR.
    4.4 Thanh lý Hải quan cổng
    - Nhân viên công ty mang bộ chứng từ gồm :
    + Lệnh giao hang
    + Phiếu EIR
    +Tờ khai Hải quan( bản chính và copy)
    - Hải quan sẽ vào sổ hải quan về lô hàng và đóng dấu vào tờ khai vàPhiếu EIR.- Hải quan sẽ trả lại tờ khai Hải quan (bản chính) và phiếu EIR cho nhânviên giao nhận
    4.5 Nhận hàng và giao hàng cho khách
    4.5.1 Đối với nhận hàng nguyên cont về kho riêng (FCL)
    Tổ chức nhận hàng là một khâu của giao nhận. Muốn cho khâu này thực hiện một cách thuận lợi và chính xác thì trước khi tổ chức việc nhận hàng thì người nhận hàng phải đảm bảo lệnh giao hàng phải còn trong thời hạn giá trị .Nếu D/O hết hạn thì phải nhanh chóng gia hạn lệnh để dự trù khoảng trong thời gian làm hàng.
    Nhân viên giao nhận khi đi nhận D/O tại đại lý Hảng Tàu thì làm thủ tục mượn cont ,tùy từng hàng tàu mà có mẫu đăng ký riêng .Sau khi điền đầy đủ thông tin người mượn ,địa chỉ mượn ,số cont,loại cont,thì Hảng Tàu sẽ thu phí tiền cược và tiền này được trả lại khi trả cont rỗng đúng nơi,đúng thời gian quy định . Trường hợp trong quá trình lấy hàng ra khỏi cont tại kho làm hư hỏng cont thì khi trả cont tại bãi quy định trên giấy mượn cont sẽ lập phiếu ghi tình trạng hư hõng của cont để làm cơ sở thể hiện trách nhiệm thuộc về ai, sau khi hạ rỗng xong nhân viên giao nhận cầm giấy hạ rỗng và giấy cược đến Hảng Tàu nơi cược lấy lại tiền cuọc.
    -Trường hợp cont hư thì Hảng Tàu sẽ thu phí sửa chữa cont
    -Trường hợp tình trạng trả cont tốt hảng tàu sẽ trả lại đủ số tiền cược (cont 20’ thu 1.000.000 vnđ , 40’thu 2.000.000 vnđ )
    Có thể đóng dấu giao thẳng tại Hảng Tàu nếu Hảng Tàu đó không có văn phòng đại diện tại cảng
    Đóng tiền thương vụ: nhân viên giao nhận mang D/O đến thương vụ tại cảng đến lập phiếu EIR (Equipment Interchange Recept – phiếu giao nhận nguyên container). phiếu EIR theo mẫu mới ở cảng Cát Lái chỉ có 01 liên:đó là vàng vàng . Sau đó nhân viên giao nhận dùng phiếu EIR, tờ khai hải quan vừa rút và lệnh giao hàng để thanh lý cổng (Hải Quan giám sát cổng )để chình báo việc lấy hàng. Nhân viên giao nhận cầm 1 tờ khai, lệnh giao hàng, phiếu EIR nộp cho công chức hải quan, công chức hải quan ghi vào sổ hải quan giữ lại D/O Sau đó đóng dấu lên phiếu EIR và trả phiếu đã đóng dấu và tờ khai cho nhân viên. Lô hàng này giao nguyên cont về kho nên nhân viên thuê xe kéo cont và giao cho tài xế kéo container 2 phiếu EIR và giấy mượn container, 1 lệnh giao hàng kèm biên bản giao nhận hàng hóa với công ty khách hàng để lấy container giao cho công ty khách hàng.
    Ø Rút ruột tại bãi
    Trước khi rút hàng, nhân viên giao nhận cầm 01 D/O đến Thương Vụ Cảng yêu cầu chuyển cont từ bãi trung tâm sang bãi rút ruột, sau đó mang D/O đến văn phòng đại diện của hãng tàu để đăng ký rút ruột tại bãi. Hãng tàu sẽ đóng dấu “RÚT RUỘT TẠI BÃI” lên Lệnh giao hàng và trả lại cho nhân viên giao nhận.
    Tiếp theo nhân viên mang D/O đã đăng ký rút ruột đến Thương Vụ cảng để đóng tiền Thương Vụ: phí rút ruột bằng xe nâng hay công nhân. Phòng Thương Vụ sẽ đóng dấu xác nhận “ĐÃ THU TIỀN” lên D/O và trả lại cho nhân viên giao nhận, nhân viên giao nhận mang D/O đến khu điều độ Cảng để đóng dấu cắt seal và điều động công nhân hoặc xe nâng tại trung tâm điều độ Cảng. Nhân viên giao nhận xuất trình D/O để nhận phiếu điều động công nhân hay xe nâng, trên phiếu sẽ ghi rõ là công nhân hay xe nâng nào sẽ làm nhiệm vụ rút ruột.
    Tiến hành rút hàng, nhân viên mang phiếu điều động đến cho đội trưởng đội công nhân, xe nâng để được điều động công nhân, xe nâng rút hàng. Sau khi rút hàng xong, đội trưởng xác nhận “ Đã rút hàng container xong, vệ sinh cont tốt” và trả lại cho nhân viên giao nhận. Sau đó in phiếu đóng dỡ hàng cont: xuất trình D/O có xác nhận đã rút hàng cho văn phòng điều độ cảng để đổi lấy phiếu ra cổng chở về giao cho khách.
    4.5.2 Đối với nhận hàng lẻ (LCL) (Tại kho)
    - Nhân viên giao nhận tiến hành in phiếu xuất kho tai kho cfs
    - Chứng từ gồm :
    1. Lệnh giao hàng D/O (01 bản nếu hàng không qua đại lý hảng tàu ) nếu qua đại lý hảng tàu thì nộp 02 D/O (gọi là lệnh chính và lệnh phụ-là người giao D/O trực tiếp cho người nhập khẩu có tên trên B/L
    + Nếu quá thời gian 05 ngày tính từ khi tàu cặp cảng thì phải đóng phí lưu kho
    + Nếu đang trong thời gian miễn phí lưu kho nhân viên cảng vụ tiến hành in phiếu xuất kho .
    2. Nhân viên giao nhận cầm phiếu xuất kho cùng với D/O ,tờ khai photo,cầm bản chính đối chiếu với Hải Quan kho – kho có chứa hàng. Sau khi đối chiếu nếu không hợp lệ về số kiện,kg ,số cont , số B/O Hải Quan sẽ không cho lấy hàng (nếu ghi sai số kiện hay kg trên tờ khai thì nhân viên có thể nhờ Hải Quan kiểm hóa hoặc Hải Quan tiếp nhận tờ khai để sửa chữa-sửa trên cả 02 tờ bản lưu Hải Quan và người lưu Hải Quan .
    Nếu hợp lệ Hải Quan kho tiến hành ký tên ,đóng dấu lên phiếu xuất kho.
    - Vào kho đưa phiếu xuất kho cho nhân viên kho và chờ lấy hàng, sau khai hàng được giao phải tiến hành kiểm tra sơ bộ lô hàng về số lượng ,tình trạng hàng nếu thấy bất thường hay thiếu số lượng ,phải yêu cầu nhân viên kho lập “Biên bản “ để tiến hành giải quyết về bồi thường thiệt hại đó cho doanh nghiêp .
    - Nếu hàng nhận đủ số lượng, tình trạng hàng tốt thì ký nhận vào phiếu xuất kho (phiếu xuất kho có 03 liên ) kho sẽ giữ lại 01 liên trắng .
    - Trước khi đưa hàng ra khỏi cảng nhân viên giao nhận phải xuất trình tờ khai ,phiếu xuất kho cho Hải Quan giám sát cổng (hay gọi là thanh lý cổng) sau khi kiểm tra thông tin tờ khai HQ giám sát sẽ ghi lại số tờ khai ,ngày đăng ký ,tên hàng ,số kiện vào sổ .Sau đó sẽ đóng dấu vào phiếu xuất kho .Nhân viên giao nhận cẩm 2 phiếu còn lại giao bảo vệ cổng 01 phiếu màu hồng và trên phiếu có ghi bảng số xe vận chuyển ,bảo vệ kiểm tra số kiện theo như phiếu xuất kho .Còn 01 sử dụng khi có phiếu xuất kho màu vàng thì giao cho xe vận chuyển cầm theo để đi trên đường Công An giao thông hoặc Kinh Tế yêu cầu .
    4.6 Quyết toán và lưu hồ sơ
    Sau khi hoàn thành xong thủ tục thông quan và chuyển hàng về kho cho khách hàng xong thì người giao nhận phải : Kiểm tra và sắp xếp lại bộ chứng từ hoàn chỉnh, người giao nhận sẽ trả lại bộ chứng từ cho khách hàng và công ty cũng lưu lại 1 bộ. Đồng thời kèm theo đó 1 bản Debit Note “Giấy báo nợ” (một bản cho khách hàng,1 bản cho công ty) trên đó gồm các khoản phí mà công ty đã nộp cho khách hàng có hóa đơn đỏ, phí dịch vụ vận chuyển hang hóa, các phí phát sinh khác (nếu có) sau đó Giám Đốc ký tên và đóng dấu vào giấy báo nợ. Người giao nhận mang toàn bộ chừng từ cùng với Debit Note quyết toán với khách hàng.
    NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI VỀ GIAO NHẬN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CẢNG CÁT LÁI
    Ngoài ra tất cả hàng hóa nhập khẩu theo FCL hoặc LCL tại Cảng Cát Lái việc Lãnh Đạo chi cục phân luồng tờ khai sẽ xãy ra 2 trường hợp:
    -Phân công kiểm tra thực tế hàng hóa bằng thủ công
    -Phân công kiểm tra thực tế hàng hóa bằng “máy soi “- nhân viên giao nhận tiến hành làm thủ tục đăng ký kéo cont kiểm hóa qua máy soi tại thương vụ
    TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH ĐĂNG KÝ HỒ SƠ HẢI QUAN
    Trước tiên nhân viên giao nhận tiến hành khai báo Hải Quan từ xa qua phần mềm ECUSKD do hải quan cung cấp.
    Tiến hành điền thông tin của tờ khai vào phần mềm ECUSKD , tiến hành khai báo truyền dữ liệu đến Hải Quan sau khi Hải Quan tiếp nhận thông tin sẽ cho số tiếp nhận,ghi lai số tiếp nhận này lên tờ khai và tiến hành mang hồ sơ đi đăng ký các quy trình khai báo tiến hành như thủ công.
    Ưu điểm :trong quá trình lên chứng từ trên ECUSKD mang lại sự chính xác về khai báo thuế nhập khẩu và có thể in tở khai theo mẫu có trong hệ thống
    Nhược điểm : Không giúp Doanh nghiệp giải quyết nhanh trong các khâu đăng ký và đến nay là ngày 15 tháng 12 năm 2010 đã phổ biến thay thế khai báo hải quan từ xa bằng phần mềm thông quan điện tử ECUSKD2
    Ưu điểm : là Doanh nghiệp sau khi khai báo ,truyền dữ liệu tới HQ cảng đến sẽ được HQ tiếp nhận thông tin cho số tiếp nhận hồ sơ và đợ xử lý thông tin – qua lãnh Đạo chi cục tiến hành cho số tờ khai ,phân luồng
    Trường hợp luồng xanh Doanh nghiệp tiến hành in tờ khai từ hệ thống khai báo của mình (chỉ cần tờ khai có đóng dấu của Doanh nghiệp xuống của khẩu nhập đóng dấu thông quan lấy hàng mà không cần nộp các hồ sơ như tục lệ)
    Trường hợp luồng vàng ,đỏ thì HQ sẽ phản hồi cho Doanh nghiệp biết và yêu cầu mang hồ sơ như khai thủ công đến khiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hóa-tờ khai này có mẫu khác so với tờ khai thủ công trước đây.
    Nhược điểm : nếu Doanh nghiệp không có quen biết thì sẽ gặp khó khăn khi truyền dữ liệu, ngoài ra con vấn đề hệ thống tiếp nhận hay bị nghẽn mạng
    Ví dụ : tờ khai chỉ được in ra từ phần mềm có thể hiện số “mã vạch “ để HQ quản lý và chỉ in được khi được HQ tiếp nhận cho số tờ khai ,phân luồng .Chính vì vậy vấn đề này đang mang lai sự khó khăn bất cập cho các Doanh nghiêp cũng như dịch vụ khai báo HQ . Một bộ hồ sơ có thể mất 02 ngày làm việc để lấy phản hồi phân luồng tờ khai.
    Đối với việc kiểm thực tế hàng hóa cũng có sự thay đổi dối với hàng nguyên cont-FCLvà hàng lẻ-LCL :
    Mang 01 D/o bản chính do Hảng tàu cấp và 01 D/o photo của bản chính đó đến bộ phận đăng ký truyển bãi kiểm hóa qua mai soi và ghi nôi dung yêu cầu lên D/o ,bộ phận tiếp nhận sẽ nhập vào hệ thống quản lý cont tai cảng rồi xác nhận vào 02 D/o đã nộp và trả lại 01 bản
    Mang bản D/o đã xác nhận đó đến bộ phận in phiếu EIR bốc số thứ tự chờ đóng tiền kéo cont soi hàng :
    Cont 20’ 350.000vnd / 40’ 510.000vnd/ 45’ 640.000vnd
    Sau khi đăng ký xong nhân viên giao nhận xuống văn phòng đặt máy soi để liên hệ Hải Quan tiến hành soi hàng và ra kết quản kiểm hóa ,đóng dấu thông quan lấy hàng (áp dụng cho Doanh nghiệp không có xe cont để kéo đi soi )
    -Còn trường hợp Doanh nghiêp có xe cont riêng thì tiến hành làm thủ tục in phiếu EIR lấy cont đi soi ,sau khi có kết quả soi Cán bộ kiểm hóa tiến hành ghi kết quả và thông quan .
    Ưu điểm : việc kiểm tra thực tế hàng hóa nhanh chóng
    Nhược điểm : vào những thời gian cao điểm đội xe cont vận chuyển của cảng không thể đáp ứng được vẫn mang lại sự chậm trễ cho doanh nghiêp
    1. Quyết toán với khách hàng và lưu hồ sơ
    Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan nhận hàng xong, nhân viên giao nhận tiến hành tổng kết lại những biên lai phí liên quan đến lô hàng báo cáo cho kế toán công ty. Công ty Liên Hợp sẽ tiến hành gửi lại toàn bộ hồ sơ gốc cho khách hàng và lưu lại một bộ hồ sơ, gửi bảng quyết toán đến cho khách hàng chi trả bao gồm chi phí làm hàng và phí dịch vụ được liệt kê rõ ràng.
    2. Một số vấn đề phát sinh khi làm thủ tục nhận hàng
    2.1 Trường hợp áp mã thuế sai
    Một số mặt hàng có đặc điểm, công dụng khác nhau mà khi áp mã thì có nhiều mã thuế khác nhau đòi hỏi nhân viên phải kiểm tra tỉ mĩ thông tin chính xác. Trường hợp này nếu xảy ra thì nhân viên sẽ phải chịu trách nhiệm.
    Nếu trường hợp khách hàng cung cấp thông tin không chính xác dẫn đến sai lệch khi áp mã thì khách hàng tự chịu. Để tranh tình trạng này xảy ra gây thiệt hại cho cả hai bên, trước khi áp mã nhân viên cần phải xác định thông tin rõ ràng với khách hàng để tiến hành áp mã, để tránh tình trạng hải quan áp mã thuế lại làm tăng số tiền so với ban đầu.
    2.2 Trường hợp hàng đã quá hạn làm thủ tục hải quan
    Trường hợp làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu là 30 ngày, nếu quá thời hạn 30 ngày mà doanh nghiệp chưa thực hiện việc mở tờ khai thì khi làm thủ tục mở tờ khai công chức hải quan sẽ lập biên bản. Trước khi tiến hành lập biên bản, hải quan yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các chứng từ: Giấy giới thiệu, lệnh giao hàng, Vận đơn đường biển.
    Sau đó công chức hải quan đưa cho doanh nghiệp 01 giấy quyết định, 01 bản báo cáo, 02 biên bản theo mẫu của hải quan, sau đó nhân viên điền đầy đủ thông tin và ký tên vào và nộp lại cho hải quan. Hải quan trả lại cho doanh nghiệp 01 biên bản và 01 quyết định để đóng phạt hành chính sau đó lấy biên lại nộp phạt nộp lại cho công chức hải quan để kẹp chung với bộ hồ sơ, lúc này doanh nghiệp dẽ bị liệt kê vào danh sách theo dõi của hải quan. Nộp phạt xong nhân viên giao nhận còn phải đóng phí lưu kho, lưu bãi hàng hóa. Chi phí này rất lớn làm phát sinh chi phí thiệt hại cho doanh nghiệp chính vì vậy khi nhận được thông báo hàng đến từ phía Hảng tàu thì tiến hành làm thủ tục nhận hàng .
    2.3 Hàng thực tế không đúng trên tờ khai
    Tờ khai hàng hóa nhập khẩu là tập hợp những chi tiết trên hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn những thông tin trên tờ khai phải khớp với các chứng từ. Tuy nhiên các chứng từ trùng khớp hết với nhau lại xảy ra trường hợp hàng thự tế không đúng với khai báo
    Trường hợp này xảy ra trong quá trình hải quan tiến hành kiểm hóa khi kiểm hóa thực tế không đúng với tờ khai hải quan sẽ lập biên bản vi phạm –vấn đề về khai báo không chính xác và ra quyết định sử phạt đối với Doanh nghiệp ,sau đó yêu cầu Doanh nghiệp khai bổ sung nếu trường hợp sai xuất xứ,tên hàng . còn nếu Doanh nghiệp gian lận thương mại thì Hải Quan sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm kết hợp với Công An kinh tế phối hợp lập biên bản. Sau đó ra quyết định tịch thu hàng hóa hoặc yêu cấu tái xuất về nơi cảng đi . Như vậy Doanh nghiệp vi phạm sẽ được xếp vào Doanh nghiêp không chấp hành tốt và sẽ gặp khó khăn trong việc thương mại hoặc tịch thu giấy phép khinh doanh.
    2.4 Ñoái vôùi haøng coù Ñaêng kyù Kieåm tra Chaát löôïng Nhaø nöôùc:
    Ñoái vôùi nhöõng maët haøng naèm trong “Danh muïc, saûn phaåm, haøng hoùa phaûi kieåm tra veà chaát löôïng” (Ban haønh keøm theo quyeát ñònh soá 50/2006/QÑ/TTg ngaøy 07 thaùng 03 naêm 2006 cuûa Thuû töôùng Chính phuû), thì phaûi ñaêng kyù Kieåm tra Chaát löôïng Nhaø nöôùc. Cuï theå loâ haøng naøy laø: “maùy xuùc laät, uûi, ñaøo, maùy naâng” tröôùc khi môû tôø khai thì phaûi ñaêng kyù Ñaêng kieåm taïi Cuïc Ñaêng kieåm Vieät nam.
    Boä hoà sô ñaêng kyù Ñaêng kieåm goàm:
    giaáy ñaêng kyù kieåm tra chaát löôïng, an toaøn kyõ thuaät xe maùy chuyeân duøng nhaäp khaåu.
    Baûng keâ chi tieát xe maùy chuyeân duøng nhaäp khaåu.
    Hoùa ñôn thương maïi (baûn sao).
    Phieáu thoâng baùo tình traïng hoà sô ñaêng kyù kieåm tra xe cô giôùi nhaäp khaåu.
    Phieáu kieåm soaùt quaù trình kieåm tra xe maùy chuyeân duøng nhaäp khaåu.
    Trong ñoù:
    “giaáy ñaêng kyù kieåm tra chaát löôïng, an toaøn kyõû thuaät xe maùy chuyeân duøng nhaäp khaåu”: ghi roõ caùc thoâng tin lieân quan ñeán ngöôøi nhaäp khaåu, hoà sô keøm theo, ñòa ñieåm kieåm tra döï kieán, chöõ kyù, ñoùng daáu cuûa ngöôøi ñöùng ñaàu coâng ty (giaùm ñoác).
    “baûng keâ chi tieát xe maùy chuyeân duøng nhaäp khaåu”: ghi roõ teân xe, nhaõn hieäu, soá khung, tình traïng,
    Sau khi noäp hoà sô vaø ñöôïc söï cho pheùp cuûa cuïc ñaêng kieåm vieät nam, nhaân vieân thöïc hieän seõ ñoùng leä phí theo quy ñònh vaø nhaän laïi “giaáy ñaêng kyù kieåm tra chaát löôïng, an toaøn kyõ thuaät xe maùy chuyeân duøng nhaäp khaåu” ñaõ coù xaùc nhaän cuûa cuïc ñaêng kieåm vaø “baûng keâ chi tieát xe maùy chuyeân duøng nhaäp khaåu”. Trong boä hoà sô ñaêng kyù haûi quan ngoaøi thì baét buoäc phaûi coù caùc chöùng töø naøy.
    Sau khi hoà sô ñöôïc coâng chöùc böôùc 02 kyù teân, ñoùng daáu vaøo oâ 36, hoà sô seõ ñöôïc trình leân laõnh ñaïo chi cuïc ñoùng daáu “taïm giaûi toûa haøng” vaøo oâ 37. tôø khai seõ ñöôïctraû cho nhaân vieân thöïc hieän ñeå laøm caùc thuû tuïc laáy haøng nhöng loâ haøng naøy vaãn chöa ñöôïc thoâng quan.
    Sau khi haøng ñöôïc ñöa veà kho, nhaân vieân thöïc hieän seõ leân cuïc ñaêng kieåm vieät nam ñaêng kyù kieåm tra hieän tröôøng, ñoàng thôøi boå sung caùc chöùng töø ñöôïc yeâu caàu nhö:
    tôø khai nhaäp khaåu ñaõ ñoùng daáu “taïm giaûi toûa”, coù daáu sao y.
    baûn kyõ thuaät xe.
    Vaø aán ñònh ngaøy kieåm tra xe.
    Nhaân vieân cuûa cuïc ñaêng kieåm ñuùng thôøi haïn quy ñònh ñeán ñòa ñieåm ñaõ ñaêng kyù, cuøng vôùi söï coù maët cuûa ñaïi dieän ngöôøi nhaäp khaåu (nhaân vieân giao nhaän) kieåm tra chaát löôïng xe. Sau khi kieåm tra neáu hoaøn toaøn ñuùng theo tieâu chuaån thì khoaûn 05 ngaøy sau, cuïc ñaêng kieåm seõ caáp chöùng thö (giaáy chöùng nhaän chaát löôïng xe maùy chuyeân duøng nhaäp khaåu) cho ngöôøi nhaäp khaåu. Nhaân vieân thöïc hieän mang chöùng thö naøy cuøng vôùi tôø khai haøng hoùa nhaäp khaåu coù ñoùng daáu “taïm giaûi toûa” ñeán caûng ñeå laøm thuû tuïc thoâng quan cho loâ haøng naøy. Taïi nay, coâng chöùc haûi quan seõ kyù teân, ñoùng daáu ñaõ hoaøn thaønh thuû tuïc haûi quan vaøo oâ soá 38 vaø phía treân maët tröôùc tôø khai. Ñeán ñaây loâ haøng ñaõ ñöôïc thoâng quan.
    2.2.5 Trường hợp hàng hoá đến tay người nhận trễ:
    Trong quá trình vận chuyển, có thể tàu gặp phải những sự cố mà ta không lường trước được như tàu phải cập vào một cảng lánh nạn, hoặc bị hư hỏng phải dừng lại để sửa chữa, gặp cướp biển trên đường vận chuyển làm cho việc giao hàng bị chậm trễ. Lúc này, công ty sẽ linh hoạt liên hệ với chủ hàng ở nước ngoài để hỏi xem có thể trì hoản ngày giao hàng lại thêm vài ngày nữa vì đây cũng là những lý do bất khả kháng phát sinh. Hoặc nếu không được thì có thể bàn bạc xem phương án giải quyết nào là tối ưu nhất để có thể giao hàng đúng theo yêu cầu của khách hàng( có thể là dùng một phương tiện vận tải khác để vận chuyển)
    2.2.6 So saùnh haøng nhaäp leû vaø haøng cont baèng ñöôøng bieån:
    Khaùc nhau:
    Khi ñi laáy leänh: neáu haøng leû thì khoâng coù cöôïc cont, chæ coù haøng cont khi giao thaúng môùi coù cöôïc cont ñeå möôïn cont veà kho rieâng. Haøng leû chæ phaûi ñoùng phí löu kho –phí naøy ñoùng tröïc tieáp cho thöông vuï kho taïi caûng khoângphaûi ñoùng cho haõng taøu . Haøng cont phaûi ñoùng phí löu cont taïi haõng taøu vaø caû thöông vuï caûng khi in phieáu EIR.
    Khi laøm thuû tuïc nhaän haøng: neáu haøng cont thì vaøo thöông vuï caûng laøm phieáu giao nhaän cont ( EIR), haøng leû thì xuoáng thöông vuï kho laøm phieáu xuaát kho.
    Neáu haøng leû thì coù böôùc ñoái chieáu leänh coøn haøng cont thì khoâng coù böôùc naøy.
    Khi kieåm hoaù: Haøng leû thì khi kieåm hoaù xuốâng tröïc tieáp kho ñeå tieán haønh kieåm hoaù, tröôùc khi kieåm hoaù nhaân vieân thöïc hieän cuõng phaûi tìm haøng baèng caùch xuoáng kho xuaát trình leänh “house” cho quaûn lyù kho ñeå xaùc ñònh vò trí loâ haøng sau ñoù vaøo xem haøng tröôùc. Haøng cont thì phaûi laøm yeâu caàu chuyeån cont vaøo baõi kieåm hoaù tröôùc khi thöïc hieän tieán haønh kieåm, muoán tìm vò trí cont thì phaûi tra treân maùy tính cuûa caûng-heä thoáng quaûn lyù cont treân internet hoaëc coù theå nhaén tin qua ñieän thoaïi theo cöù phaùp ñoái vôùi haøng nhaäp(SNP VTN soá cont göûi ñeán 8140) seõ coù vò trò ,haøng xuaát (SNP VTX soá cont ñeán 8140)ñeå nhaän thoâng tin , haøng cont coøn phaûi caét seal tröôùc khi kieåm hoaù.
    Gioáng nhau:
    Laø vieät leân chöùng töø- tôø khai, thöïc hieän caùc böôùc ñaêng kyù nhö nhau.Ñaët bieät neáu haøng nhaäp khaåu nguyeân cont thì treân tôø khai phaûi theå hieän soá cont neáu treân 03 cont thì laäp phuï luïc ,haøng xuaát khaåu cuõng vaäy .
    So saùnh haøng chuyeån cöûa khaåu vaø haøng laøm thuû tuïc haûi quan taïi chi cuïc haûi quan caûng nôi haøng ñeán.
    Khaùc nhau:
    Haøng chuyeån cöûa khaåu phaûi laøm thuû tuïc haûi quan taïi hai chi cuïc haûi quan khaùc nhau: taïi chi cuïc haûi quan tröïc tieáp quaûn lyù doanh nghieäp XNK vaø chi cuïc haûi quan taïi nôi quaûn lyù tröc tieáp haøng nhaäp thöôøng caùc tröôøng hôïp naøy duøng cho nhöõng Doanh nghieäp coù voá 100% voán nöôùc ngoaøi vaø thuoäc Khu coâng nghieäp sau khi laøm xong khaâu ñaêng kyù tôø khai thì tieán haønh “Di lyù”hay chuyeån cöûa khaåu taïi nôi ñeán cuøng vôùi bieân baûn baøn giao chuyeån cöûa khaåu do Haûi Quan khu coâng nghieäp caáp giao cho Haûi Quan nôi haøng ñeán nieâm seal Haûi quan vaän chuyeån veà ,neáu laø haøng phaûi kieåm hoùa coøn mieån kieåm thì caàm bieân baûn baøn giao vaø tôø khai ñeán nhaän haøng, Coøn bình thöôøng thì Doanh nghieäp coù voán trong nöôùc chæ caàn laøm thuû tuïc taïi chi cuïc Haûi Quan nôi haøng ñeán.
    Doanh nghieäp thöïc hieän haøng chuyeån cöûa khaåu laø nhöõng Doanh nghieäp thuoäc tröïc tieáp quaûn lyù cuûa moät chi cuïc Haûi Quan. Nhö caùc Doanh nghieäp thuoäc khu cheá xuaát, khu coâng nghieäp hay khu coâng ngheä cao .coøn caùc Doanh nghieäp thöïc hieän môû tôø khai tröïc tieáp laø caùc Doanh nghieäp khoâng thuoäc söï quaûn lyù cuûa chi cuïc Haûi Quan maø thuoäc söï quaûn lyù cuïc cuûa Haûi Quan Tænh, Thaønh Phoá,khi haøng veà thuoäc söï quaûn lyù cuûa chi cuïc Haûi Quan naøo thì laøm thuû tuïc taïi chi cuïc ñoù.
    Boä hoà sô ñaêng kyù Haûi Quan haøng chuyeån cöûa khaåu cuõng coù ñieåm khaùc bieät so vôùi haøng ñaêng kyù tôø khai tröïc tieáp. ngoaøi boä hoà sô noäp vaøo gioáng nhö haøng môû tôø khai tröïc tieáp thì coøn coù theâm “Ñôn Ñeà Nghò Chuyeån Cöûa Khaåu” 02 baûn gioáng nhau neáu nhö haøng coù kieåm hoaù, vaø haøng mieãn kieåm ñeå lay haøng
    Haøng chuyeån cöûa khaåu khi laøm thuû tuïc Haûi Quan taïi chi cuïc Haûi Quan nôi haøng ñeán thì boä hoà sô goàm:
    * Bieân baûn baøn giao 02 baûn gioáng nhau
    * Giaáy giôùi thieäu 01 tôø
    * Ñôn ñeà nghò chuyeån cöûa khaåu 01 baûn chính
    * Tôø khai photo 01 baûn, coù keøm theo baûn chính ñoái chieáu.
    * Bill 01 baûn coù daáu cuûa ñaïi lyù haõng taøu
    * Leänh House, Master, moãi thöù 01 baûn coù daáu ñaïi lyù haõng taøu
    Boä hoà sô naøy ñöôïc noäp cho Haûi Quan ñoái chieáu neáu noù laø haøng cont, neáu laø haøng kho thì noäp cho Haûi Quan tröïc tieáp quaûn lyù kho. Haøng chuyeån cöûa khaåu thì phaûi baám seal Haûi Quan. tröôøng hôïp haøng cont nhöng giao nguyeân cont thì duøng seal coái, haøng leû chuyeân chôû baèng xe chuyeân duïng thì duøng seal daây nhöïa, hieän nay caùc Chi cuïc Haûi Quan gaàn nhö khoâng coøn duøng seal daây nhöïa nöõa maø chuyeån sang duøng daây theùp. Seal daây chì 5000/seal, seal coái 20000/seal, seal daây theùp 10000/seal.
    Ngoaøi ra coøn coù seal giaáy 2000/seal nhöng chæ duøng ñeå nieâm phong caùc phong bì chöùa tôø khai vaø ñôn ñeà nghò chuyeån cöûa khaåu, ngoaøi ra seal naøy coøn duøng nieâm phong haøng nhoû soá löôïng ít, maø haøng vaän chuyeån khoâng phaûi baèng xe chuyeân duïng nhö vaän chuyeån baèng xe maùy khi Doanh nghieäp yeâu caàu thì coù theå ñöôïc nieâm phong baèng seal giaáy nhöng cuõng raát ít söû dung. Neáu haøng chuyeån cöûa khaåu nhöng mieãn kieåm thì khoâng caàn baám seal.
    Haøng chuyeån cöûa khaåu thì böôùc gía thueá vaø kieåm hoaù coù khoaûng caùch thôøi gian daøi hôn haøng ñaêng kí tröïc tieáp, vì phaûi coù thôøi gian thöïc hieän chuyeån cöûa khaåu.
    Gioáng nhau:
    Cuõng qua caùc böôùc thuû tuïc haûi quan nhö quy ñònh, cuõng tieán haønh in phieáu giao nhaän cont hoaêc phieáu xuaát kho nhö haøng bình thöôøng.
    PHẦN IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO NHẬN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH MARINE SKY LOGISTICS
    I. Nhận xét chung về quy trình giao nhận hàng hóa tại Công ty TNHH Marine Sky Logistics.
    1. Thuận lợi
    Công ty MSL có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình là lợi thế cạnh tranh cho công ty.Họ luôn hoàn thành công việc với tinh thần trách nhiệm cao,góp phần to lớn trong việc nâng cao uy tín cho công ty.
    Cơ cấu phân bổ hợp lý mỗi phòng ban thực hiện mọi công việc khác nhau qua đó dể hỗ trợ trực tiếp nhau làm hàng tạo ra kết quả như mong muốn, đem lại uy tín cho công ty để khách hàng tín nhiệm
    Với bề dày kinh nghiệm và mối quan hệ với nhiều hãng tàu, giúp cho Công ty có được giá cả cạnh tranh để từ đó hỗ trợ ho nhân viên sales khi tìm kiếm khách hàng đem lợi nhuận về công ty.
    Công ty thường xuyên đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên nên mỗi người tiếp thu nhanh chóng, nắm rõ vấn đề để trình bày với khách hàng tạo nên sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng tới MSL.
    Có được mối quan hệ,kết hợp chặt chẽ giữa các nhân viên,giữa các nhân viên với nhau trong công ty từ xuất nhập khẩu đến bộ phận kế toán và bộ phận Marketing.bộ phận giao nhận là những nhân viên trẻ,năng động,nhiệt tình.
    Do nhập nhiều lô hàng giống nhau nên tạo thuận lôi hơn trong công tác tiếp xúc với hải quan dễ hoàn thành thủ tục hải quan một cách nhanh chóng.
    Mối quan hệ rộng rãi của Ban Giám Đốc cùng khả năng giao tiếp của đội ngũ marketing cũng là một lợi thế lớn hỗ trợ cho công tác kinh doanh đạt hiệu quả cao.
    Mục tiêu trong kinh daonh của công ty là hiệu quả năng suất và chất lượng bao gồm cả những yếu tố giữ chữ tín với khách hàng trong và ngoài nước.Mặc dù gặp những khó khăn khi khai thác thị trường mới,vốn sử dụng không lớn,các cơ chế làm ăn còn nhiều thủ tục,sự cạnh tranh quyết liệt của các đơn vị trong nước với nhau công ty vẫn cố gắng khắc phục và đạt được những bước tiến đáng kể thể hiện rõ ràng vai trò và vị trí của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
    Công ty đang duy trì mức lương hợp lý và các khoản ưu đãi để nhân viên yên tâm công tác ,có mức thưởng xứng đáng cho những nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc được giao.
    2. Khó khăn
    Nguồn tài chính không chỉ là một vấn đề khó khăn cho MSL mà đối với tất cả mọi doanh nghiệp.
    Công ty không có đội xe chở hàng, điều này gây nhiều khó khăn cho công ty trong việc kết hợp nhận hàng và giao hàng, vì khi nhân viên giao nhận làm hàng xong thì phải thuê xe ngoài để chuyên chở làm tốn thêm chi phí và phụ thuộc thời gian gây chậm trễ trong việc giao hàng làm mất uy tín công ty.
    Cán bộ hải quan không tích cực trong công việc vẫn còn trong tình trạng quan liêu,tự cho phép thời gian nghĩ trong giờ làm việc,do cán bộ hải quan ít mà có nhiều bộ chứng từ nên làm khó dễ và mất nhiều thời gian hơn trong việc chờ đợi đăng ký bộ chừng từ và nhận hàng.
    Hoạt động marketing của công ty chưa mở rộng và sự cạnh tranh trên thương trường ngày càng gay gắt.
    Đối với công tác hải quan vẫn còn chi những khoản tiền tiêu cực phí cho nhân viên hải quan và nhân viên cảng trong quá trình làm thủ tục hải quan nên làm giảm lợi nhuận và dễ làm hư hỏng những nhân viên trực tiếp thực hiện mà không trung thực do kê khai vượt quá số tiền đã chi ,việc này lãnh đạo công ty rất khó kiểm soát.


    3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa cho công ty
    Giao nhận ngoại thương là ngành dịch vụ có tính chất thay đổi thường xuyên về các cơ chế, đòi hỏi người làm giao nhận phải là người có kinh nghiệm về nghiệp vụ và khả năng tạo được sự gắn kết từ các khâu chứng từ, khai hải quan và bộ phận giao nhận, cũng như khả năng ứng biến giỏi với sự thay đổi đó. Nhân viên MSL tuy vững về nghiệp vụ nhưng với tình hình thị trường và nhu cầu thay đổi cao đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải linh hoạt nắm bắt , để hướng tới sự phát triển lâu dài, công ty cần phải không ngừng nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên của mình bằng việc tổ chức học các lớp về nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, giao tiếp khách hàng, đào tạo thêm cho nhân viên kinh doanh về luật pháp.
    Ngoài ra, để phục vụ cho phương hướng phát triển mới của công ty là chuyên trách từng mảng trong quy trình nghiệp vụ giao nhận, chuyên môn hóa từ khâu chứng từ, thủ tục hải quan tới bàn giao hàng hóa cho khách hàng.Thì trong thời gian tới, bên cạnh việc nâng cao năng lực làm việc cho đội ngũ nhân viên hiện có, công ty cần bổ sung nguồn lực đang còn thiếu hiện nay như đội ngũ sale và nhân viên giao nhận nâng cao về số lượng .
    Có như vậy thì nguồn năng lực của công ty mới phát triển về lượng cũng như về chất, hạn chế được tình trạng “nghẽn tắc” chậm trễ trong công việc cũng như những điều phàn nàn của khách hàng , đối tác về công tác làm việc của nhân viên trong công ty.
    Công ty phải luôn chú trọng chất lượng dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh: Hiện nay vẫn còn nhiều những khó khăn, sự ra đời của các công ty dịch vụ xuất nhập khẩu dẫn đến cạnh tranh khốc liệt nên thị trường kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu rất phức tạp, và nguy cơ mất khách hàng . Vì vậy MSL tìm ra cho mình một giải pháp đó là:
    Đặt chất lượng dịch vụ với chi phí cạnh tranh, luôn luôn tiến hành giao nhận hàng nhanh chóng. Am hiểu các thông tư, quyết định của các bộ ngành có liên quan đến xuất nhập khẩu để tư vần cho khách hàng một cách tốt nhất.
    Trong tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường giao nhận kho vận như hiện nay, muốn tồn tại và phát triển thì tăng cường thu hút khách hàng mới và tiềm năng, giữ mối quan hệ tốt với khách hàng quen thuộc là một giải pháp hữu hiệu để củng cố, tăng cường vị thế, và giữ vững mức lợi nhuận an toàn cho công ty. Do đó, Công ty MSL cần có những gói dịch vụ ưu đãi, phù hợp với từng đối tượng khác nhau.
    Với phương châm “ Đoàn kết là sức mạnh”,Công ty MSL luôn đưa ra một mục tiêu và nhiệm hàng đầu vì khách hàng , xây dựng hình ảnh trên thị trường trong nước cũng như Quốc tế, bắt tay hợp tác với các công ty khác để tạo lện mạng lưới logistics . Có chính sách khen thưởng hợp lý để khuyến khích tinh thần làm việc
    II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giao nhận tại Công ty TNHH MARINE SKY.
    § Mở rộng thêm thị trường và cung cấp các dịch vụ với chất lượng cao để nâng cao thêm lợi nhuận cho công ty. Thị trường của công ty không nên chỉ tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận mà còn nên mở rộng ra các tỉnh khác xa hơn nữa.
    § Thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường, giá cả sao cho vừa đảm nhận được tính cạnh tranh vừa đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty góp phần tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài và lòng tin đối với khách hàng.
    § Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ dẫn đến việc các công ty đua nhau giới thiệu về mình trên Internet, do đó khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về các công ty này. Thường xuyên quảng bá hình ảnh của công ty đến với khách hàng thông qua mạng Internet với webside của công ty nhằm mang tên tuổi của công ty đến với nhiều khách hàng hơn cũng như hình ảnh của công ty sẽ được nhiều doanh nghiệp biết đến hơn.
    § Cần có chính sách quản lý và điều hành nhân sự hợp lý, hiệu quả, luôn phát huy và duy trì chính sách thưởng phạt thích đáng nhằm khuyến khích, động viên tinh thần phát huy tối đa năng lực ở mỗi nhân viên. Có mức lương thích đáng, chế độ đãi ngộ hợp lý để giữ chân những nhân viên có năng lực lại công ty.
    § Đẩy mạnh hoạt động Marketing của công ty hơn nữa: Đây là bộ phận quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng mới cho công ty. Thường xuyên nghiên cứu thị trường, nắm bắt được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và tìm mọi giải pháp để làm hài long khách hàng trong môi trường cạnh tranh cao như hiện nay nhằm tạo lòng tin cũng như khẳng định vị thế của mình trong lòng khách hàng cũng như trên thị trường. Nắm được những điểm mạnh, điểm yếu của mình cũng như của các đối thủ cạnh tranh để từ đó có những biện pháp nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu còn tồn tại.
    § Thiết lập sơ đồ quy trình công việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận, từng phòng ban. Các nhân viên của công ty trong quá trình làm việc phải nghiên cứu và đưa ra quy trình làm việc cụ thể, hợp lý và đưa lên giám đốc duyệt và cho áp dụng rộng rãi trong công ty nhằm đạt được hiệu quả cao nhất
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...